Tiêu chuẩn thiết kế trường cao đẳng đại học

Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế trường đại học không chỉ cần thiết cho những đơn vị trong ngành mà còn góp phần đem đến cho xã hội những mô hình giáo dục hiện đại, phù hợp với điều kiện kinh tế của quốc gia và bắt kịp xu hướng tiên tiến trên toàn thế giới. Vậy những tiêu chuẩn ấy là gì và được quy định như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia Nội Thất Miền Bắc tìm hiểu ngay sau đây.

Tiêu chuẩn áp dụng cho việc thiết kế cải tạo, thiết kế mới cho các công trình trường đại học trong phạm vi toàn nước Việt Nam, căn cứ theo văn bản ban hành của Bộ Xây dựng số TCVN 3981:1985. Giờ thì chúng ta cùng tìm hiểu ngay thôi!

Lưu ý: Với những trường học mang tính đặc thù riêng như: quân đội hay nghệ thuật,… sẽ có các tiêu chuẩn xây dựng [TCXD] đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền đồng ý.  


VINUNI – trường đại học đẳng cấp quốc tế. Ảnh: Internet

1. Tiêu chuẩn về tổng thể kiến trúc

Một trường Đại học dù đông hay ít sinh viên cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc với đầy đủ các khu vực sau:

  • Khu học tập và các cơ sở nghiên cứu khoa học
  • Thư viện, hội trường
  • Khu thể dục thể thao
  • Khu ký túc xá sinh viên 
  • Khu nhà ở của giảng viên và cán bộ công nhân viên
  • Khu công trình kĩ thuật bao gồm: trạm bơm, trạm biến thế, xưởng sửa chữa, kho tàng và nhà để xe ô tô, xe đạp.

Mặt bằng được chọn để xây dựng trường đại học phải rộng thoáng, cao ráo, đảm bảo sự yên tĩnh, không bị chấn động, nhiễu loạn từ khói độc và hơi độc. Bên cạnh đó, phải có đường giao thông thuận tiện, điều kiện cung cấp điện nước, thông tin liên lạc, internet,… tốt nhất. 

2. Tiêu chuẩn thiết kế khu giảng đường đại học 

Giảng đường là một căn phòng lớn, thực hiện chức năng giảng dạy, học tập của của các trường đại học, cao đẳng. Bởi vậy, khi thiết kế không gian này phải hết sức chú ý. 

2.1. Tiêu chuẩn thiết kế không gian giảng đường

Điều kiện mặt bằng, tiêu chuẩn chuyên ngành của mỗi trường Đại học không giống nhau, nhưng về cơ bản thiết kế giảng đường cần đáp ứng những yêu cầu chung sau đây:

Thứ nhất, không gian thoáng rộng, có nhiều hơn 1 lối ra vào. Lý do là vì: Giảng đường thường có sức chứa lớn, có những phòng tương đương với một hội trường lớn. Số lượng người đông, nếu không gian chật chội sẽ khiến sinh viên cảm thấy mệt mỏi, khiến căn phòng gặp phải vấn đề về âm thanh khả năng tiếp thu bị giảm, chất lượng buổi học không tốt. 


Sắp xếp bàn ghế giảng đường đại học hình vòng cung. Ảnh: Internet

Thứ hai, bố trí bàn ghế: Bàn ghế trong giảng đường có thể sắp xếp theo 2 cách: kiểu hàng thẳng hoặc kiểu vòng cung. Chúng có thể cùng nằm trên một mặt bằng bằng phẳng hoặc xếp theo kiểu bậc thang, từng tầng cao dần lên. 

Theo tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 3981:1985 về thiết kế giảng đường Đại Học, số lượng mỗi dãy tối đa 12 – 14 ghế [có 2 lối ra vào] hoặc 6 – 8 ghế [nếu chỉ có duy nhất 1 lối ra vào]. 

2.2. Tiêu chuẩn thiết kế nội thất giảng đường

Thiết kế nội thất lớp học, giảng đường cho trường Đại học đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng đầy đủ: ghế hội trường, bàn học, bàn giảng viên, bục giảng, bảng,… 

a. Bàn ghế giảng đường: 

Thiết kế giảng đường đại hiện hiện nay phổ biến với hai mô hình kiểu lớp học và hội trường. Mỗi kiểu có cách sắp xếp khác nhau, quy chuẩn về diện tích và khoảng cách cũng không giống nhau.

Trong bảng dưới đây chúng tôi đưa ra những con số hợp lý nhất cho diện tích 1 chỗ ngồi:

STT TÊN GIẢNG ĐƯỜNG – LỚP HỌC DIỆN TÍCH 1 CHỖ NGỒI [m2]
1 Giảng đường 500 chỗ ngồi 0,9
2 Giảng đường 400 chỗ ngồi 1
3 Giảng đường 200 - 300 chỗ ngồi 1
4 Giảng đường 150 chỗ ngồi 1,2
5 Giảng đường 100 chỗ ngồi 1,3
6 Lớp học 50 – 75 chỗ ngồi 1,5
7 Lớp học 25 chỗ ngồi 2,2
8 Lớp học 12 – 25 chỗ ngồi [có thiết bị dạy và kiểm tra] 3
9 Giảng đường nghệ thuật, sân khấu 200 – 300 chỗ 1,8

Diện tích cho 1 chỗ ngồi không vượt quá kích thước đã cho


Không gian lớp học có sức chứa lớn. Ảnh: Internet

Các khoảng cách cần chú ý:

  • Khoảng cách giữa bàn trên và bàn dưới [trong cùng một dãy]: Tối thiểu là 70cm. 
  • Khoảng cách giữa các dãy bàn trong giảng đường không quá 50 chỗ: Tối thiểu là 60cm. 
  • Chiều cao bàn: 75cm [tính từ chân đến mặt ghế].
  • Chiều cao ghế: 45cm [tính từ chân đến mặt ghế].
  • Khoảng cách lý tưởng giữa các dãy ghế tính từ lưng ghế trước đến lưng ghế sau tối thiểu là 90cm [thiết kế giảng đường kiểu hội trường]. 

Xu hướng thiết kế giảng đường kiểu phòng hội trường ngày càng phổ biến và được ưa chuộng. Đây là mô hình thiết kế theo tiêu chuẩn nước ngoài, kiến tạo môi trường giáo dục hiện đại, năng động giúp sinh viên xây dựng tính tự giác và cởi mở hơn. 

Ngay cả với mô hình lớp học, nhiều trường cũng áp dụng giải pháp 1 bàn – 1 ghế đi liền với nhau, vừa đề cao tính cá nhân vừa tạo môi trường tự do, kích thích sự sáng tạo của sinh viên. Kiểu thiết kế và tổ chức này rất được đón nhận tại các trường đại học chuyên về nghệ thuật, đại học bách khoa, kinh tế hay công nghệ thông tin,… 

Ghế ngồi phải thiết kế kiểu dáng đúng tiêu chuẩn. Chọn các mẫu ghế bọc đệm êm ái, mang đến cảm giác thư thái, dễ chịu, đảm bảo tư thế ngồi thoải mái nhất. 

b. Bục giảng:

Bục giảng chính là sân khấu, là sàn diễn của các giảng viên. Những món đồ nội thất được đặt tại khu vực này chính là phương tiện để các thầy cô thực hiện sứ mệnh truyền tải tri thức của mình. Chúng bao gồm: bàn ghế, bảng [hoặc màn hình].


Khoảng cách bục giảng hợp lý cho phòng học nhỏ. Ảnh: Internet

Bục giảng lớp học thường được xây từ gạch và được ốp gạch men cao cấp. Còn bục giảng cho các giảng đường lớn thường làm bằng gỗ công nghiệp chống ẩm, phủ sơn PU công nghệ cao. Chiều cao trung bình của bục giảng giống nhau: 25 – 35cm

Bảng viết hay màn hình là phương tiện hỗ trợ quan trọng cho công việc giảng dạy. Theo quy chuẩn quốc gia, diện tích mặt bảng nhỏ nhất là:

  • 5m2 đối với giảng đường 50 - 75 chỗ ngồi
  • 7m2 với giảng đường 160 - 150 chỗ ngồi
  • 10m2 đối với giảng đường 200 chỗ hoặc lớn hơn.

Chú ý:

  • Khoảng cách giữa bàn giáo viên với bảng đen: tối thiểu là 90cm
  • Khoảng cách từ bảng đen tới hàng ghế đầu: Tối thiểu là 200cm
  • Khoảng cách từ màn ảnh tới lưng tựa của hàng ghế đầu tiên: 300cm

c. Tiêu chuẩn về âm thanh và ánh sáng:

Một số lưu ý về ánh sáng mà các KTS cũng như chủ đầu tư khi thiết kế không gian giảng đường đại học cần phải đạt được:

  • Độ rọi đảm bảo trong khoảng 300 – 500 lux [Lux là đơn vị tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên một bề mặt cụ thể, 1 Lux = 1 Lumen/m²].
  • Bố trí các dãy đèn song song với hướng nhìn từ cửa để hạn chế lóa mắt. Các dải chiếu sáng nên bố trí chiếu trực tiếp từ trên trần xuống. 
  • Số lượng đèn đảm bảo độ rọi tiêu chuẩn với mật độ công suất tiêu thị điện dưới 10W/m2. 
  • Theo tiêu chuẩn xây dựng giảng đường phải có hướng đẹp, đón được nhiều ánh sáng tự nhiên. Bố trí nhiều cửa sổ để tận thu ánh sáng tốt nhất. 


