Tổng quan về lý thuyết kế toán thực chứng

BỘ GIÁ O DỤ C VÀ ĐÀ O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  Đề tài: Lý thuyết kế toán thực chứng [Positive Theory] và Hướng tiếp cận lý thuyết kế toán tại Việt Nam trước đây và hiện nay Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hoàng Diệu Hiền Sinh viên thực hiện : Vũ Chí Hùng Lớp : C 23605 MSSV : C Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2023

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................

  • MỤC LỤC........................................................................................................................
  • I. THẾ NÀO LÀ KẾ TOÁN THỰC CHỨNG [POSITIVE ACCOUNTING THEORY]..........................
    • 1. NGUỒN GỐC KẾ TOÁN THỰC CHỨNG
    • 1. ĐỊNH NGHĨA
      • a. Dòng lý thuyết:.
      • b. Lý thuyết kế toán thực chứng:
      • c. Phương pháp tiếp cận lý thuyết kế toán thực chứng:
    • 1. QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC...................................................
  • II. NỘI DUNG CỦA KỂ TOÁN THỰC CHỨNG
    • 1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    • 1. LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN
    • 1. YẾU TỐ PHÍ TỔN CHÍNH TRỊ
  • NAM III. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG TẠI VIỆT
    • 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG
    • 1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI
    • 1. THỰC TRẠNG HƯỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG TẠI VIỆT NAM
    • 1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU, TIẾP CẬN VÀ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

như vậy?” [Why, How]. Như vậy, thay vì các quy định cần phải thực hiện trong kế toán chuẩn tắc, lý thuyết kế toán thực chứng cho chúng ta cơ hội khám phá và giải thích những sự vật hiện tượng chưa từng xuất hiện hoặc đã xuất hiện nhưng chúng ta chưa quan sát thấy trong thế giới tài chính và kế toán. Lý thuyết nghiên cứu kế toán thực chứng là tiền đề giải thích các sự kiện kế toán phát sinh trong thực tế, đặc biệt trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi số liệu báo cáo tài chính tác động rất lớn đến các quyết định và lợi ích của nhà đầu tư. Đồng thời cho chúng ta cơ hội khám phá và giải thích những sự vậ hiện tượng chưa từng xuất hiện hoặc đã xuất hiện nhưng chưa quan sát thấy trong tài chính, kế toán. Kế toán thực chứng thường áp dụng các phương pháp thống kê hay kinh tế lượng cao cấp để phục vụ cho việc kiểm chứng giả thuyết.

2. ĐỊNH NGHĨA

  1. Dòng lý thuyết: Là một chuỗi liên tục các định đề hoặc các nguyên lý thiết lập ra các khung nguyên tắc chung nhất cho một lĩnh vực nhất định. Các dòng lý thuyết kế toán khác nhau đưa đến các kết quả, cách thức nghiên cứu và ứng dụng khác nhau.
b. Lý thuyết kế toán thực chứng:

logic dưới dạng nguyên tắc chung, các nguyên tắc này: - Cung cấp một khuôn mẫu tham chiếu tổng quát có thể đánh giá hệ thống kế toán đồng thời - Hướng dẫn việc phát triển các thông lệ hoặc thủ tục kế toán mới

c. Phương pháp tiếp cận lý thuyết kế toán thực chứng:

Các lý thuyết thực chứng nhấn mạnh đến việc thử nghiệm hoặc liên hệ giữa các giả định hoặc lý thuyết với những sự kiện của thế giới thực. Trong giai đoạn đầu, các lý thuyết này kiểm chứng các giả định của lý thuyết quy chuẩn; ví dụ khảo sát quan điểm của người sử dụng báo cáo tài chính [ngân hàng, nhà đầu tư...] đối với tính hữu ích của các phương pháp kế toán lạm phát hoặc nghiên cứu tầm quan trọng trên thực tế thị trường chứng khoán của các báo cáo tài chính. Sau đó các lý thuyết này mở rộng sang việc giải thích các thông lệ kế toán hiện hành và dự đoán ảnh hưởng của kế toán đế quyết định của các bên trong thị trường và nền kinh tế như các nghiên cứu, thực nghiệm về việc lựa chọn chính sách kế toán của nhà quản lý hoặc kiểm chứng giả định về tính chất hàng hóa và chính trị của thông tin kế toán..ý thuyết thực chứng mô tả người kế toán và các bên khác đang hành xử thế nào [không quan tâm là có tốt hay xấu, có đúng hay sai] giải thích tại sao họ làm như vậy và dự đoán những điều mà họ sẽ làm trong những tình huống cụ thể.

