Tiết gia tiểu nương tử review năm 2024

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

“A Thụ, lỗ tai của đại ca nghe được, chỉ có thể nhìn hình dáng môi của chúng ta khi phát mới biết chúng ta gì, ban đầu chắc chắn rất khó nhìn kịp, vì vậy chúng ta phải chậm chút để đại ca có thể nhìn , có phải ?” Nàng cúi đầu lại gần bên , kiên nhẫn .

Tiết Thụ động đậy trong chăn, “Ta biết, nhưng ta phải tức giận vì điều này.”

Diệp Nha cười trộm, “Là bởi vì ta trừng mắt với chàng nên chàng vui sao? Nhưng chàng cũng trừng lại ta mà, A Thụ, có phải chàng thích ta ?” Bởi vì giọng điệu làm nũng của , xấu hổ ban nãy của Diệp Nha dần biến mất, nàng muốn đùa giỡn với đại nam nhân như , nhìn xem, vẫn y như đứa bé vậy.

“Ta thích nương tử!” Tiết Thụ lập tức ném chăn ra, xoay người liền ôm Diệp Nha vào ngực.

Diệp Nha nhìn thoáng qua cửa phòng, nghe thấy động tĩnh bên ngoài nên mặc ôm, vươn tay vuốt thẳng nếp nhăn xiêm y của , giọng : “Nếu thích ta, vậy chàng còn tức giận cái gì?”

Tiết Thụ nhìn chằm chằm đôi môi hồng căng mọng của nàng, nuốt ngụm nước bọt: “Nương tử, đêm nay nàng cho ta tiến vào , ta giận nữa.” lâu được làm, rất muốn.

Diệp Nha trừng mắt , người này là, ngày đó ở núi dằn vặt nàng lâu như vậy, mới mấy ngày thôi, lại muốn nữa sao?

“Nương tử, sao môi nàng đỏ vậy? Giống như bị ai hôn.” Tiết Thụ càng xem càng thấy kỳ quái, môi nương tử bình thường chỉ hồng hồng thôi, chỉ khi nào bị hôn hoặc lúc vừa mới ăn xong mới có thể hồng nhuận như vậy. Nhưng lúc nãy đâu có hôn nàng, lẽ nào nương tử lén ăn vụn đồ ăn?

Trong lòng Diệp Nha giật mình, chột dạ cúi đầu vào ngực , muốn bồi thường: “Đừng bậy! Chàng đừng giận nữa, đêm nay cho chàng...”

Nghe nàng như vậy, Tiết Thụ nhất thời vui sướng, làm gì còn tâm tư suy nghĩ vì sao môi nương tử lại đỏ như vậy, bàn tay to xốc dưới nách Diệp Nha, muốn ôm người lên giường: “Nương tử, trời còn sớm, chưa tới giờ ăn đâu. Hay chúng ta ngủ trước chút nha?”

Diệp Nha lật đật giữ chặt thành giường, nhéo cái: “Đừng làm bậy! Xiêm y của tam đệ còn chưa may xong, chỉ còn bên tay áo nữa thôi. Chàng ngủ , để ta làm cho xong luôn.” Sao có thể làm chuyện này giữa ban ngày ban mặt chứ!

Tiết Thụ đau đến nhe răng, cam tâm ôm chặt người vào ngực, hôn cho , sau đó mới lưu luyến buông tay để Diệp Nha làm việc.

--------

/*Tác giả ra suy nghĩ của mình:*/

Độc giả: Ngươi muốn gì?

Giai Nhân: dám , sợ bị đánh...

Độc giả: Rốt cuộc là cái gì?

Giai Nhân: Các ngươi thử đoán xem?

Độc giả: Ngươi có tin chúng ta lấy gạch ném ngươi !!!

Ngốc thụ: được ném mẹ ruột! Mẹ ruột thấy ta lâu rồi được ăn thịt, muốn cho ta ăn thịt đó! [ Ta mới là con rể mẹ thương nhất, nhưng chỉ sợ các ngươi thích ta, lúc cho ta ăn thịt lúc nào bà ấy cũng phải quan sát xung quanh kỹ lưỡng!]

