Ví dụ tính khoa học và nghệ thuật của quản trị

Chúng tôi xin giới thiệu bài Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề

  • 1. Quản trị là một khoa học
  • 2. Quản trị là một nghệ thuật
  • 3. Quản trị là một nghề

Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị thì quản trị chính là sự kết hợp mọi nỗ lực của con người trong một tổ chức nào đó để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và hiệu quả nhất

Quản trị là một loại lao động trí óc đặc thù nhằm tổ chức, điều khiển và phối hợp các hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu kinh doanh. Nó không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà phải có cơ sở khoa học [tổng kết từ thực tiễn quản trị và có sự vận dụng các quy luật, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản trị]. Mặt khác, nó còn là một nghệ thuật trong xử lý các tình huống đa dạng không thể dự tính đầy đủ; cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, tuỳ cơ ứng biến sao cho có hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, quản trị còn là một nghề chuyên nghiệp, kết quả của sự phân công lao động cao trong xã hội; đòi hỏi kỹ năng và phẩm chất nhất định.

1. Quản trị là một khoa học

Tính khoa học của quản trị thể hiện các đòi hỏi sau:

Phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung và riêng [tự nhiên, kỹ thuật và xã hội]. Đặc biệt cần tuân thủ các quy luật của quan hệ công nghệ, quan hệ kinh tế, chính trị; của quan hệ xã hội và tinh thần. Vì vậy, quản trị phải dựa trên cơ sở lý luận của ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật như toán học, điều khiển học, tin học, công nghệ học, v.v... cũng như ứng dụng nhiều luận điểm và thành tựu của các môn xã hội học, tâm lý học, luật học, giáo dục học, văn hóa ứng xử ...

Phải dựa trên các nguyên tắc tổ chức quản trị [về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn; về xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị; về vận hành cơ chế quản trị, đặc biệt là xử lý các mối quan hệ quản trị].

Phải vận dụng các phương pháp khoa học [như đo lường định lượng hiện đại, dự đoán, xử lý lưu trữ dữ liệu, truyền thông, tâm lý xã hội ...] và biết sử dụng các kỹ thuật quản trị [như quản lý theo mục tiêu, lập kế hoạch, phát triển tổ chức, lập ngân quỹ, hạch toán giá thành sản phẩm, kiểm tra theo mạng lưới, kiểm tra tài chính].

Phải dựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các hoạt động hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu chủ yếu trong từng giai đoạn.

Tóm lại, khoa học quản trị cho chúng ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật quản trị; để trên cơ sở đó biết cách giải quyết các vấn đề quản trị trong các hoàn cảnh cụ thể, biết cách phân tích một cách khoa học những thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu.

2. Quản trị là một nghệ thuật

Tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế, kinh doanh và trong quản trị; hơn nữa còn xuất phát từ bản chất của quản trị. Những mối quan hệ giữa con người [với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó định lượng] luôn đòi hỏi mà quản trị phải xử lý khéo léo, linh hoạt. Tính nghệ thuật của quản trị còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và những thuộc tính tâm lý cá nhân của từng người quản lý; vào cơ may và vận rủi, v.v...

Nghệ thuật quản trị là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội và các kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho tổ chức, doanh nghiệp. Đó là việc xem xét động tĩnh của công việc kinh doanh để chế ngự nó, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, ổn định và không ngừng phát triển có hiệu quả cao. Nói cách khác, nghệ thuật quản trị kinh doanh là tổng hợp những “bí quyết”, những “chiêu thức” trong kinh doanh để đạt mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao.

Nghệ thuật quản trị không thể tìm thấy được đầy đủ trong sách báo; vì nó là bí mật kinh doanh và rất linh hoạt. Ta chỉ có thể nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát tham khảo kinh nghiệm của các nhà quản trị khác để vận dụng vào điều kiện cụ thể. Một số lĩnh vực cần thể hiện nghệ thuật quản trị kinh doanh là:

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ, tránh nguy cơ.

Nghệ thuật tạo vốn, sử dụng vốn và tích luỹ vốn.

Nghệ thuật cạnh tranh [giành thị phần, đạt lợi nhuận cao].

Nghệ thuật sử dụng người [phát hiện, bố trí, phát huy, liên kết].

Nghệ thuật ra quyết định [nhạy, đúng, kịp thời ...] và tổ chức thực hiện quyết định.

Nghệ thuật sử dụng đòn bẩy trong quản trị.

Nghệ thuật giao tiếp [với đối tác, với khách hàng, với cấp dưới ...]

Những yếu tố tạo cơ sở cho nghệ thuật quản trị kinh doanh là

Tiềm năng của doanh nghiệp [sự trường vốn, công nghệ mới, nguồn chất xám, nguồn cung ứng, thị trường tiêu thụ ...].

Tri thức và thông tin [kiến thức về nhận biết quy luật, khoa học - công nghệ, tình hình thị trường, đối thủ đối tác, thời cơ và vận rủi ...].

Bí mật trong kinh doanh [ý đồ chiến lược, phương hướng công nghệ, giá cả ...].

Sự quyết đoán của lãnh đạo doanh nghiệp [kiên định mục tiêu, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, có biện pháp hữu hiệu, chỉ đạo dứt khoát có hiệu lực ...].

Sử dụng các mưu kế trong kinh doanh hay có thể hiểu là chiến lược kinh doanh [[vận dụng linh hoạt, sáng tạo các thủ đoạn truyền thống, sáng kiến bất ngờ, tương kế tựu kế ...].

3. Quản trị là một nghề

Đây là một chức năng đặc biệt hình thành từ sự phân công chuyên môn hóa lao động xã hội, hoạt động quản trị phải do một số người được đào tạo, có kinh nghiệm và làm việc chuyên nghiệp thực hiện.

Người làm nghề quản lý kinh doanh cần có các điều kiện; năng khiếu quản trị, ý chí làm giàu [cho doanh nghiệp, cho đất nước, cho bản thân], có học vấn cơ bản, được đào tạo về quản trị [từ thấp đến cao], tích lũy kinh nghiệm, có tác phong năng động và thận trọng, có đầu óc đổi mới, có phương pháp ứng xử tốt, có phẩm chất chính trị và nhân cách đúng mực, v.v...

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề về một loại lao động trí óc đặc thù nhằm tổ chức, điều khiển và phối hợp các hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu kinh doanh...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

  • Khoa học quản trị xây dựng nền lý thuyết về quản trị, giúp nhà quản trị cách tư duy hệ thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất vấn đề và các kỹ thuật để giải quyết vấn đề phát sinh.
  • Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị phải suy luận khoa học để giải quyết vấn đề, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân.

- Nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống.

Ví dụ trong một số lĩnh vực sau:

+ Nghệ thuật sử dụng người.

+ Nghệ thuật quảng cáo.

+ Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử.

+ Và trong bất cứ một lĩnh vực nào khác.

  • Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật:

- Nắm được khoa học quản trị, sẽ giảm thiểu nguy cơ thất bại trong kinh doanh.

- Nắm được nghệ thuật quản trị, sẽ giúp nhũng nhà quản lý giữ được sự bền vững trong kinh doanh.

+ Quản trị là một nghề được đào tạo 1 cách hệ thống thông qua các chương trình hoàn chỉnh trong các hệ thống giáo dục trên thế giới.

+ Nghề quản trị mang tính chuyên nghiệp.

+ Thu nhập từ việc thực hiện nghề có khả năng đảm bảo cuộc sống cho người thực hiện nó

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

1. Hãy trình các nguyên tắc, hiệu quả và hiện thực. Muốn hoạch toán chính xác phải làm như thế nào? Cho ví dụ minh họa

2. Tại sao nói QTKD vừa là một môn khoa học vừa là môn nghệ thuật. Minh chứng bằng thực tiễn nơi cơ quan anh [chị] công tác

3. Hãy trình bày chức năng kiểm tra điều chỉnh; cho ví dụ:

4. Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của công tác Quản trị nhân sự; cho ví dụ minh họa:

5. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa 3 quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường bằng sơ đồ mạng. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung?

6. Hãy trình bày các kiểu cơ cấu bộ máy tổ chức trong QTKD; cho ví dụ minh họa



Chào bạn,

Có lẽ bạn đã mang nguyên một đề thi nào đó trong chương trình quản trị kinh doanh để hỏi chúng tôi. Nhưng điều này cũng không sao vì những câu hỏi của bạn sẽ là câu trả lời chung cho rất nhiều bạn.

Bạn đang xem: Ví dụ về quản trị là khoa học

Hiện trang kinhdientamquoc.vn có phần Lý thuyết, đây là kết quả sau khi chúng tôi số hóa toàn bộ chương trình đào tạo quản trị kinh doanh bậc đại học. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

1. Hãy trình các nguyên tắc, hiệu quả và hiện thực. Muốn hoạch toán chính xác phải làm như thế nào? Cho ví dụ minh họa

Bạn vui lòng làm rõ hơn câu hỏi, tôi sẽ giúp bạn trả lời.

2. Tại sao nói QTKD vừa là một môn khoa học vừa là môn nghệ thuật. Minh chứng bằng thực tiễn nơi cơ quan anh [chị] công tác.

+ Tại sao quản trị là Nghệ thuật, bạn vào đường link sau: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/14-tai-sao-quan-tri-la-nghe-thuat

+ Tại sao quản trị là khoa học: bạn vào đường link sau: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/13-tai-sao-quan-tri-la-khoa-hoc

Ví dụ:

Trong cơ quan của bạn có 1 nhân viên có tài nhưng lại vô kỷ luật. Nếu xét các vi phạm của nhân viên này về giờ giấc làm việc, tác phong... thì đủ điều kiện để kỷ luật và thuyên chuyển công việc. Nhưng nhân viên này lại là nhân sự quan trọng trong hệ thống mà thiếu đi thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của công ty.

Là một giám đốc doanh nghiệp, bạn khó có thể áp dụng rập khuôn 100% quy định của nội quy đối với nhân viên này mà cần dùng các biện pháp khác để vừa có thể điều chỉnh được hành vi vừa có thể đảm bảo hiệu quả công việc.

3. Hãy trình bày chức năng kiểm tra điều chỉnh; cho ví dụ:

Kiểm tra là quá trình so sánh giữa mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch với kết quả thực tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian đảm bảo cho hoạt động thực tế phù hợp với kế hoạch đã đề ra.

Đó là quá trình kiểm tra theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Trong chức năng hoạch định, công ty sẽ đạt lợi nhuận 400 triệu trong năm 2014, trong từng tháng, từng quý, công ty phải luôn kiểm tra để đảm bảo đúng kế hoạch đặt ra, và có phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp cải tiến để đảm bảo kế hoạch. Nếu trong quý 1, công ty chưa đạt mốc 100 triệu, thì công ty cần có biện pháp để đạt được trong quý 2 [là 200 triệu]...

Xem thêm: Đề Cương Chuyên Đề Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao!

4. Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của công tác Quản trị nhân sự; cho ví dụ minh họa:

+ Quản trị nhân sự là gì: Bạn vào đường link sau: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/310-quan-tri-nhan-su-la-gi

+ Vai trò của quản trị nhân sự: bạn vào đường link sau: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/314-vai-tro-cua-quan-tri-nhan-su

+ Mục tiêu của quản trị nhân sự: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/312-muc-tieu-cua-quan-tri-nhan-su.

+ Tầm quan trọng của quản trị nhân sự: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/311-tam-quan-trong-cua-van-de-quan-tri-nhan-su.

Ví dụ:

Việc quản trị nhân sự được thực hiện trước trong và sau khi nhân viên vào làm việc và kể cả khi nhân viên nghỉ việc. Cụ thể

Trước khi tuyển dụng, công tác quản trị nhân sự tập trung vào

Xây dựng cơ cấu tổ chức

Hoạch định nhân sự

Mô tả công việc

Phân tích công việc

Sau khi phân tích công việc và nhu cầu công việc, tiến hành tuyển dụng nhân sự theo quy trình tuyển dụng nhân sự

Khi nhân viên vào làm việc:

Tiến hành đào tạo ban đầu

Đào tạo trong quá trình làm việc và tái đào tạo

Quy chế trả lương

Thưởng và kỷ luật

Quan hệ lao động

Khi nhân viên nghỉ việc

Thực hiện thủ tục bàn giao công việc.

Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất của công tác quản trị nguồn nhân lực nhìn từ góc độ quản lý 1 vị trí công việc.

5. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa 3 quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường bằng sơ đồ mạng. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung?

Bạn vui lòng nói rõ 3 quy luật kinh tế cơ bản đó là gì. Trong kinh tế, có rất rất nhiều các quy luật.

6. Hãy trình bày các kiểu cơ cấu bộ máy tổ chức trong QTKD; cho ví dụ minh họa

+ Các yếu tố chính hình thành cơ cấu tổ chức: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/8829-cac-yeu-to-chinh-yeu-hinh-thanh-nen-co-cau-to-chuc

+ Các loại cơ cấu tổ chức phổ biến

Cơ cấu tổ chức theo chức năng: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/22-co-cau-quan-ly-truc-tuyen---chuc-nang

Ví dụ: Công ty có nhiều phòng chức năng: Phòng Nhân sự, tài chính, kinh doanh...

Cơ cấu quản lý theo ma trận: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/23-co-cau-quan-ly-ma-tran

Ví dụ: Công ty có nhiều dự án và mỗi dự án gồm các bộ phận cùng tham gia

Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý

//kinhdientamquoc.vn/dict/details/9714-co-cau-to-chuc-theo-khu-vuc-dia-ly

Ví dụ: Công ty có văn phòng ở Miền Bắc, trong văn phòng có đầy đủ các phòng ban.

Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm hoặc dịch vụ: //kinhdientamquoc.vn/dict/details/9715-co-cau-to-chuc-theo-san-pham-hay-dich-vu

Ví dụ: GIám đốc sản phẩm X, Y, Z, mỗi nhánh có đầy đủ các bộ phận: Nhân sự, tài chính, marketing...

Video liên quan

Chủ Đề