Lý thuyết thực chứng là một trong nhiều cách tiếp cận khác nhau, cung cấp thêm một góc nhìn khác mang lại những hiểu biết đầy đủ hơn cho người học và hành nghề kế toán tránh được cái nhìn phiến diện hay định kiến. Lý thuyết cũng là một cơ sở tham chiếu cho các quy định về kế toán được ban hành. “Mục tiêu của lý thuyết kế toán là giải thích và dự đoán thực tiễn kế toán... Giải thích nghĩa là đưa ra các nguyên nhân của các thực tiễn đã được quan sát. ví dụ, lý thuyết kế toán thực chứng tìm hiểu tại sao doanh nghiệp lại chuyển từ một kỹ thuật kế toán này sang một kỹ thuật khác. Dự đoán thực tiễn kế toán nghĩa là lý thuyết sẽ dự đoán những hiện tượng chưa được quan sát” – Theo Watts and Zimmerman trích trong Positive accounting Theory, Prentice - Hall 1986.

3. QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC...................................................

Lý thuyết kế toán thực chứng cũng tập trung vào khía cạnh kinh tế học và tìm cách trả lời những câu hỏi như:

  • Chi phí và lợi ích của những phương pháp kế toán khác nhau?
  • Chi phí và lợi ích của các quy định và quy trình lập quy?
  • Ảnh hưởng của báo cáo tài chính được công bố đến giá cổ phần? Nhằm trả lời các câu hỏi trên, lý thuyết kế toán thực chứng dựa trên các giả thiết về cách ứng xử của các cá nhân, ví dụ như:
  • Các nhà quản lý, nhà đầu tư, chủ nợ ... được giả định là những người xử sự theo lý trí và tối đa hóa lợi ích bản thân.
  • Ban Quản trị sẽ cân nhắc trong việc lựa chọn chính sách kế toán nhằm tối đa hóa lợi ích của họ một cách trực tiếp [ví dư tăng lợi nhuận để tăng các khoản thưởng trên lợi nhuận của công ty] hoặc thay đổi các chính sách tài chính, đầu tư hoặc sản xuất nhằm gián tiếp tăng lợi ích cá nhân của họ [ví dụ, hạn chế các chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong ngắn hạn].
  • Đồng thời, công ty sẽ có những hành động nhằm tối đa hóa giá trị, mang lại lợi ích lớn nhất cho tập thể cổ đông nói chung và từng nhân sự công ty nói riêng. II. NỘI DUNG CỦA KỂ TOÁN THỰC CHỨNG

1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Lý thuyết kế toán thực chứng trải qua 2 giai đoạn hình thành và phát triển - Giai đoạn thứ nhất: Bao gồm các nghiên cứu về kế toán và phản ứng của thị trường vốn. Trong giai đoạn này, các nghiên cứu không giải thích thực tiễn kế toán mà tập