Lão đại: Mười lăm trăng sáng mười sáu trăng tròn, nhị đệ ăn xong lập tức đến lượt ta... [Ta phải suy nghĩ địa điểm và tư thế chút, hai đệ đệ đều ở nhà, có chút khó khăn!]

Lão tam: Ha ha, bởi vì muốn cho các ngươi ăn thịt nên mới lấy y phục mùa đông của ta làm bia đỡ đạn sao? Ta muốn tạo phản, đừng ai ngăn cản ta!!

Một bộ điền văn không dài lắm, 95 chương chính văn, nhưng cũng đủ dài để người đọc có đủ thỏa mãn với những tình tiết trong truyện. Đây là bộ đầu tiên mình đọc của Nữ vương không ở nhà [một bộ nữa của tác giả là Tiểu nương tử nhà săn bắn] và thật sự ấn tượng với cách tác giả xây dựng nhân vật cũng như tình huống truyện.

Nhân vật chính trong truyện là A Phúc, cái tên không mấy ấn tượng hay hoa mỹ, vì đơn giản A Phúc chỉ là một nha hoàn phòng thêu trong hầu phủ. Nhưng A Phúc, người cũng như tên, là một tiểu nha hoàn có “phúc”.

A Phúc dung mạo bất quá chỉ được coi là thanh tú, nhưng dáng người lại phổng phao, chỉ mới 15 mà dáng người đã hơn hẳn các thiếu nữ cùng tuổi, bởi vậy nàng nghiễm nhiên ở trong tầm ngắm của Nhị lão gia háo sắc. Nhưng A Phúc không muốn làm thiếp, lão già kia tuổi đáng làm cha nàng, làm sao nàng có thể gả cho hắn. Trở thành thiếp, trở thành một nửa chủ tử thì sao chứ, A Phúc nhất quyết không chịu!

Mở đầu truyện là hình ảnh A Phúc khóc lóc thảm thiết chạy ra khỏi phòng Nhị Phu nhân, bà vừa đề nghị nàng làm thiếp cho phu quân mình, dĩ nhiên A Phúc không chịu, luôn miệng kêu gào thảm thiết, đúng lúc này thì nghe tiếng Thường Hiên – con trai Thường quản sự ở trên cây vọng xuống. Hai người trò chuyện một hồi, Thường Hiên tốt bụng khuyên nàng tìm người yêu liều mạng gạo nấu thành cơm để thoát kiếp làm thiếp, không ngờ … gậy ông đập lưng ông =]]]. A Phúc vừa nghe Thường Hiên nói thì còn lờ mờ, nhưng đúng lúc có mama đi tới, nàng nhanh trí liều mạng cởi áo khoác ngoài ôm cổ Thường Hiên kêu gào:

“Huynh không thể bỏ đi như vậy được!!!!” =]]]]]]]]]

Và rồi chuyện gì đến cũng phải đến, nô tài và nha hoàn tư thông, suýt chút nữa là xảy ra chuyện lớn. Nhưng nhờ Tam thiếu gia – người Thường Hiên theo hầu từ nhỏ, cùng Thường quản sự cầu xin, cuối cùng Nhị lão gia cúng nén giận, mọi chuyện lắng xuống, A Phúc cũng gả cho Thường Hiên ! Mọi chuyện coi như từ đây mới bắt đầu!

Cuộc sống hai vợ chồng rất bình yên, tận hưởng cảm giác tân hôn hạnh phúc cũng như tình thú của tuổi trẻ. Thường Hiên là một người rất tốt bụng, bị vu oan như thế nhưng trong lòng vẫn nghĩ cho A Phúc, hắn quyết định lấy nàng, vì nàng không còn con đường nào để đi nữa. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy Thường Hiên hơi ngờ nghệch, ngốc nghếch, nhưng đối với một nô tài như hắn, lấy một nha hoàn như A Phúc làm vợ cũng không có gì ngược đãi bản thân, huống hồ gì cứu một mạng người còn hơn xây tháp bảy tầng, hắn chỉ là một nô tài, hắn từ nhỏ đã được dạy dỗ để biết rõ thân phận như vậy.

Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở cuộc sống hạnh phúc đó, Nhị lão gia vẫn ngày ngày lăm le tiểu nương tử nhà con trai quản sự, đến đại thiếu gia cũng không thể kìm lòng yêu thích tiểu nương tử đáng yêu này. Phận nô tài, A Phúc chỉ có thể cam chịu mà tìm cách tránh né. Lúc này, tuyến nhân vật phụ nổi lên đóng vai trò quan trọng, A Phúc bị vu oan giá họa câu dẫn đại thiếu gia. A Phúc phủ nhận, nhưng kiếp nha hoàn thấp cổ bé họng như nàng, ai có thể tin nàng đây? Đến Thường Hiên – người chồng đầu gối tay ấp cũng không tin nàng, nàng có thể làm gì? A Phúc tuyệt vọng. Đọc đoạn này, bạn có thể trách Thường Hiên, tại sao hắn lại không thể tin tưởng vợ mình, tại sao hắn lại đối xử với vợ mình như vậy? Nhưng rõ ràng ở đây, tác giả đã xây dựng tình huống và tâm lí nhân vật rất đúng. Thường Hiên rất đau khổ, hắn rất yêu vợ, nhưng làm sao hắn có thể tin? Hắn chỉ là một tên nô tài thấp bé, hắn có cái gì để vợ hắn một lòng đi theo hắn? Đại thiếu gia có tất cả mọi thứ, thiếu gia có thể cho A Phúc vinh hoa phú quý, có thể cho nàng lên làm chủ tử, thoát kiếp nô tài, còn hắn thì không! Hắn sinh ra đã là nô tài, và sẽ vẫn mãi là nô tài cho đến cuối đời!

Có lẽ đây chính là cao trào cho đoạn tình cảm của A Phúc và Thường Hiên, giúp hai người nhận rõ tình yêu dành cho nhau, chứ không còn chỉ là nghĩa vợ chồng nữa. Sau khi hiểu lầm được giải tỏa, A Phúc và Thường Hiên chuyển ra ngoài sống, Thường Hiên bắt đầu làm quản sự cho cửa hàng, hắn là một người thông minh, học hỏi rất nhanh, chỉ vì trước giờ sống trong kiếp nô tài mà phải thu mình lại, giờ đây tài năng vốn có của hắn có dịp thể hiện, hắn vươn mình rất nhanh, tuy có lúc cũng vấp phải những thất bại lớn, nhưng với vợ con bên mình, hắn vượt qua và dần trưởng thành, trở thành một đại quản sự. A Phúc ở bên phu quân, làm điểm tựa cho hắn, cũng tựa vào hắn, hai người cùng vượt qua nhiều sóng gió, cuối cùng cũng thoát kiếp nô tài, tìm được hạnh phúc cho mình.

“Kỳ thật người đàn ông này ban đầu chỉ là chiếc thuyền con, nàng chỉ là lục bình xuôi dòng nước chảy vội vàng leo lên nó. Có ai ngờ chiếc thuyền nhỏ này lại theo sóng gió dần dần trưởng thành, chớp mắt đã thoát thai hoán cốt trở thành một chiếc thuyền lớn. Thuyền lớn không sợ sóng gió, thuyền lớn cũng sẽ trước sau đung đưa, nhưng cho dù có trải qua biển khơi thế nào, nàng đều biết nó sẽ dẫn dắt nàng đi qua mưa gió.”

