Tiết 23 luyện tập học 9

Hóa 9 bài 23: Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt - Hóa học 9 bài 23 - VnDoc.com

vndoc.com

Thông báo Mới

    • Học tập
    • Giải bài tập
    • Hỏi bài
    • Trắc nghiệm Online
    • Tiếng Anh
    • Thư viện Đề thi
    • Giáo Án - Bài Giảng
    • Biểu mẫu
    • Văn bản pháp luật
    • Tài liệu
    • Y học - Sức khỏe
    • Sách

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12

VnDoc.com Học tập Lớp 9 Hóa 9 - Giải Hoá 9

Hóa 9 bài 23: Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt

Hóa học 9 bài 23

13 5.552

Bài viết đã được lưu

Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt

Hóa 9 bài 23: Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt được VnDoc biên soạn là bài thực hành số 3 hóa 9. Nội dung bài thực hiện hướng dẫn các bạn học sinh làm thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt.

>> Bài trước đó: Hóa học 9 Bài 22 Luyện tập chương 2 Kim loại

I. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo.

Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.

Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.

II. Dụng cụ hóa chất 

1. Dụng cụ

Đèn cồn, muỗng lấy hóa chất, bìa cứng [hoặc công tư hút], kẹp gỗ [hoặc giá thí nghiệm], muỗng lấy hóa chất, bát sứ

2. Hóa chất.

Bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh, kim loại nhôm, kim loại sắt, dung dịch NaOH,...

III. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành bài 23 hóa 9

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi

Các tiến hành: 

  • Lấy một ít bột nhôm vào tấm bìa cứng [hoặc công tơ hút].
  • Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.

Quan sát hiện tượng, cho biết trang thái, màu sắc chất tạo thành.

Hiện tượng:

Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.

Giải thích:

Vì xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.

Trong PƯHH nhôm đóng vai trò là chất khử.

Phương trình hóa học:

4Al + 2O2 2Al2O3

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.

Cách tiến hành: 

Lấy 2 thài nhỏ hỗn hợp bột sắt, lưu huỳnh theo tỉ lệ mFe : mS = 7:4 [hoặc 1:3 về thể tích]

Đun nóng ống nghiệm chứa hốn hợp trên ngọn lửa đèn cồn đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra

Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành có màu đen [không bị nam châm hút].

Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

Fe + S FeS

Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn.

Cách tiến hành: 

Lấy một ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm [1] và [2]

Nhỏ 1-2 ml dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm [1] và [2]

Quan sát hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm

Hiện tượng:

Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.

Kết luận:

Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. Ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe => ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.

Chủ Đề