Tình hình, kết quả xây dựng triển khai vị trí việc làm giai đoạn 2022 2022

Bởi Triệu, V.H., Pham, T.T., Đào Thị, L.C.

Giới thiệu về cuốn sách này


Có thể nói mô hình vị trí việc làm là mô hình công vụ phù hợp với nền hành chính hiện đại, minh bạch bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội trong công tác quản lý nhân sự, từ việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo.. đến thực hiện chính sách tiền lương... Từ năm 2008, thuật ngữ "vị trí việc làm" đã được thể chế hóa tại hai văn bản luật quan trọng – Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Điều này một lần nữa khẳng định, Ðảng và Nhà  nước ta đặc biệtquan tâm, xem việc xây dựng, thực hiện đề án vị trí việc làm là giải pháp góp phần đổi mới phương thức quản lý công chức trong nền hành chính công hiện nay.

Nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng đề án vị trí việc làm trong công tác quản lý biên chế và quản lý công chức, viên chức nên ngay khi có Nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, thành phố Đà Nẵng đã tập trung bắt tay ngay vào triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, Sở Nội vụ đã thường xuyên đôn đốc và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng đề án vị trí việc làm đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Năm 2017, Sở Nội vụ đã thẩm định và trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt 100% đề án vị trí việc làm của cơ quan hành chính và năm 2018 đã hoàn thành việc phê duyệt đề án vị trí việc làm các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố. Sau một quá trìnhvừa triển khai thực hiện vừa tìm đường thử nghiệm, đề án vị trí việc làm được phê duyệt đã làm cơ sở cho công tác quản lý nhân sự thực sự khoa học hơn, hợp lý hơn.

Có thể khẳng định việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt Đề án VTVL các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập tại thành phố Đà Nẵng thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ tạiNghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, các cơ quan, đơn vị thực hiện xác định vị trí việc làm theo đúng trình tự, thủ tục hiện hành; Sở Nội vụ thẩm định danh mục vị trí việc làm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị, đảm bảo bao quát, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ và thẩm định số lượng người làm việc trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, đảm bảo cơ cấu số lượng người làm việc phù hợp với nhóm lãnh đạo, quản lý; chuyên môn nghiệp vụ và hỗ trợ, phục vụ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, khó khăn trong việc xác định khung năng lực cụ thể phù hợp với từng vị trí và đặc biệt là khó khăn về xác định khối lượng công việc để từ đó xác định số lượng biên chế theo từng vị trí việc làm. Theo nguyên tắc quản lý biên chế, việc giao chỉ tiêu biên chế cho mỗi cơ quan, tổ chức được xác định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của từng đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay việc bố trí phân công công tác một số nơi khó đảm bảo số lượng người làm việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. Nguyên nhân của vấn đề này làmột số cơ quan, đơn vị được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ hoặc khối lượng công việc tăng theo nhu cầu quản lý, nhưng biên chế công chức không được giao thêm, lại còn bị cắt giảm theo lộ trình tinh giản biên chế. Chính điều đó gây khó khăn trong việc thực hiện đề án vị trí việc làm.

Đây là vấn đề khó khăn không chỉ ở thành phố Đà Nẵng mà các địa phương khác trong cả nước. Bởi lẽ, hiện nay đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 nên việc bổ sung biên chế là rất khó có khả năng thực hiện. Để khắc phục tình trạng thiếu nhân sự theo vị trí việc làm để đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định, Sở Nội vụ sẽ tiếp tục tham mưu UBND thành phố thực hiện tổng thể các giải pháp liên quan đến quản lý tổ chức bộ máy, quản lý biên chế và quản lý công chức, viên chức cụ thể như sau:

Thứ nhất, rà soát lại các đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt, nhất là đề án vị trí việc làm của những cơ quan, đơn vị thực hiện sắp xếp bộ máy tổ chức. Phối hợp với thủ trưởng từng cơ quan, đơn vị tìm phương pháp xác định khung năng lựccụ thể, khối lượng công việc từng vị trí đảm nhận để từ đó đề xuất biên chế hợp lý. Việc xác định định mức kinh tế kỹ thuật là việc không hề đơn giản, đòi hỏi thủ trưởng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân và quản lý cấp trung gian cùng tham gia xây dựng một cách công tâm, trung thực, khách quan.

Thứ hai, tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức để giảm số lượng cấp phó, giảm số lượng người làm công việc hỗ trợ, phục vụ để tăng số lượng người làm chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Có thể thí điểm hợp đồng thuê khoán những vị trí công việc hỗ trợ, phục vụ đơn giản như phô tô văn bản, đưa văn thư, lái xe, phục vụ để dành biên chế vốn đã ít ỏi tập trung giải quyết các công việc chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ ba, tham mưu UBND thành phố ban hành quy định đánh giá kết quả làm việc của công chức, viên chức; từ đó, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm và thực chất công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức. Căn cứ kết quả đánh giá để thực hiên điều chuyển, bố trí vị trí khác đối với nhân sự hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và giải quyết thôi việc đối với công chức, viên chức có hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, mới còn biên chế để bổ sung công chức, viên chức có năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Thứ tư, trong bối cảnh quỹ biên chế hạn hẹp thì tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tham mưu, giải quyết, xử lý công việc để công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ được giao với khối lượng lớn nhất và thời gian ít nhất.

Xây dựng đề án vị trí việc làm là cơ hội giúp các cơ quan, đơn vị rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức và xác định từng vị trí trong tổ chức gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Công việc này còn giúp cơ quan, đơn vị tránh tình trạng định sẵn nhân sự rồi mới tạo ra công việc hoặc tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc. Nhờ đó, khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực. Mặt khác, xác định vị trí việc làm giúp cho công chức, viên chức thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức, không thể đùn đẩy, thoái thác công việc. Tuy nhiên, làm thế nào để mỗi vị trí được bố trí chính xác số lượng người làm việc cần thiết và làm thế nào để xác định khung năng lực cụ thể luôn là bài toán khó. Để giải được bài toán này cần có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức./.


Ngày 22 tháng 4 năm 2013 Chính phủ ban hành  Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 05/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 6 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định 36. Căn cứ các quy định trên Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng đề án vị trí việc làm tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Căn cứ Thông tư 07/2014/TTLT-UBDT-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Liên Bộ: Ủy ban Dân tộc- Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Quyết định của Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Kon Tum. Uỷ ban nhân tỉnh Kon Tum đã ban hành các Quyết định quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thành lập các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ của Ban Dân tộc; hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Dân tộc cấp huyện; Ban hành Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2018  phê duyệt bản mô tả công việc, khung năng lực theo vị trí việc làm của Ban Dân tộc tỉnh với 3 nhóm vị trí việc làm gồm: nhóm lãnh đạo, quản lý điều hành; nhóm chuyên môn nghiệp vụ; nhóm hỗ trợ phục vụ; cơ cấu tổ chức gồm 24 bản mô tả công việc và 24 khung năng lực từng vị trí việc làm cho 20 ngạch công chức, 04 hợp đồng, được sắp xếp bố trí cho 4 phòng: Văn phòng Ban, Thanh tra Ban, Phòng Chính sách Dân tộc, Phòng Tuyên truyền- Địa bàn.

Qua 03 năm thực hiện [2018-2020], Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum quan tâm chỉ đạo thực hiện củng cố, kiện toàn, cơ bản đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Việc bố trí công chức, người lao động theo đề án được phê duyệt đã được cấp ủy, lãnh đạo Ban hết sức quan tâm trong việc kịp thời bố trí, sắp xếp lại đội ngũ công chức; rà soát cử công chức trong diện quy hoạch đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Việc bố trí, công chức theo đề án vị trí việc làm đã gắn với chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng phòng, ban và khả năng, năng lực công tác của công chức; đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai minh bạch và phù hợp với điều kiện thực tiễn; mỗi vị trí việc làm luôn gắn với một ngạch công chức nhất định. Cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phù hợp với đặc điểm, đặc thù của địa phương.

Trên cơ sở các tiêu chí thành lập Ban Dân tộc cấp tỉnh và Phòng Dân tộc cấp huyện được quy định tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã thành lập Ban Dân tộc tỉnh và 09 Phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện [Riêng huyện Ia H’Drai do biên chế công chức chưa đảm bảo nên nhiệm vụ quản lý nhà nước về Dân tộc đang giao cho Văn phòng Huyện ủy- Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện thực hiện].