oOo

Trong tuyến nhân vật phụ, tuy không được xuất hiện nhiều nhưng người mình muốn nói đến nhất là Thường Quản sự – cha của Thường Hiên. Thường quản sự là một người đã trải qua bao nhiêu sóng gió cuộc đời nên lúc nào cũng trầm ổn, có thể thấy ông là một bản sao trưởng thành của Thường hiên, Thường Hiên tốt bụng, giỏi giang như thế nào, tất cả là do cha hắn dạy. Lúc nhỏ Thường Hiên vốn đã thông minh vượt trội, nhưng ông dạy con trai hãy biết thu mình, cho dù tự trách đã kìm hãm con trai, nhưng ông cho rằng đó là cách tốt để con có thể tồn tại trong xã hội này.

Thường quản sự cũng là một người cha chồng nhân từ, ông không trách con dâu vu oan cho con trai, mà chỉ gật đầu ủng hộ con trai tự quyết định cuộc đời. Đó âu cũng là một cách dạy con đúng đắn, ông không can thiệp vào cuộc sống của con, mà chỉ hướng con vào những điều đúng đắn, ông cũng thương xót tiểu nha hoàn nhỏ bé, cũng thân phận nô tài, cũng kiếp sống lầm lũi, vậy thì tại sao ông lại phản đối chúng gần gũi nhau, chăm sóc nhau?

Nhưng có lẽ đem đến ấn tượng cho mình về Thường quản sự có lẽ là sự chung tình của ông. Từ khi vợ mất, ông ở vậy nuôi con, cho dù có một người phụ nữ trẻ như Nhạc phu nhân luôn kề cận, giúp đỡ, ông cũng chỉ cảm kích chứ không hề động lòng. A Phúc và Thường Hiên muốn cha tái giá, nhưng trong lòng ông chỉ có người vợ đã mất, ông cố chấp như vậy, duy chỉ vì một chữ tình.

Cuối truyện khi ông xuôi về Giang Nam để tìm mộ vợ thì gặp nạn, sau đó thì được cứu và sau đó thì ân nhân gởi gắm cuộc đời con gái cho ông. Ở đoạn này, tác giả đã có ý định để ông đi bước nữa nhưng vấp phải quá nhiều sự phản đối nên đoạn sau lại chỉnh sửa lại, giữ nguyên hình tượng một Thường quản sự chung tình như thế. Dù sao đó cũng là kết thúc mà tác giả lựa chọn cho nhân vật này, nhưng dù Thường quản sự có tái giá đi chăng nữa, tin rằng tình yêu của ông với vợ vẫn mãi không thay đổi, cho dù có lấy vợ khác, đối với người kia ông chỉ là sự cảm kích, báo ân mà thôi, vậy thì tại sao không cho ông được có cơ hội có người bầu bạn mà phải cô đơn với nỗi nhớ thương người vợ đã mất tới cuối đời?

oOo

Các tuyến nhân vật phụ như Nhị thiếu phu nhân, nhân vật xuyên không duy nhất của truyện với cuộc đời đau khổ và mối tình với Nhị thiếu gia cũng rất cảm động, hy vọng tác giả sẽ viết một bộ về hai nhân vật này, có ngược cũng được, mình sẽ quyết ý theo. Các nhân vật khác như Tĩnh nha đầu, Bình Nhi, Liễu Nhi cũng đóng một vài trò không nhỏ, cả câu chuyện về Hoa Nghênh Xuân – nha hoàn phòng thêu như A Phúc cũng được tác giả khéo léo thêm vào giữa những cao trào của đoạn truyện. Cuộc đời Hoa Nghênh Xuân như một bản đối lập với A Phúc, góp phần làm nổi bật và có tác dụng so sánh cùng suy ngẫm rất nhiều.

Một bộ truyện khá hay, cảm động và gieo trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Cách xây dựng nhân vật [từ tuyến nhân vât chính đến nhân vật phụ] đều khá hoàn hảo, tuy có một vài đoạn giải quyết không triệt để nhưng cũng đã thỏa mãn người đọc. Một bộ điền văn đáng đọc!

Chủ Đề