Giảng đường thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Ảnh: Internet

Thiết kế âm thanh đảm bảo phù hợp với không gian, diện tích phòng. Tốt nhất bạn hãy nhờ sự tư vấn của các đơn vị cung cấp âm thanh chuyên nghiệp để lựa chọn loa, mic hợp lý tránh âm thanh quá vang hoặc quá nhỏ. 

Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải có phương án xử lý hiện tượng phản âm, dội ngược âm, như: trang bị màng chống tạp âm, hệ thống vách cách âm và tiêu âm cao cấp.

Bên cạnh những tiêu chuẩn chủ đạo trên, khi thiết kế bạn cũng phải lưu ý đến các quy định về PCCC [phòng cháy chữa cháy] và lối thoát hiểm. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sinh viên, giảng viên và đội ngũ nhân viên nhà trường. 

Bạn có thể lên mạng tìm kiếm ý tưởng thiết kế giảng đường hiện đại và mới lạ như: Giảng đường trường Đại học FPT, Y Hà Nội, Hust, Đại học Hoa Sen,… 

3. Tiêu chuẩn thiết kế thư viện của trường đại học, cao đẳng

Thư viện là một trong những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng khi thiết kế trường học và nếu bạn muốn xây dựng một trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc gia, thậm chí là quốc tế. 

Theo quy định từ Cơ quan có thẩm quyền, thư viện trường đại học phải thiết kế kế số lượng đáp ứng 100% tổng số sinh viên, 100% nghiên cứu sinh hệ dài hạn, giáo sư, cán bộ giảng dạy và cán bộ khoa,… 


Thư viện hiện đại và quy mô của Trường Đại học KTQD. Ảnh: Internet

Tùy theo chuyên môn, chuyên khoa đặc trưng của mỗi trường đại học mà số sạch tiêu chuẩn khác nhau. Với các trường đại học y khoa, văn hóa – nghệ thuật, sư phạm,… đảm bảo 123 đơn vị sách/người. Số chỗ ngồi trong phòng đọc đáp ứng 15% tổng số lượng độc giả [đối tượng chúng tôi đã nhắc đến ở trên]

Với các trường về kinh tế, kĩ thuật, công nghiệp,… khoảng 106 đơn vị sách/người. Tương ứng số chỗ ngồi đảm bảo 12%. Với các trường văn hóa là 20%.

Ngoài các phòng thiết yếu như: phòng sách, kho tài liệu, phòng đọc,… thư viện nên có phòng diễn giảng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên. 

4. Tiêu chuẩn thiết kế hội trường

Hội trường lớn là không gian thực hiện chức năng cộng đồng của một trường đại học, cao đẳng. Đây là một trong những điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn thiết kế trường cao đẳng, đại học với tiểu chuẩn của các trường mầm non, tiểu học, THCS,...  

Hội trường là nơi tổ sức các sự kiện quan trọng của nhà trường như: khai giảng, mít tinh, kỷ niệm thành lập, hội nghị, hội thảo,… Cũng là nơi tổ chức các sự kiện giải trí, biểu diễn văn nghệ, hội họp,… của sinh viên. 


Hội trường lớn cho trường đại học tiêu chuẩn Nhật Bản. Ảnh: Internet

4.1. Số lượng ghế ngồi

Diện tích hội trường của các trường đại học khá rộng lớn. Về diện tích và số lượng ghế ngồi được quy định rất rõ trong TCVN 3981: 1985. Cụ thể:

Trường đại học có 1000 sinh viên hội trường phải đáp ứng 500 chỗ ngồi. Nếu khoảng 2000 sinh viên tương ứng là 700 chỗ ngồi. 3000 sinh viên nên thiết kế hội trường 800 ghế,  4000 sinh viên hội trường 900 ghế, 5000 sinh viên phải đáp ứng ít nhất 1000 chỗ ngồi. 

4.2. Diện tích hội trường

Diện tích khán đài được tính toán phụ thuộc chủ yếu vào số lượng ghế. Diện tích 1 chỗ ngồi nhỏ nhất tối thiểu là 0,8m2. Tùy theo số lượng ghế, chúng ta sẽ nhân nó lên. Riêng về phần sân khấu, tùy theo mục đích sử dụng của nhà trường mà diện tích thiết kế khác nhau. Theo đó:

Sân khấu hội trường đa năng [sân khấu biểu diễn hòa nhạc, nhạc kịch, văn nghệ,…]: diện tích hội trường cỡ B [801 – 1200 chỗ ngồi] kích thước sân khấu hợp lý là 1300cm [chiều rộng] x 750cm [chiều cao tính từ sàn sân khấu đến trần].

Diện tích sân khấu hội trường cỡ C [401 – 800 chỗ ngồi]: 1200cm [chiều rộng] x 650cm [chiều cao tính từ sàn sân khấu đến trần].

Kích thước sân khấu trong hội trường cỡ cỡ D [sức chứa 251 – 400 người]: 950cm [chiều rộng] x 500cm [chiều cao tính từ sàn sân khấu đến trần].

Hội trường cỡ E [

Chủ Đề