3. YẾU TỐ PHÍ TỔN CHÍNH TRỊ

Lý thuyết kế toán thực chứng đồng thời còn nghiên cứu về lợi nhuận bị tác động dựa trên các yếu tố phí tổn chính trị [Political cost]. Yếu tố phí tổn chính trị đối với doanh nghiệp được coi là các phí tổn phi hợp đồng. Ví dụ như công đoàn công ty sẽ gây sức ép với ban lãnh đạo để được trả lương cao hơn khi công ty có lãi cao. Đó là động lực để ban lãnh đạo phù phép giảm lợi nhuận thông qua các thủ thuật kế toán. Ví dụ cụ thể hơn trên thị trường chứng khoán Việt Nam là trường hợp Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết phù phép lỗ thành lãi trong hai năm trước khi niêm yết nhằm đạt được điều kiện tiên quyết để niêm yết cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết trên thị trường chứng khoán. Hoăc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] kêu lỗ và đòi tăng giá điện trong khi lương và thưởng thuộc hàng cao nhất ở Việt Nam. Lý thuyết kế toán thực chứng giúp chúng ta giải thích được nguyên nhân của các sự kiện trên. Từ đó, các đối tượng sử dụng thông tin kế toán khác nhau sẽ có các hành động khác nhau. Theo góc nhìn vi mô nếu các kiểm toán viên đều hiểu được sâu sắc các nguyên nhân tác động lợi nhuận và ảnh hưởng đến thị trường như thế nào thì có thể giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Những nhà đầu tư hiểu được xu thế biến động của giá cổ phiếu trước các thông tin kế toán thì sẽ có những hành động phù hợp. Hoặc, theo góc nhìn vĩ mô những nhà hoạch định chính sách kế toán, chính sách thị trường vốn có thể đưa ra các chính sách phù hợp nhằm minh bạch hoá thị trường góp phần nâng cao chất lượng thị trường.

3. THỰC TRẠNG HƯỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG TẠI VIỆT NAM

CHỨNG TẠI VIỆT NAM

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG

Lý thuyết kế toán thực chứng là cần thiết khi giới kế toán thấy không thể tìm thấy câu trả lời đối với lý thuyết kế toán chuẩn tắc, lý thuyết chỉ hướng tới các quy định nhằm trả lời câu hỏi “người lập báo cáo tài chính phải làm gì?” mà không lý giải được “tại sao họ làm như vậy?” hay “trong thực tế kế toán làm như thế nào?”. Watts và Zimmerman [1978] cho rằng các quy định kế toán [chuẩn tắc] rất không thực tiễn bởi vì nó tâp trung vào miêu tả các quy định thay vì xem xét các quy định kế toán được áp dụng trong thực tế có phù hợp và đạt hiểu quả kinh tế để từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Ngoài ra, Watt và Zimmerman [1978, 1979, 1980] còn chỉ ra rằng kế toán thực chứng nhằm phát triển các giả thuyết để giải thích cho các sự vật hiện tượng mà chúng ta chưa nhận biết được. Do vậy, lý thuyết kế toán thực chứng có thể giúp các nhà tạo lập chính sách đưa ra các chính sách kế toán mới cho các giao dịch kinh tế mới phát sinh.

Giáo sư Christenson [Harvard] [1983] cho rằng kế toán chuẩn tắc xa dời với diễn biến của thị trường [off-the-mark]. Ông cũng cho rằng nhiều khi các quy định kế toán không quan tâm đến phản ứng của thị trường và không cần biết tính kinh tế khi đưa ra áp dụng các quy định kế toán mới. Điều này dường như cũng đang diễn ra tại Việt Nam?