Tại Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, với số lượng biên chế công chức được giao 18 biên chế, 02 hợp đồng 68/CP; căn cứ đề án được phê duyệt đã có 10/10 công chức được bố trí trong nhóm lãnh đạo, quản lý điều hành đảm bảo các tiêu chuẩn theo 03 nhóm tiêu chí về năng lực, kỹ năng; yêu cầu hiểu biết về chuyên môn; tiêu chuẩn trình độ; trong đó có 9/10 cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên; 7/10 công chức hưởng ngạch lương chuyên viên chính. Đối với nhóm chuyên môn, nghiệp vụ, nhóm hỗ trợ phục vụ có 11/11 công chức, người lao động đảm các tiêu chuẩn theo 03 nhóm tiêu chí về năng lực, kỹ năng; yêu cầu hiểu biết về chuyên môn; tiêu chuẩn trình độ; trong đó có 8 công chức, người lao động có trình độ đại học trở lên, 3 người lao động có chứng chỉ học nghề theo quy định. Bên canh đó, Hệ thống làm công tác dân tộc các cấp tiếp tục được quan tâm củng cố, kiện toàn; tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp ban hành một số chính sách  đặc thù, tham mưu cho UBND cùng cấp triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, chính sách, đề án trên địa bàn. Thường xuyên nắm bắt tình hình vùng DTTS và MN, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi cộm, phát sinh; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình, chính sách dân tộc nhằm kịp thời phát hiện để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở; tổ chức thăm hỏi, động viên hộ đồng bào DTTS nghèo, người tiêu biểu, người có uy tín trong vùng DTTS; góp phần phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cùng với việc thực hiện Đề án vị trí việc làm được phê duyệt; giai đoạn 2015-2021 thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế khối cơ quan nhà nước, tại Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện tinh giản từ 20 biên chế năm 2017 xuống còn 18 biên chế năm 2020; việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại cơ quan, đơn vị gặp một số khó khăn như: số lượng biên chế giao hàng năm không đảm bảo để thực hiện hiện bố trí theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt [Ban Dân tộc tỉnh được giao 20 biên chế, hợp đồng/24 vị trí việc làm được phê duyệt; bình quân mỗi phòng Dân tộc các huyện được bố trí khoảng 03 biên chế]; một biên chế phải kiêm nhiệm nhiều vị trí việc làm; với biên chế được giao là 18  biên chế trong đó có 04 lãnh đạo; số công chức còn lại bố trí cho 04 phòng chuyên môn nên có phòng chỉ bố trí 2 công chức dẫn tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc còn hạn chế.

Đảng viên Chi bộ Ban Dân tộc tỉnh tại Đại hội Chi bộ, nhiệm kỳ 2020-2025 [tháng 7-2020]

Bên cạnh đó, vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Kon Tum còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Kinh tế- xã hội còn chậm phát triển; hệ thống giao thông đã được quan tâm đầu tư nhưng tỷ lệ đường giao thông, liên thôn được cứng hóa còn thấp.Tình hình dịch bệnh trong vùng đồng bào DTTS còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn cao. Các thế lực thù địch lợi dụng công tác dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Trong khi giai đoạn 2021-2030, nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 về việc triển khai Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới là hết sức nặng nề.

Để đảm bảo thực hiện tốt và có hiệu lực, hiệu quả mục tiêu của các Nghị quyết đề ra, ngoài việc ban hành các chương trình, chính sách cho vùng đồng bào DTTS & MN, đòi hỏi phải tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc hoạt động hiệu quả, xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng để kịp thời đề xuất, tham mưu với các ngành trong việc hoàn thiện và xây dựng chủ trương, chính sách nhằm mang lại hiệu quả thiết thức trong công tác giảm nghèo trong vùng DTTS & MN trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Với kết quả đạt được và thách thức nêu trên, Để tiếp tục thực hiện tốt đề án vị trí việc làm trong thời gian đến, nhất là khi Nghị định 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành, Ban Dân tộc tỉnh đề xuất một số kiến nghị như sau:

Một là, Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm ban hành Thông tư hướng dẫn việc triển khai Nghị định 107/2020/NĐ-CP, 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc cấp huyện từ năm 2021.

Hai là, Hiện nay, Đề án vị trí việc làm của Ban Dân tộc đã được Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt, tuy nhiên với biên chế hiện có, cơ quan phải bố trí công chức kiêm nhiệm, chưa thực hiện đúng theo đề án được duyệt, cơ cấu giữa các phòng chưa đảm bảo theo quy định. Vì vậy đề nghị Ủy ban Dân tộc, kiến nghị với Bộ Nội vụ xem xét trình cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế công chức cho tỉnh Kon Tum để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc và đảm bảo thực hiện tốt đề án vị trí việc làm được phê duyệt.

Ba là, Đề nghị Ủy ban Dân tộc có ý kiến với Bộ Nội vụ về tiêu chí thành lập Phòng Dân tộc theo quy định tại Nghị định 108/2020/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể về tiêu chí thành lập Phòng Dân tộc đối với tiêu chí số 02.

Nguyễn Thanh Hưng

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề