Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Trên thực tế, chúng ta thường nghe nhiều đến “trình độ chuyên môn”, đây cũng là thông tin phải điền vào một số loại giấy tờ. Trình độ chuyên môn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế của một người khi nộp hồ sơ xin việc. Vậy hiểu đúng và đủ về trình độ chuyên môn như thế nào?

Mục lục bài viết

  • Trình độ chuyên môn là gì?
  • Các cấp trình độ chuyên môn hiện nay
  • Trình độ chuyên môn khác trình độ văn hóa thế nào?
  • Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, hồ sơ

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn được hiểu là năng lực, khả năng giải quyết công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, thể hiện quá trình đào tạo mà một người đã trải qua tại các trường lớp, tổ chức được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục Nhà nước.

Trình độ chuyên môn hiện nay gồm các cấp bậc: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Trình độ chuyên môn không chỉ bao gồm kiến thức tiếp thu được trong quá trình đào tạo, nó còn được thể hiện qua khả năng vận dụng kiến thức đó vào công việc, cuộc sống hàng ngày.

Khi tuyển dụng một ví trí nào đó, cơ quan/tổ chức đòi hỏi người được tuyển dụng phải có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực đang tuyển.

Việc tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn thường rất khắt khe nhất là với những nghề đòi hỏi phải đúng chuyên môn, chuyên ngành như bác sĩ, giáo viên hay luật sư…

Trình độ chuyên môn khác với trình độ văn hóa. Ảnh minh họa.

Các cấp trình độ chuyên môn hiện nay

Như đã biết thì trình độ chuyên môn có 07 cấp đã nêu trên. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về trình độ chuyên môn ở các cấp như sau:

- Sơ cấp: thường áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật và được đào tạo trong các trường dạy nghề.

- Trung cấp: áp dụng cho những người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, yêu cầu người học phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp…

- Cao đẳng: áp dụng cho những người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có kiến thức thực tế, lý thuyết của một ngành; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề…

- Đại học: người có kiến thức chuyên môn vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu; có kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề ở mức độ phức tạp cao. Bên cạnh đó, người có trình độ chuyên môn đại học còn có khả năng đào tạo và hướng dẫn chuyên môn.

- Thạc sĩ, tiến sĩ: hướng tới trình độ nghiên cứu chuyên sâu, kiến thức chuyên ngành ở mức độ vĩ mô, rộng và bao quát hơn những cấp trên.

Trình độ chuyên môn khác trình độ văn hóa thế nào?

Như định nghĩa ở trên thì trình độ chuyên môn là vận dụng kiến thức chuyên môn đã được đào tạo trong môi trường làm việc.

Còn trình độ văn hóa là được hiểu là trình độ nhận thức văn hóa, văn hóa ứng xử theo chuẩn mực xã hội. Khái niệm văn hóa khá trừu tượng vì bao gồm cả vật chất, công cụ, ngôn ngữ, chữ viết, những phát minh của con người…

Khi ghi trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn trong các sơ yếu lý lịch xin việc cũng có sự khác nhau, tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn trong việc điền thông tin giữa hai mục này.

- Trình độ chuyên môn: có thể hiểu là việc một người hoàn thành chương trình đào tạo thuộc một chuyên ngành cụ thể như kỹ sư xây dựng, cử nhân Luật…

- Trình độ văn hóa: việc hoàn thành cấp bậc chương trình giáo dục phổ thông. Ví dụ: 9/12, 12/12,…

Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, hồ sơ

Trong sơ yếu lý lịch

Mục trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch in theo mẫu sẵn chỉ giới hạn trong một dòng nên cần ghi đầy đủ ngắn gọn, gồm:

- Học hàm cao nhất: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư…

- Chương trình đào tạo cao nhất: cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp…

- Chuyên ngành đào tạo: luật, kế toán, cơ khí, công ngệ thông tin, tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh…

Trong hồ sơ

Thường áp dụng với hồ sơ cán bộ, công chức:

Căn cứ trong hồ sơ cán bộ, công chức, phần trình độ chuyên môn ghi cấp trình độ cao nhất: Tiến sĩ khoa học, thạc sĩ cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chuyên ngành.

Ở phần trình độ giáo dục phổ thông thì ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo nào.

Trên đây là các thông tin liên quan đến trình độ chuyên môn là gì? Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Khi chuẩn bị đơn xin việc, sơ yếu lý lịch là thứ không thể thiếu trong hồ sơ cá nhân, nghe có vẻ quen thuộc tuy nhiên nhiều bạn còn mắc sai sót không biết trình độ ghi đại học hay 12/12, đặc biệt là cách ghi trình độ văn hóa một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó nhiều người không phân biệt được trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Vậy trình độ văn hóa là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất.

Trình độ văn hóa là gì?

Bạn đã biết cách ghi trình độ trong đơn xin việc?

Thực ra, chưa có khái niệm chính thức về trình độ văn hóa, nhiều định nghĩa cho rằng trình độ văn hóa là thuật ngữ dùng để chỉ cấp độ học tập của một cá nhân theo các bậc học phổ thông bao gồm tiểu học – trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hoặc một số giấy tờ, văn bản liên quan khác thường yêu cầu người thực hiện khai báo thông tin cá nhân.

Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng cách hiểu trên chưa được đầy đủ do trình độ văn hóa nên được hiểu theo nghĩa rộng hơn là trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của một cá nhân hay của một nhóm người, một xã hội, bao gồm cách sống và lối sống. Còn trình độ học vấn không thể hiện rằng người có trình độ học vấn cao chắc chắn có trình độ cao và người trình độ học vấn thấp thì trình độ văn hoá phải thấp.

Vì vậy, để tránh sự nhầm lẫn hoặc đánh đồng khái niệm dẫn đến hiểu sai nghĩa, trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch nên được thay thế bởi một từ khác phù hợp hơn như trình độ học vấn hay trình độ giáo dục phổ thông…

Xem thêm: Lao động phổ thông là gì? Người làm công việc phổ thông nên lưu ý gì?

Phân biệt trình độ văn hóa, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Phân biệt trình độ học vấn

1. Trình độ văn hóa và trình độ học vấn

Tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 về các cấp học và trình độ đào tạo theo hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

– Giáo dục mầm non bao gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.

– Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

– Giáo dục nghề nghiệp bao gồm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.

– Giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong đó:

  • Giáo dục đại học: Trường trung cấp, dạy nghề hoặc Giáo dục hệ cao đẳng; Giáo dục đại học.
  • Giáo dục sau đại học: Giáo dục cao học hoặc Nghiên cứu sinh.

Sau khi hoàn thành cấp học, cá nhân sẽ được cấp bằng tốt nghiệp thể hiện việc hoàn thành chương trình học cũng như đạt đủ điều kiện để tốt nghiệp. Từ trình độ học vấn được thể hiện trên đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, CV nhà tuyển dụng có thể xác định trình độ của ứng viên.

Theo hướng dẫn khai Sơ yếu lý lịch viên chức mẫu HS02-VC/BNV được ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV về khai thông tin trình độ học vấn hay trình độ giáo dục phổ thông bằng cách ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Do đó, trong sơ yếu lý lịch hoặc bìa hồ sơ xin việc là trình độ học vấn theo các cấp độ học tập thuộc hệ đào tạo tương ứng.

2. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Phân biệt giữa các trình độ

Trình độ chuyên môn thường được ghi là trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo hoặc bồi dưỡng tại thời điểm kê khai thông tin như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp… và thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Bên cạnh đó, những người có nhiều văn bằng đào tạo như bằng Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ và cả Tiến sĩ thì chỉ cần kê khai trình độ chuyên môn cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Điền trình độ chuyên môn vào lý lịch thế nào là chuẩn?

Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Bạn đã biết cách ghi trình độ chưa?

Khai báo trong đơn xin việc, sơ yếu lý lịch hoặc các giấy tờ khác là việc làm cần thiết giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được trình độ của ứng viên nhằm làm căn cứ để ra quyết định tuyển dụng như xác định hệ số lương, nâng cao bậc học hoặc cấp học bổng, đào tạo,…

Về trình độ văn hóa / trình độ học vấn

Trình độ trong sơ yếu lý lịch thường nằm tại Phần I. Lịch sử bản thân, bao gồm “trình độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn”, bắt buộc ứng viên phải điền đầy đủ và chính xác.

Ứng viên đã học qua cấp bậc học nào thì ghi chính xác vào mục “trình độ văn hóa” hoặc mục “trình độ học vấn” tương ứng. Cụ thể là ứng viên phải ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào… Tùy vào mục hiển thị trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch mà ứng viên sẽ có cách ghi phù hợp.

Lưu ý:

  1. Ưu tiên ghi cấp bậc cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.
  2. Nếu sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc ghi trình độ thì ghi 11/12, 12/12… Nếu bạn vẫn đang học trung học phổ thông hoặc chưa hoàn thành khóa học, bằng cấp liên quan, các bạn vẫn có thể liệt kê cập nhật thời điểm hiện tại theo cấp học.

Ví dụ:

  • Trình độ văn hoá 12/12, đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ giáo dục trung học phổ thông 12 năm.
  • Trình độ văn hoá 10/12 đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ giáo dục trung học phổ thông 12 năm.
  • Nếu sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc ghi trình độ học vấn thì ghi cấp 1, cấp 2, cấp 3 hoặc đại học. Ngoài ra, cần ghi cụ thể là hệ đào tạo chính quy hoặc trung cấp nghề,…

Về trình độ chuyên môn

Trình độ trong sơ yếu lý lịch

Ứng viên chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tính tại thời điểm kê khai và thuộc chuyên ngành đào tạo nào.

Ví dụ: Nếu trình độ chuyên môn cao nhất của bạn là tốt nghiệp đại học luật, chỉ cần ghi trình độ chuyên môn Cử nhân luật.

Một số lưu ý khi ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc và sơ yếu lý lịch

2. Tốt nghiệp đại học nên ghi trình độ văn hóa như thế nào?

Nhiều ứng viên thường nhầm lẫn tốt nghiệp đại học thì nên ghi là đại học, tuy nhiên điều này lại không đúng, do trình độ văn hoá chỉ xét trên các cấp bậc học trung học phổ thông gồm mù chữ – tiểu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông và không gồm các bậc học như đại học, cao đẳng… Do đó, nếu bạn đã tốt nghiệp hoặc đang học các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng,… thì nên ghi là 12/12. Còn nếu các bạn tốt nghiệp chuyên ngành nào của trường thì nên ghi Cử nhân Luật, Thạc sĩ Luật hoặc Tiến sĩ Luật tương ứng vào mục trình độ chuyên môn. Xem thêm: Có nên học thạc sĩ không? Tất tần tật các điều kiện cần biết để học thạc sĩ

3. Trình độ trong sơ yếu lý lịch của viên chức ghi như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, mẫu HS02-VC/BNV ban hành có kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV đã hướng dẫn khai trình độ trong sơ yếu lý lịch đối với viên chức như sau: Trình độ giáo dục phổ thông – ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.

Kết luận

Trình độ là gì không còn là câu hỏi khó nữa

Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h sẽ giúp các bạn hiểu trình độ văn hóa là gì, sự khác biệt trong cách ghi trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn cũng như trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Hãy chú ý trình bày trong đơn xin việc một cách chính xác và chỉn chu nhất để các nhà tuyển dụng nắm được những thông tin mà bạn đề cập đến cũng như đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn.

Chủ Đề