Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ 2022

Giao dịch tại thị trường chứng khoán Mỹ. [Nguồn: CNBC]

Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, thị trường chứng khoán Mỹ đã “bốc hơi” hơn 2,5% giá trị khi cả 3 chỉ số chính đều giảm mạnh trước những thông tin tiêu cực bủa vây, từ những số liệu kinh doanh kém hiệu quả của nhiều công ty, khả năng Ngân hàng Dự trữ Trung ương Mỹ [Fed] sẽ tăng mạnh lãi suất, tốc độ phục hồi kinh tế chậm lại do tác động từ các lệnh trừng phạt qua lại giữa Nga và phương Tây đến ảnh hưởng từ chính sách phong tỏa chống COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 22/4 tại thị trường chứng khoán New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones bị “thổi bay” 2,82% giá trị, xuống còn 33.811,4 điểm, đánh dấu ngày giao dịch có mức sụt giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 10/2020.

Chỉ số S&P 500 cũng giảm 2,77% xuống còn 4.271,78 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq giảm 2,55% xuống còn 12.839,29 điểm.

Tính trong cả tuần, 3 chỉ số trên giảm lần lượt 1,9%, 2,8% và 3,8%. Đây đã là tuần giảm thứ 4 liên tiếp của Dow Jones và là tuần giảm thứ 3 liên tiếp của S&P 500 và Nasdaq.

[Chứng khoán châu Á chiều 22/4 đi xuống sau phát biểu của Chủ tịch Fed]

Giới phân tích lo ngại nếu Dow Jones đâm thủng ngưỡng hỗ trợ 33.000 điểm trong tháng này thì có thể sẽ lặp lại kịch bản như trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Trước đó, thị trường chứng khoán châu Âu cũng chốt phiên cuối cùng của tuần này bằng chiều đi xuống do tâm lý nặng nề của các nhà đầu tư trước những thông tin bất định và triển vọng tăng trưởng u ám. Theo đó, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Anh, Pháp và Đức giảm lần lượt là 1,4%, 2% và 2,5%.

Trong khi đó, sắc đỏ cũng bao trùm thị trường vàng và năng lượng, bất chấp nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ tại châu Âu nếu dòng chảy xuất khẩu dầu của Nga bị chặn lại.

Giá dầu thô ngọt nhẹ [WTI] Mỹ giao hợp đồng tương lai giảm 2,03% xuống còn 101,69 USD/thùng, giá dầu Brent cũng giảm 2% và dừng ở mức 106,16 USD/thùng.

Giá vàng giao tháng 6 trên sàn COMEX giảm 13,9 USD, tương đương 0,71%, xuống còn 1.934,3 USD/ounce, một phần do USD tăng giá và chỉ số quản lý sức mua sản xuất [PMI] tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh./.

Lan Nhi [TTXVN/Vietnam+]

BNEWS Các chỉ số chứng khoán Mỹ đảo chiều, đạt các mức kỷ lục trong phiên 29/10, tăng trong cả tuần và cả tháng 10, khi nhiều yếu tố cùng lúc tạo đà cho thị trường.

Chốt phiên cuối tuần, chỉ số Dow Jones tăng 89 điểm, hay 0,3%, lên mức cao kỷ lục 35.819,56 điểm.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,2%, lên 4.605,38 điểm. Nasdaq Composite tăng 0,3%, lên 15.498,39 điểm.

Các mức chốt phiên này của chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đều là cao nhất kể từ tháng 11/2020.

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục kéo dài đà tăng của tuần trước lên mức cao kỷ lục mới trong phiên giao dịch đầu tuần 25/10 khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay, nhờ báo cáo kinh doanh tốt của nhiều doanh nghiệp và giá trị vốn hóa thị trường của Tesla đạt hơn 1 nghìn tỷ USD.

Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones tăng 0,2% lên mức kỷ lục 35.741,15 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,5% lên mức kỷ lục 4.566,48 điểm.

Trong khi đó, chỉ số Nasdaq tăng 0,9% lên 15.226,71 điểm, khi Tesla trở thành "gã khổng lồ" công nghệ mới nhất đạt mức vốn hóa thị trường hơn 1 nghìn tỷ USD.
Chứng khoán thế giới lại đồng loạt tăng hôm 26/10, sau một đợt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp khá mạnh khác đã bù đắp những lo lắng kéo dài về lạm phát và chuỗi cung ứng.

Phiên này, trên phố Wall, hai chỉ số chính là Dow Jones và S&P 500 đã đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại mới, dù đà tăng nhìn chung không quá cao.

Chỉ số Dow Jones tăng 0,1%, lên 35.756,88 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên 4.574,79  điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite tiến 0,1%, lên 15.235,71 điểm.
Sang phiên 27/10, do ảnh hưởng của lệnh cấm của Mỹ đối với nhà mạng viễn thông China Telecom của Trung Quốc và việc Chính phủ Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu, hạ dự báo tăng trưởng đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư, chỉ số Dow Jones giảm 0,7% xuống 35.490,69 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 0,5% xuống 4.551,68 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite đi ngang ở mức 15.235,83 điểm.
Trong phiên giao dịch 28/10, thị trường chứng khoán Mỹ xác lập mức kỷ lục mới, khi báo cáo kinh doanh mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã lấn át số liệu tăng trưởng gây thất vọng của kinh tế Mỹ.

Chốt phiên này, chỉ số Nasdaq tăng 1,4% lên 15.448,12 điểm, mức cao nhất từ trước đến nay, chỉ số S&P 500 cũng tăng 1% lên 4.596,42 điểm, ghi dấu kỷ lục phiên thứ tư trong một tuần rưỡi, còn chỉ số Dow Jones tăng 0,7% lên 35.730,48 điểm. Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,4%, chỉ số S&P 500 tăng 1,3% và chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,7%. Trong cả tháng 10, các chỉ số tăng tương ứng 5,8%, 6,9% và 7,3%. Các chỉ số đã phục hồi sau khi những lo ngại về nguồn cung và lợi suất trái phiếu tăng đã kéo các chỉ số chứng khoán xuống trong tháng Chín.

Một số yếu tố đã tạo động lực phục hồi cho các chỉ số trong tháng này: Lợi suất trái phiếu dừng tăng; Lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp vượt dự báo.

Cổ phiếu các doanh nghiệp công nghệ lớn của Mỹ ghi nhận năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng, khi những gã khổng lồ như Apple và Microsoft tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn từ thị trường bất kể môi trường kinh tế diễn biến như thế nào.

Năm đại gia công nghệ hàng đầu của Phố Wall, gồm Apple, Microsoft, Alphabet - công ty mẹ của Google, Amazon và Meta Platforms - công ty mẹ của Facebook kết thúc năm 2021 với mức tăng 2,4% đến 65%. Tổng vốn hóa của những doanh nghiệp này tăng thêm 2.450 tỷ USD. Trong đó, Microsoft, Apple và Alphabet là ba công ty đóng góp lớn nhất vào mức tăng năm 2021 của S&P 500.

"Nhà đầu tư đã nhận ra rằng các công ty này vẫn tiếp tục hoạt động cực kỳ tốt", Mark Luschini, chiến lược gia đầu tư tại Janney Montgomery Scott, công ty quản lý 125 tỷ USD, cho biết. "Sự tăng trưởng nhanh chóng của lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và bảng cân đối kế toán tốt hơn đã bảo vệ họ khỏi một số rủi ro trong năm nay".

Mức tăng cổ phiếu năm "gã khổng lồ công nghệ" của Phố Wall trong năm 2021. Ảnh: Bloomberg

Alphabet

Cổ phiếu công ty mẹ của Google đã tăng 65% trong năm vừa qua, trở thành cổ phiếu có hiệu suất hàng đầu trong số những tên tuổi lớn nhất của Phố Wall.

2021 cũng là năm ghi nhận biên độ tăng của mã này cao nhất trong hơn thập kỷ, giúp Alphabet có thời điểm gia nhập câu lạc bộ các doanh nghiệp định giá trên 2.000 tỷ USD, cùng với Apple và Microsoft.

Công ty này được hưởng lợi từ sự tăng trưởng trong lĩnh vực kinh doanh điện toán đám mây, cũng như sự phục hồi trong chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số, đặc biệt là các ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch năm 2020. Đầu tuần này, CFRA đã nâng khuyến nghị mua với Alphabet do "mức định giá hấp dẫn so với các công ty công nghệ vốn hóa lớn", cũng như "niềm tin doanh nghiệp này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trong ba năm tới".

Microsoft

Vốn hóa của gã khổng lồ phần mềm đã tăng 51% trong năm 2021, giúp công ty tiến vào câu lạc bộ vốn hóa thị trường 2.000 tỷ USD. Cổ phiếu này đã tăng trong 10 năm liên tiếp, mức tăng dài nhất từ trước đến nay và mang lại lợi nhuận hai con số trong 9 năm liên tiếp. Tính từ năm 2011, cổ phiếu Microsoft đã tăng gần 1.200%.

Đà tăng của cổ phiếu này đến từ kỳ vọng vào kết quả kinh doanh, với nhu cầu ổn định từ thị trường với dịch vụ điện toán đám mây và phần mềm doanh nghiệp.

Cổ phiếu Microsoft đã tăng liên tục từ năm 2012 đến nay. Ảnh: Bloomberg

Apple

Cổ phiếu nhà sản xuất iPhone đã tăng 34% trong năm vừa qua, đánh bại mức tăng của S&P 500 năm thứ ba liên tiếp.

Dù vậy, năm 2021 là năm ghi nhận mức tăng khiêm tốn nhất của doanh nghiệp này, khi cổ phiếu Apple trước đó đã tăng hơn 80% trong cả năm 2019 và 2020. Vốn hóa của nhà sản xuất iPhone đến cuối năm 2021 đạt 2.910 tỷ USD.

Cổ phiếu Apple tiến gần ngưỡng vốn hóa 3.000 tỷ USD. Ảnh: Bloomberg

Bất chấp các vấn đề đang diễn ra với các nhà sản xuất thiết bị di động, như thiếu chip và ảnh hưởng của đại dịch, Apple vẫn là một trong những cổ phiếu được các nhà đầu tư yêu thích nhất trong năm 2021.

Công ty này được giới phân tích đánh giá là tiếp tục hưởng lợi từ sự phổ biến của các sản phẩm mang thương hiệu Apple, tiềm năng từ các dịch vụ mới để duy trì tăng trưởng doanh số ổn định. Và tương lai có vẻ tươi sáng khi các nhà đầu tư ưa chuộng các cổ phiếu có khả năng tăng trưởng lâu dài, trong bối cảnh sự không chắc chắn liên quan đến chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] và tỷ giá.

Meta Platforms

Cổ phiếu Meta đã tăng 23% vào năm 2021, gần bằng với S&P 500, bất chấp năm nay là một trong những năm hỗn loạn nhất trong lịch sử của Facebook.

Công ty này được hưởng lợi từ mức độ tương tác cao của người dùng trên các nền tảng và sự thay đổi liên tục của ngân sách quảng cáo đối với mạng xã hội, nhưng nó cũng phải vật lộn với tác động của chính sách quyền riêng tư đã thay đổi của Apple và sự giám sát gắt gao từ các cơ quan quản lý.

Vào tháng 10, Meta đã công bố trọng tâm mới là tập trung vào metaverse, một công nghệ thực tế ảo nhập vai.

Mức tăng của Meta chủ yếu đến trong nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, Phố Wall lạc quan về triển vọng của công ty này vào năm 2022, với mức định giá hấp dẫn hơn và khả năng tạo ra lợi nhuận.

Amazon

Cổ phiếu của công ty thương mại điện tử này có hiệu suất kém nhất trong nhóm "Big Tech" khi chỉ tăng 2,4% so với đầu năm. Dù vậy, con số này đủ để nối dài chuỗi tăng của cổ phiếu Amazon sang năm thứ 7 liên tiếp. Kể từ cuối năm 2014, cổ phiếu này đã tăng gần 1.000%.

Amazon giao dịch trong biên độ hẹp trong suốt nửa cuối năm, khi công bố báo cáo quý kém tích cực. Chi phí lao động tăng, cùng sự gián đoạn chuỗi cung ứng tạo áp lực đè nặng lên cổ phiếu.

Minh Sơn [theo Bloomberg]

Video liên quan

Chủ Đề