Làm sao để trẻ không bị viêm phổi

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh ban đầu thường nghèo nàn và không rõ ràng. Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu.

Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ.

Trẻ có thể bị bệnh ngay trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ.

Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh nếu không thực hiện vô trùng thì  trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.

Ngoài ra, ở những trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày.

Khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh.

Không giống viêm phổi ở trẻ lớn với những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều, nghe lưng có thể thấy tiếng “rít”. Với trẻ sơ sinh do đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng dễ bị bỏ qua.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh ban đầu thường nghèo nàn và không rõ ràng như:

  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Sốt trên 37,5 độC hoặc hạ thân nhiệt
  • Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở

Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái…

Bệnh diễn tiến nhanh và nặng hơn so với trẻ lớn, thực tế có nhiều trẻ khi được đưa tới cơ sở y tế khám, dù không bị sốt [chỉ hơi âm ấm đầu], không bị ho nhiều nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng.

Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu khi trẻ có biểu hiện sốt, bỏ bú, thở nhanh… phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ sốt là triệu chứng điển hình khi bị viêm phổi

Để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh trong quá trình mang thai các thai phụ phải đi kiểm tra thai định kỳ, nhất là giai đoạn cuối nhằm sớm phát hiện những bất thường cho thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Khi trẻ chào đời quan trọng nhất bảo đảm giữ ấm cho trẻ
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng và khi cho bú cần thận trọng tránh không để trẻ bị sặc sữa.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn
  • Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã… phải sạch, khô, vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh…

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng và cách phòng viêm phổi

Viêm phổi do virut

Cha mẹ sai lầm, con dễ viêm phổi!

Cha mẹ cần giữ vệ sinh cho trẻ để phòng tránh viêm phổi

Là chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, khoa Nhi đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh cho trẻ nhỏ mang lại sự hài lòng đối với các bậc phụ huynh. 

Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa

Các y bác sĩ tại khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong nước rất am hiểu tâm lý trẻ, đồng thời áp dụng phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất

Dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện và hiện đại

Hồng Ngọc luôn cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trọn gói cho trẻ bao gồm tiêm chủng vaccine theo tiêu chuẩn Quốc tế 

Chăm sóc chuyên nghiệp và tận tình

Khi đến với Hồng Ngọc, ngoài việc được khám chữa tận tình, trẻ sẽ được tận hưởng không gian vui chơi thoải mái để không còn sợ hãi môi trường bệnh viện giúp hợp tác điều trị được hiệu quả nhất. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nhiều bố mẹ quan tâm đến việc chăm sóc trẻ bị viêm phổi bởi đây là bệnh lý dễ gặp. Nếu nhận được sự chăm sóc đúng cách, chu đáo, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục. Vậy nếu trẻ bị viêm phổi cần chăm sóc như thế nào? Trẻ viêm phổi tắm được không?

1. Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề trẻ viêm phổi có tắm được không, hãy cùng tìm hiểu khái quát về căn bệnh này.Viêm phổi nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị viêm phổi do những nguyên nhân nào?

Trẻ bị viêm phổi thường xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm phổi. Đặc biệt là vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn haemophilus influenzae. Bên cạnh đó còn có tụ cầu khuẩn, liên cầu hay vi khuẩn E coli.

  • Virus: Virus gây viêm phổi ở trẻ thường gặp nhất là virus hợp bào hô hấp hoặc virus cúm. Trẻ trên 5 tuổi thường gặp virus mycoplasma.

  • Nấm, ký sinh trùng: Loại nấm phổ biến nhất ở trẻ em, khiến trẻ bị tưa lưỡi là Candida albicans. Loại nấm này có thể lan xuống phế quản và khiến trẻ bị viêm phổi.

Việc chăm sóc trẻ bị viêm phổi như thế nào cho đúng cách được rất nhiều bố mẹ quan tâm

Những biểu hiện của trẻ bị viêm phổi

Trẻ bị viêm phổi thường có những biểu hiện như những bệnh về đường hô hấp khác. Ngoài ra còn có một số biểu hiện sau:

  • Ho nhiều: Trẻ ho nặng tiếng và có đờm. Bố mẹ quan sát nếu trong đờm có máu tức là tình trạng của trẻ đã nghiêm trọng.

  • Thở nhanh, liên tục: Nếu trẻ 2 tháng tuổi, nhịp thở của trẻ có thể trên 60 lần/phút. Nếu trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi, nhịp thở trên 50 lần/phút và trẻ trên 1 tuổi thì khoảng trên 40 lần/phút.

  • Khó thở: Khi trẻ thở, bố mẹ thường thấy cánh mũi trẻ phập phồng, co kéo cơ liên sườn và có hiện tượng rút lõm lồng ngực.

  • Trẻ sốt vừa, sốt cao, đổ mồ hôi khi sốt.

  • Lúc ho và giữa các cơn ho trẻ thường bị đau ngực.

  • Quanh môi hoặc mặt bé tím tái do thiếu oxy.

  • Da xanh xao, nhợt nhạt.

  • Nôn, trớ: Trẻ thường nôn, trớ do ho liên tục và nhiều đờm.

