Tim hồi hộp vì sao ai hẹn ước

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hay hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực tưởng chừng chỉ là những dấu hiệu thông thường khi cơ thể mệt mỏi hoặc làm việc nặng quá sức. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh tim mạch, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ngất, đột tử, suy tim.

Những người khỏe mạnh bình thường trong nhiều trường hợp cũng sẽ có cảm giác hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh. Các triệu chứng này xảy ra khi chúng ta ở trạng thái căng thẳng, xúc động, lo lắng, hoạt động gắng sức, hoặc khi quan hệ tình dục.

Hồi hộp, tim đập nhanh là những triệu chứng có tính sinh lý bình thường do tim hoạt động quá mức khiến nhịp tim tăng nhanh, gia tăng co bóp. Ngoài ra, triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh lý đơn giản như: sốt, thiếu máu...

Nếu triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh đi kèm với khó thở xuất hiện thường xuyên ngay cả khi đang nghỉ ngơi, tâm lý ổn định thì cần nghĩ ngay đến các bệnh lý tim mạch. Cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời. Vậy đánh trống ngực bệnh gì? Các triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh có thể chẩn đoán là dấu hiệu của bệnh tim mạch nếu có kèm các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, phù chân, đau ngực...

Các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch sẽ bị rối loạn nhịp tim, bao gồm tình trạng ngoại tâm thu, nhịp nhanh kịch phát, rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim... dẫn đến hồi hộp, đánh trống ngực. Đây có thể là nguyên phát hoặc hậu quả của bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim hay các bệnh van tim.

Cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh thường gặp trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch

Việc chẩn đoán triệu chứng hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực bệnh gì không khó. Bệnh nhân chỉ cần đến khoa tim mạch để các bác sĩ thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ như đo điện tâm đồ, holter điện tâm đồ 24 giờ, Siêu âm tim có thể giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, việc quá lo lắng rằng mình đang bị bệnh tim cũng khiến nhịp tim tăng, gia tăng sự co bóp cơ tim, vô tình khiến cho các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể khó thở, tức nghẹn vùng ngực.

Các triệu chứng khó thở, đánh trống ngực có thể xảy ra bất cứ lúc nào hoặc xảy ra cố định vào một thời điểm trong ngày, nhất là vào ban đêm. Đo điện tim 24 giờ sẽ giúp chẩn đoán chính xác.

Để điều trị triệu chứng hiệu quả, cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh là gì, bên cạnh đó là giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, bớt lo lắng về tình trạng bệnh của minh. Bệnh nhân có thể tập thiền, yoga để cân bằng cơ thể và kiểm soát cảm xúc.

Bệnh tim mạch thường diễn biến thầm lặng nhưng lại gây ra những hậu quả nặng nề. Khám sàng lọc tim mạch giúp phát hiện, chữa trị kịp thời trước khi quá muộn. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói Sàng lọc tim mạch - Khám cơ bản tim mạch, giúp khách hàng có thể phát hiện các bệnh tim mạch ngay cả khi chưa có triệu chứng, từ đó có phương pháp điều trị sớm để mang lại kết quả tối ưu.

Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai đã có trên 13 năm kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch. Bác sĩ từng tham gia các khóa đào tạo tại trong và ngoài nước tại trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện NTUH National Taiwan University Hospital, Bệnh viện The Prince Charles Hospital, Australia,..

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Một cơn đau tim diễn ra như thế nào?

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Hồi hộp tim đập nhanh thường không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng nếu không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, hồi hộp tim đập nhanh thường xuyên thì có thể là một triệu chứng báo động về một số bệnh lý ở tim cần sớm đi kiểm tra sức khoẻ.

Tim là một khối cơ, có 2 buồng phía trên là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái, 2 buồng phía dưới là tâm thất phải và tâm thất trái, có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Hoạt động bơm của các buồng tim được phối hợp nhịp nhàng với nhau để đảm bảo bơm một lượng máu hằng định đi khắp cơ thể. Khi tế bào cần nhiều oxy hơn, ví dụ như vận động, tim sẽ đập nhanh hơn để bơm nhiều máu hơn tới phổi và tế bào. Một xung động điện được phát ra ở nhĩ phải sẽ dẫn truyền qua nhĩ trái, xuống thất phải và thất trái, kích thích các buồng tim co bóp và bơm máu nuôi cơ thể.

Hồi hộp là cảm giác tim đập nhanh, rung động, đánh trống ngực mà người bệnh cảm nhận được ở bên ngực trái. Triệu chứng này thường gây ra do nhịp tim nhanh hơn với nhịp tim bình thường so với tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe. Hồi hộp có thể do tần số tim nhanh một cách bất thường nhưng vẫn đều, ngoại tâm thu hoặc nhịp tim bất thường.

Nếu bị hồi hộp tim đập nhanh kèm theo khó thở thì người bệnh cần được đi khám tim mạch ngay

Nếu bị hồi hộp tim đập nhanh kèm một số triệu chứng đặc thù dưới đây, người bệnh cần cảnh giác vì nguy cơ mắc bệnh tim mạch là rất cao:

  • Xảy ra thường xuyên: Tình trạng tim hồi hộp đập nhanh, hồi hộp có thể xuất hiện thỉnh thoảng hoặc vài lần trong ngày, mỗi lần kéo dài khoảng vài phút. Nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên thì bệnh nhân nên đi khám. Nếu tình trạng này chỉ thỉnh thoảng mới gặp phải thì có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân ít nghiêm trọng như lo lắng, căng thẳng, uống nhiều cà phê, uống rượu hoặc tác động của ảnh hưởng của quá trình mang thai;
  • Tim hồi hộp đau nhói: Nếu tim đập nhanh kèm theo triệu chứng đau ngực thì bệnh nhân cần phải được cấp cứu ngay vì đây là triệu chứng cho thấy tim đang gặp vấn đề nghiêm trọng;
  • Khó thở: Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tim đập nhanh đi kèm triệu chứng khó thở. Nếu bệnh nhân bị khó thở, ngất xỉu thì cần phải được cấp cứu ngay lập tức;
  • Chóng mặt, sưng chân: Khi đi kèm triệu chứng tim đập nhanh, tình trạng chóng mặt, phù chân là dấu hiệu cho thấy tim đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất gây hồi hộp, tim đập nhanh do bệnh về tim mạch:

4.1 Nhịp nhanh xoang [nhịp nhanh, đều]

Thông thường, nhịp tim đập khoảng 70 lần/phút, dao động ở người trưởng thành là 60 - 100 lần/phút. Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi sẽ phụ thuộc vào tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người [người càng khỏe thì mạch càng chậm]. Tần số nhịp tim thường tăng khi:

  • Vận động, lo lắng;
  • Sử dụng cà phê, rượu và các chất kích thích như cocaine;
  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị ho và cảm cúm không cần kê toa và một số thuốc kê toa như salbutamol để trị hen;
  • Cường giáp;
  • Một bệnh lý nặng tiềm ẩn của tim.

Khi gặp triệu chứng này, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bệnh nhân, hoàn cảnh xuất hiện hồi hộp rồi bắt mạch, đo huyết áp, nghe tim và làm một số xét nghiệm. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây hồi hộp.

4.2 Ngoại tâm thu [nhịp lạc chỗ hoặc nhịp mất]

Ngoại tâm thu xuất hiện khi tế bào cơ tim phát ra xung động điện ngoài xung động nhịp nhàng bình thường, gây co cơ tim. Sau một nhịp ngoại tâm thu, tim sẽ nghỉ lâu hơn bình thường nên người bệnh có cảm giác như bị mất nhịp. Ngoại tâm thu thường vô hại có khuynh hướng xuất hiện khi nghỉ và biến mất khi hoạt động gắng sức. Tuy nhiên, ngoại tâm thu thất là nhịp khởi phát từ vùng tế bào cơ tim tại thất, nếu tần suất xuất hiện thưa thì không cần phải điều trị, nhưng nếu tần suất xuất hiện dày thì nguy cơ chuyển thành nhịp nhanh thất và rung thất, đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Chẩn đoán sẽ thấy được ngoại tâm thu trên điện tâm đồ [ECG]. Đa số các trường hợp hồi hộp do ngoại tâm thu không cần điều trị đặc hiệu.

4.3 Nhịp tim bất thường

Triệu chứng hồi hộp có thể do nhịp tim bất thường, bắt mạch thấy nhịp không đều. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hoạt động điện bất thường ở tâm nhĩ hoặc tâm thất. Trong đó, nhịp tim bất thường phát ra ở tâm thất ít gặp hơn nhưng nguy hiểm hơn nhịp bất thường phát ra từ tâm nhĩ. Các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp là:

  • Rung nhĩ: Gây nhịp tim không đều, thường là tim đập nhanh. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, bị tăng huyết áp và mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn. Ngoài ra, uống rượu quá nhiều và bị cường giáp cũng là nguyên nhân gây rung nhĩ. Rung nhĩ có thể dẫn tới sự hình thành cục huyết khối, cục huyết khối này nếu di chuyển lên não sẽ gây tắc mạch máu não. Vì vậy, rung nhĩ cũng là nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ nhồi máu não. Khi phát hiện nhịp tim không đều, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đo điện tâm đồ để chẩn đoán bệnh. Việc điều trị bao gồm sử dụng thuốc làm giảm nhịp tim [như bisoprolol], thuốc phục hồi nhịp xoang [như flecainide] và thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đột quỵ [như warfarin]. Các biện pháp điều trị khác gồm sốc điện chuyển nhịp để phục hồi nhịp xoang, đốt điện để phá hủy vùng cơ tim gây loạn nhịp và cấy máy tạo nhịp để chiếm quyền kiểm soát nhịp tim;
  • Nhịp nhanh trên thất: Tim sẽ đập thật nhanh, sau đó ngưng lại hoặc đập chật lại. Nhịp nhanh trên thất xảy ra khi những xung động điện bất thường khởi phát ở tâm nhĩ chiếm quyền hệ thống phát xung bình thường của tim, ổ phát nhịp với tần số cao theo cơn này thường nằm ở vị trí vùng van 3 lá, gần cạnh nút nhĩ thất của tim, hoạt động theo cơ chế vòng vào lại nút nhĩ thất. Bệnh thường không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp nhận thấy cơn nhịp nhanh khởi phát khi hoạt động gắng sức, xúc động, khi uống rượu hoặc cà phê. Nhịp nhanh trên thất thường gặp lần đầu ở người trẻ, đa số các trường hợp là vô hại và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cường độ xuất hiện nhiều có thể dẫn đến suy tim, do nhịp tim nhanh làm tăng nhu cầu Oxy cơ tim, nhịp quá nhanh cũng có thể làm tụt huyết áp và sốc tim. Khi bệnh gây khó chịu, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc ức chế beta như bisoprolol để làm chậm nhịp tim hoặc điều trị triệt để bằng đốt điện;
  • Rối loạn nhịp thất: Ít gặp hơn nhưng thường nguy hiểm hơn các rối loạn nhịp nhĩ như rung nhĩ hay nhịp nhanh trên thất. Việc chẩn đoán thường được thực hiện thông qua phương pháp đo điện tâm đồ. Những bệnh nhân bị rối loạn nhịp thất cần đi khám chuyên khoa tim mạch để có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả.

Điện tâm đồ ghi lại các hoạt động điện của tim, giúp chẩn đoán các bệnh lý tim mạch đã có hoặc tiềm ẩn

5.1 Chẩn đoán

  • Xét nghiệm máu: Nhằm loại trừ nguyên nhân hồi hộp tim đập nhanh là do thiếu máu hoặc cường giáp;
  • Điện tâm đồ: Ghi lại các hoạt động điện của tim, giúp chẩn đoán các bệnh lý tim mạch đã có hoặc tiềm ẩn. Điện tâm đồ 24h sẽ ghi lại hoạt động điện của tim liên tục trong 24h. Bệnh nhân được yêu cầu đo điện tim khi đang hồi hộp;
  • Một số xét nghiệm khác sẽ được chỉ định thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể.

5.2 Điều trị

Điều trị hồi hộp tim đập nhanh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây hồi hộp. Cụ thể là:

  • Không thức quá khuya;
  • Không sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống trà đặc, cà phê;
  • Nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh;
  • Tránh bị xúc động quá mức hoặc căng thẳng thần kinh;
  • Ăn nhiều rau quả tươi;
  • Tập luyện thể dục thể thao với những môn hữu ích như đi bộ, bơi lội, thái cực quyền;
  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc.

Khi có biểu hiện hồi hộp tim đập nhanh, tốt nhất bệnh nhân nên sớm đi khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác về vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải và có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng.

Với đội ngũ các bác sĩ đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị tiên tiến nhất thế giới đồng thời cùng hợp tác chuyên môn toàn diện với các bệnh viện uy tín nhất Việt Nam và các nước phát triển: Singapore, Mỹ, Nhật Bản... Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ đáng tin cậy và hoàn hảo để chăm sóc sức khỏe tim mạch, giúp bạn có thể yên tâm sống vui, sống khỏe.

Bác sĩ Trần Quốc Vĩnh có hơn 6 năm làm việc [bắt đầu từ năm 2011] trong lĩnh vực Cấp cứu, bác sĩ từng công tác tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa, Tham gia khám, điều trị Nội khoa cho nhiều phòng khám trong khu vực Nha Trang trước khi là bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang như hiện nay.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề