Tỉnh Hòa Bình bao nhiêu km vuông?

Với mong muốn đóng góp một phần công sức cùng Đảng, Nhà nước làm nông thôn mới, những năm qua, cán bộ, hội viên, nông dân xã Độc Lập, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất làm đường giao thông, kênh mương…

  • Đại hội điểm Hội Nông dân huyện Lạc Thủy: Xây dựng mẫu hình người nông dân thời kỳ CNH - HĐH
  • Đại hội điểm Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ: 17.284 hộ đạt SXKD giỏi các cấp
  • Nông dân Hòa Bình thu tiền tỷ từ nuôi gà Lạc Thủy

Hiến đất ao, đất lúa cùng Nhà nước làm nông thôn mới

Chỉ tay về phía con đường bê tông khang trang rộng khoảng 5 mét vừa đổ bê tông ở ngay trước nhà, anh Đinh Văn Hương, hội viên Chi hội Nông dân xóm Can, xã Độc Lập, phấn khởi: Để có con đường bê tông rộng, đẹp như này, gia đình tôi đã tự nguyện hiến khoảng 500 mét vuông đất trồng lúa và 600 mét vuông đất ao bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Gia đình anh Hương, xóm Can, xã Độc Lập hiến 500m2 đất lúa để làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Tuệ Linh.

Trò chuyện với anh Hương, được biết, trước đây toàn bộ khu này là đất trồng lúa của người dân xóm Can. Muốn từ nhà này sang nhà kia phải đi vòng mất nhiều thời gian. Năm 2022, Nhà nước có dự án làm đường giao thông để giúp người dân thuận tiện trong đi lại, bà con ai cũng vui mừng, phấn khởi.

"Theo quy hoạch, con đường đi qua diện tích đất trồng lúa và đất ao của gia đình. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", tôi đã bàn bạc với vợ con hiến đất lúa, đất ao để làm đường bê tông.

Phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới lan tỏa khắp các xóm của xã Độc Lập. Ảnh: Tuệ Linh.

Mặc dù biết đất rất quý, nhưng qua tuyên truyền, vợ con đã hiểu được việc mình hiến đất là vì lợi ích chung của cộng đồng. Mỗi nhà, mỗi người hy sinh một tý, tất cả cộng lại sẽ thành con đường. Tôi nghĩ rằng gia đình tôi và những hộ dân khác hiến đất bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công làm đường, kênh mương chính là chung tay cùng Đảng, Nhà nước xây dựng nông thôn mới", anh Hương bảo vậy.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân hiến đất làm đường giao thông

Cùng tham gia hiến đất làm đường giao thông nông thôn với hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã Độc Lập còn có nhiều cán bộ, đảng viên; trong đó điển hình là hộ gia đình anh Nguyễn Văn Kiều, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Độc Lập.

Anh Kiều chia sẻ: Muốn hội viên, nông dân nghe theo, trước tiên mình là cán bộ, đảng viên thì phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong lời nói và việc làm. Vì vậy, khi có dự án cứng hóa đường giao thông nông thôn, gia đình tôi tiên phong hiến 120 mét vuông đất trồng lúa để thực hiện dự án.

Nhờ phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Độc Lập đã được mở rộng từ 2m lên 5m. Ảnh: Tuệ Linh.

Chị Bùi Thị Thúy Quyên [vợ anh Kiều] tâm sự: Trước đây, tuyến đường rẽ từ tuyến trung tâm đi vào khu ruộng canh tác của người dân xóm Nội chỉ rộng khoảng 2 mét. Sau khi gia đình tôi cùng với hộ gia đình ông Nguyễn Mạnh Dy, ông Nguyễn Văn Quyền hiến hàng trăm mét vuông đất vườn, đất ruộng làm đường bê tông, đến nay, tuyến đường được mở rộng lên hơn 5 mét, ô tô, xe máy chạy vù vù. Tôi tin rằng, khi đường giao thông nông thôn được mở rộng, đi lại thuận tiện, sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống của người dân.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Độc Lập, thành phố Hòa Bình cho biết: Thực hiện chủ trương của cấp trên về việc đưa xã Độc Lập cán đích nông thôn mới trong năm 2023, những năm qua, Hội Nông dân xã đã cùng với các ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

Cùng với việc hiến đất làm đường, người dân xã Độc Lập tập trung chăn nuôi đại gia súc để nâng cao thu nhập. Ảnh: Tuệ Linh.

Theo ông Hưởng, thông qua các buổi tuyên truyền, vận động, hàng trăm hộ dân là cán bộ, hội viên, nông dân đã hiến hàng nghìn mét vuông đất làm đường giao thông và kênh mương. Phong trào hiến đất đã lan tỏa rộng khắp, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn trên địa bàn.

Ông Nguyễn Ngọc Quế, Chủ tịch UBND xã Độc Lập, thông tin: Từ năm 2016 đến nay, người dân xã Độc Lập đã hiến hơn 35.000 mét vuông đất để làm đường giao thông và kênh mương. Trong đó, giai đoạn 2022 – 2023, hiến hơn 24.000 mét vuông.

Đến nay, số km đường trục xã đã cứng hóa là 10,949km/10,949 km, đạt 100 %; Số km đường ngõ xóm đã cứng hóa là 9,35/12,21 km, đạt 76,5 %; Số km đường nội đồng đã cứng hóa là 3,75 km/ 5,75 km, đạt 62,2%. Qua đó, góp phần giúp xã hoàn thành tiêu chí giao thông.

Tin tưởng rằng, với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và sự chung sức, đồng lòng của người dân xã Độc Lập trong việc hiến đất mở đường sẽ giúp thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển và hoàn thành mục tiêu về đích nông thôn mới trong năm 2023.

Hòa Bình cao bao nhiêu so với mực nước biển?

Địa hình: Hòa Bình có địa hình tương đối phức tạp có đồi núi bao bọc bởi phía Đông và phía Nam, có những nơi tạo thành lòng chảo thung lũng, địa hình trong xã nhìn chung có độ cao trung bình từ 350- 550 m so với mực nước biển, có kiểu địa hình khác nhau.

tỉnh Hòa Bình có diện tích bao nhiêu?

4.600 km²

Hòa Bình là miền gì?

- Hòa Bình là tỉnh miền núi, phía Tây Bắc của Tổ quốc giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc; là cửa ngõ thông sang Thượng Lào [điểm gần nhất cách biên giới Việt - Lào 30km], nằm trong giới hạn 20°19' - 21°08' độ vĩ bắc và 104°48' - 105°40' độ kinh đông, phía bắc giáp ...

tỉnh Hòa Bình có bao nhiêu thành phố?

Hòa Bình gồm 1 thành phố tỉnh lỵ và 10 huyện tổng cộng 214 phường, thị trấn, xã gồm: Thành phố Hòa Bình [trung tâm tỉnh lỵ], Huyện Lương Sơn, Huyện Cao Phong, Huyện Đà Bắc, Huyện Kim Bôi, Huyện Kỳ Sơn, Huyện Lạc Sơn, Huyện Lạc Thủy, Huyện Mai Châu, Huyện Tân Lạc, Huyện Yên Thủy.

Chủ Đề