  • Tiêu chảy.

  • Trẻ không còn hoạt bát như bình thường, luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ.

Trẻ bị viêm phổi luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải

2. Trẻ viêm phổi tắm được không

Việc chăm sóc trẻ viêm phổi đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, tránh những biến chứng nghiêm trọng. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng khi cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, nếu tắm cho trẻ có thể khiến tình trạng nặng thêm. Tuy nhiên, quan điểm này không phải lúc nào cũng chính xác. Trả lời cho câu hỏi trẻ viêm phổi tắm được không, nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng nếu trẻ không bị sốt cao, bố mẹ vẫn nên tắm cho trẻ.

Người lớn khi ho có thể tống đờm hay một số vật thể khác ra khỏi cổ họng nhưng trẻ nhỏ không thể kiểm soát điều này như người lớn. Hơn nữa, trẻ nhỏ thường nằm nên ở tư thế này không thuận lợi để ho đờm ra ngoài. Nếu đờm vẫn ở trong cổ họng, đường dẫn khí có thể bị tắc nghẽn khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.

Vì vậy, tắm nước ấm lúc này là điều rất cần thiết. Hơi nước ấm được trẻ hít vào sẽ làm loãng đờm và làm sạch đường thở. Đồng thời tắm nước ấm giúp cơ thể trẻ sạch sẽ, thoáng mát hơn, từ đó làm giảm sự khó chịu của trẻ, giúp trẻ bớt quấy khóc. Vì vậy, nếu tình trạng của trẻ không quá nghiêm trọng, bố mẹ hãy tắm nước ấm cho con.

Trẻ viêm phổi vẫn cần tắm rửa để cơ thể thoáng mát, sạch sẽ

Tuy nhiên, mẹ cũng không cần tắm cho con mỗi ngày. Trẻ bị viêm phổi thì mỗi tuần chỉ cần tắm 1 - 2 lần là đủ. Những ngày còn lại mẹ có thể dùng khăn ấm để rửa mặt, cổ, tay và vùng nhạy cảm cho bé. Mẹ chỉ nên tắm cho con khoảng 5 - 10 phút. Nếu tắm lâu hơn có thể khiến da con bị khô, trở nên nhạy cảm hơn do cơ thể bị mất thân nhiệt.

Trẻ viêm phổi tắm được không? Câu trả lời là được nhưng khi tắm mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tắm lúc trẻ đang tỉnh táo nhất. Không nên tắm ngay khi trẻ vừa bú xong hoặc khi trẻ đang mệt hoặc đang đói.

  • Tắm trong phòng ấm hoặc nơi kín gió. Tuyệt đối không bật điều hòa hoặc máy quạt khi tắm cho trẻ. Vào mùa đông, bố mẹ có thể cân nhắc dùng máy sưởi khi tắm.

  • Trước khi tắm, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho con như khăn tắm, quần áo sạch, tã mới,…

  • Luôn tắm nước ấm cho trẻ. Nhiệt độ phù hợp nhất là 38 độ C.

  • Chỉ nên tắm nước sạch cho con, không nên thêm bất kỳ chất tẩy rửa nào vào nước tắm.

  • Không nên gội đầu cho con trong giai đoạn đang điều trị viêm phổi.

Tắm cho trẻ bị viêm phổi nên tắm nhanh và không nên gội đầu

3. Chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi trẻ viêm phổi tắm được không, bố mẹ nên tìm hiểu những phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà khi trẻ bị viêm phổi. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, bệnh có thể trở nặng và dẫn đến tử vong. Khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi, bố mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Những người chăm sóc trẻ cần giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt phải rửa tay thường xuyên.

  • Chỉ cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, thức ăn lỏng như cháo, sữa,…

  • Mặc đồ thoáng cho trẻ.

  • Cho trẻ uống nhiều nước và dưới nhiều hình thức như canh, soup, sữa, nước trái cây. Điều này giúp trẻ giảm ho, loãng đờm đồng thời chống mất nước.

  • Tăng cường rau xanh, hoa quả cho trẻ để tăng cường vitamin và tăng sức đề kháng.

  • Vệ sinh cho trẻ thường xuyên và đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng, viêm da.

  • Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát nhưng phải tránh những nơi gió lùa, mưa, điều hòa thổi thẳng vào cơ thể. Phải luôn để cơ thể trẻ được giữ ấm.

  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, nếu đưa trẻ ra ngoài hãy nhớ mang khẩu trang cho trẻ.

  • Theo dõi những biểu hiện của trẻ như khó thở, tím tái cũng như thói quen ăn uống của trẻ để kịp thời phát hiện điều bất thường.

  • Cho trẻ dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đúng loại, đúng liều lượng. Tuyệt đối không tự mua thuốc rồi cho trẻ sử dụng hoặc tự ý ngưng sử dụng.

Nên cho trẻ ăn đồ lỏng, dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nước

Trẻ viêm phổi tắm được không là một vấn đề rất nhiều bố mẹ băn khoăn. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bố mẹ đã có câu trả lời chính xác và có cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi khoa học nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào trong việc chăm sóc bé yêu, bố mẹ có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề