Tổ chức, cá nhân kinh doanh là gì

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Căn cứ theo quy định trên, các chủ thể có thể trở thành thương thương nhân phải đáp ứng các điều kiện:

– Về chủ thể: Thương nhân bao gồm 2 nhóm là cá nhân và tổ chức kinh tế: [1] Đối với cá nhân: Cá nhân với tư cách là chủ thể pháp luật dân sự kể từ lúc sinh ra và chấm dứt sự tồn tại ki chết đi. Cá nhân là con người cụ thể có năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó; [2] Đối với tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật như doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã … thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.

– Để trở thành thương nhân thì các chủ thể phải đăng ký thành lập theo quy định pháp luật và có đăng ký kinh doanh. Chủ thể là tổ chức kinh tế thì phải đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư [thành lập doanh nghiệp]. Đối với thương nhân là cá nhân thì phải đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện [hộ kinh doanh].

– Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên nhằm mục đích sinh lợi, như hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại,..

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định như sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a] Buôn bán rong [buôn bán dạo] là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định [mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong], bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b] Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c] Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống [hàng nước] có hoặc không có địa điểm cố định;

d] Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ] Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e] Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, thương nhân không bao gồm cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh. Cá nhân buôn bán hàng rong là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi nhưng thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh nên được gọi là “cá nhân hoạt động thương mại” và không phải là thương nhân.

Cá nhân tự kinh doanh là một hình thức kinh tế đặc biệt vì không cần phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh cần lưu ý về việc phải nộp một số loại thuế, lệ phí trong quá trình hoạt động.


Cá nhân kinh doanh là gì?

Cá nhân kinh doanh không được định nghĩa hay liệt kê cụ thể. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định về khái niệm cá nhân hoạt động thương mại như sau:

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại.”

Trong khi đó, khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

- Những người bán hàng rong, quà vặt;

- Người buôn chuyến, kinh doanh lưu động;

- Người kinh doanh thời vụ;

- Người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

[Trừ các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện]

Như vậy cá nhân nhân kinh doanh là cá nhân có phát sinh hoạt động thương mại, kinh doanh những ngành nghề được pháp luật cho phép nhưng không có đăng ký kinh doanh.

Đặc điểm của cá nhân tự kinh doanh [Ảnh minh hoạ]

Cá nhân kinh doanh phải nộp những loại thuế phí gì

1. Lệ phí môn bài

Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, người nộp lệ phí là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, chỉ cần cá nhân có hoạt động kinh doanh thì phải nộp lệ phí môn bài. Nhưng cũng có một số trường hợp cá nhân kinh doanh được miễn lệ phí môn bài, cụ thể:

- Cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

2. Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015 quy định người nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng như sau:

“1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật [sau đây gọi là cá nhân kinh doanh]. Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

a] Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

b] Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

c] Hợp tác kinh doanh với tổ chức.

d] Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ”

Như vậy, cá nhân kinh doanh thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Một số trường hợp ngoại lệ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng bao gồm:

- Cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

- Cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác.

Tóm lại, cá nhân kinh doanh cũng là một thành phần kinh tế trong xã hội nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh. Cá nhân kinh doanh vẫn phải nộp các loại thuế, lệ phí gồm: lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chủ Đề