2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thời điểm hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu kế toán thực chứng nào được công bố ở mức độ sâu rộng. Nhưng nếu các nhà nghiên cứu kế toán của chúng ta áp dụng lý thuyết kế toán thực chứng thì biết đâu có thể kiểm chứng và đúc kết các sự kiện biến động giá cổ phiếu dưới tác động của thông tin kế toán như của Vinaconex, hay Công ty Cổ phần Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin [VSP] từ quán quân lãi năm 2008 trở thành quán quân lỗ năm 2009 nhưng giá cổ phiếu đang tăng rất nóng trong thời gian cuối năm 2009, đầu năm 2010. Tại Việt Nam hiện nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến lý thuyết kế toán thực chứng. Nghiên cứu của Phan Lê Thành Long [2010] cho rằng, lý thuyết kế toán thực chứng giải thích và dự báo các hoạt động kế toán diễn ra hàng ngày trong thực tế, đồng thời, giải thích được nguyên nhân về sự tồn tại của các sự kiện đó, do đó, trả lời được câu hỏi cái gì đang diễn ra và tại sao lại diễn ra như vậy. Nhà nghiên cứu này cũng đã đề xuất rằng một nghiên cứu thực nghiệm tác động trong thực tiễn sẽ là cơ sở tốt nhất cho những nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các chính sách kế toán mới hoặc sửa đổi và hoàn thiện các chính sách hiện hành. Nghiên cứu của Lê Hà Như Thảo [2012] cũng đã đề cập tổng quan một số nghiên cứu về lý thuyết kế toán thực chứng, từ đó khẳng định sự cần thiết của lý thuyết kế toán thực chứng đối với lĩnh vực kế toán - tài chính. Nguyễn Hữu Ánh [2013] trong nghiên cứu của mình về đóng góp của các trường phái lý thuyết kế toán chỉ ra lý thuyết kế toán thực chứng là dòng nghiên cứu chủ đạo đương đại. 3. Thực trạng hướng tiếp cận lý thuyết kế toán thực chứng tại Việt Nam Thông tư số 200/2014/TT-BTC được đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn còn một số tồn tại, bất hợp lý: Thứ nhất, liên quan đến hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc vay ngoại tệ liên quan đến tài hạn phải được vốn hóa theo thông lệ quốc tế [IAS 23] cũng như chuẩn mực kế toán Việt Nam [VAS 16]. Quy định trong Thông tư 200, tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trực tiếp cho tài sản dài hạn vẫn ghi nhận vào lãi [lỗ] trong kỳ, không được vốn hóa.

thế nào; Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của những thay đổi trong chính sách kế toán trên giá cổ phiếu... Tập trung nghiên cứu các hành động của thị trường vốn đối với thông tin về lợi nhuận kế toán. Việc xem xét phản ứng của thị trường vốn ở đây được tiếp cận trên phương diện xem xét sự biến động giá của các công cụ trên thị trường, đặc biệt là giá cổ phiếu. Nghiên cứu chất lượng thông tin kế toán ảnh hưởng đến diễn biến hoạt động của thị trường vốn như thế nào. Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của những thay đổi trong chính sách kế toán trên giá cổ phiếu. Mặc dù thị trường vốn Việt Nam chưa thực sự là một thị trường hiệu quả. Thị trường hiệu quả cần hội tụ: - Có một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Họ tiến hành phân tích và định giá các loại chứng khoán một các hoàn toàn độc lập với nhau - Các nhà đầu tư luôn tìm mọi cách điều chỉnh giá chứng khoán thật nhanh nhằm phản ánh chính xác ảnh hưởng của thông tin. Giá chứng khoán được điều chỉnh một cách nhanh chóng là bởi số lượng lớn các nhà đầu tư với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cạnh tranh với nhau. - Thông tin mới về chứng khoán được công bố trên thị trường một các ngẫu nhiên và tự động, việc quyết định về thời điểm công bố thông tin cũng độc lập với nhau. Việc có một thị trường hiệu quả là rất khó, đặc biệt đối với Việt Nam, dù vậy chúng ta vẫn có thể có những nghiên cứu trong mối quan hệ với nhiều nhân tố tác động khác nữa và chỉ ra kết quả đó có thể nhân tố nào ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng như thế nào. Một hướng nghiên cứu khác cho kế toán thực chứng, có thể áp dụng tại Việt Nam đó là nghiên cứu các hành vi phù phép lợi nhuận, biến lỗ thành lãi và ngược lại. Hàng loạt các hành động “cố tình” che giấu lãi/lỗ của các doanh nghiệp niêm yết được kiểm toán viên điều chỉnh. Các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cho các hành động trên bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng có thể nghiên cứu thực nghiệm tác động của những thay đổi trong chính sách, chế độ, chuẩn mực kế toán đến các doanh nghiệp, xác định xem thực tế các doanh nghiệp có làm đúng quy định không, mức độ tuân thủ, ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách, chế độ kế toán tới các doanh nghiệp. -------- - - Hết - - ------

Chủ Đề