Tổng cục Thuế là cơ quan hành chính nhà nước

Theo đó, Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước [thuế]; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế có nhiệm vụ tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật: Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và các nghiệp vụ khác có liên quan.

Bên cạnh đó, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế; bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;...

Tổng cục Thuế được áp dụng các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế: yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế; ấn định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế....

Cơ cấu tổ chức

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương gồm: 1- Vụ Chính sách; 2- Vụ pháp chế; 3- Vụ Dự toán thu thuế; 4- Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; 5- Vụ Kê khai và Kế toán thuế; 6- Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; 7- Vụ Thanh tra - Kiểm tra thuế; 8- Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn; 9- Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân; 10- Vụ Hợp tác Quốc tế; 11- Vụ Kiểm tra nội bộ; 12- Vụ Tổ chức cán bộ; 13- Vụ Tài vụ - Quản trị; 14- Văn phòng; 15- Cục Công nghệ Thông tin; 16- Trường Nghiệp vụ Thuế; 17- Tạp chí Thuế.

Các tổ chức quy định từ [1] đến [15] là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ [16] đến [[17] là đơn vị sự nghiệp.

Về cơ quan Thuế ở địa phương, Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh [Cục Thuế cấp tỉnh] trực thuộc Tổng cục Thuế; Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, ,thành phố; Chi cục Thuế khu vực [Chi cục Thuế cấp huyện] trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và không quá 4 Phó Tổng cục trưởng theo quy định. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

CƠ QUAN THUẾ LÀ GÌ?

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ THUẾ THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH


Ảnh minh họa

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm

2. Nguyên tắc quản lí thuế

3. Quyền hạn của cơ thuế trong hoạt động quản lý thuế

4. Nội dung của quản lý thuế

1.Khái niệm

  • Cơ quan thuế là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý và thu thuế vào Ngân sách nhà nước. Theo đó, cơ quan thuế bao gồm: Tổng cục thuế [cơ quan thuế cấp trung ương], Cục thuế [cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương], Chi cục thuế [cơ quan thuế cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh]
  • Vị trí và chức năng của các cơ quan Thuế theo điều 2 của Luật Quản lý thuế, như sau:
    • Tổng cục thuế : là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
    • Cục thuế : là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
    • Chi cục thuế: trực thuộc Cục Thuế được tổ chức thống nhất theo đơn vị hành chính cấp huyện.
  • Quản lí thuế là việc Nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế, cơ quan thu thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thu, nộp thuế.

2.Nguyên tắc quản lí thuế:

  • Theo Điều 5 Luật quản lý thuế 2019 quy định cụ thể như sau:

- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.

3. Quyền hạn của cơ thuế trong hoạt động quản lý thuế

  • Căn cứ Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực ngày 01/7/2020, quy định quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong hoạt động quản lý thuế như sau:

- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.

- Ấn định thuế.

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ.

- Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.             

- Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.

4. Nội dung của quản lý thuế

  • Theo Điều 4 Luật quản lý thuế 2019 quy định Nội dung của quản lý thuế rất đa dạng, bao gồm:

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

- Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.

- Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

- Quản lý thông tin người nộp thuế.

- Quản lý hóa đơn, chứng từ.

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

- Hợp tác quốc tế về thuế.

- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Video liên quan

Chủ Đề