Toổng quát đánh giá nước ta từ 1975-2023 năm 2024

Đó cũng là ý kiến được nhiều khách mời đưa ra tại Hội thảo “Hướng tới 50 năm Kiến trúc Việt Nam 1975-2025” của Hội KTS Việt Nam, diễn ra vào ngày 12/11/2021 vừa qua, tại trụ sở Hội KTS Việt Nam [40 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội] kết hợp trực tuyến trên nền tảng zoom.

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động năm 2021 của Hội KTS Việt Nam, Hội thảo được tổ chức nhằm nhận ghi nhận những góc nhìn đa chiều, từ các kiến trúc sư trên cả nước về quá trình phát triển kiến trúc nước nhà trong 50 năm vừa qua, bổ sung cho đề án nghiên cứu: “50 năm Kiến trúc Việt Nam 1975-2025”. Đây là đề tài cấp nhà nước đã được chính phủ phê duyệt để đánh giá toàn diện quá trình phát triển kiến trúc, khẳng định những thành tựu đã đạt được của ngành kiến trúc, cũng như những tồn tại cần phải khắc phục, hướng tới kiến tạo nền kiến trúc hiện đại, giàu bản sắc trong thế giới hội nhập.

NS. Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam – Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo của hơn 500 KTS, đặc biệt, có sự tham dự của NS. Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam – Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam; KTS Trần Anh Tuấn – Đại diện Vụ Công Nghiệp – Văn phòng chính phủ; Ông Đỗ Minh Nhựt – Vụ trưởng Vụ Văn hoá Văn nghệ Ban tuyên giáo trung ương, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, KTS Nguyễn Tấn Vạn – Nguyên Chủ tịch Hội KTS Việt Nam cùng lãnh đạo Hội KTS Việt Nam và đại diện chi Hội KTS các tỉnh thành trên cả nước.

GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông chia sẻ tại Hội thảo

Chia sẻ khai mạc Hội thảo, GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, Chủ tịch Hội đồng Kiến trúc, Hội KTS Việt Nam bày tỏ: “Đến năm 2025, tròn 50 năm đất nước thống nhất, 95 năm thành lập Đảng CSVN và 80 năm thành lập nước. Đây là những dấu mốc quan trọng và là thời điểm cần thiết để giới KTS chúng ta nhìn lại, đánh giá toàn diện quá trình phát triển kiến trúc nước nhà. Tuy nhiên, nghiên cứu, tổng kết và đánh giá 50 năm kiến trúc Việt Nam là vấn đề lớn, liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực hoat động kiến trúc, vì thế đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân. Đề án sẽ bước đầu nghiên cứu 5 lĩnh vực tiêu biểu: Quy hoạch đô thị và nông thôn; Kiến trúc công cộng; Kiến trúc nhà ở; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc, đô thị; Lý luận và phê bình kiến trúc. Chính vì vậy, Hội thảo khởi động ngày hôm nay rất mong sẽ nhận được nhiều nhất ý kiến của các KTS, chuyên gia trên cả nước.”

Trong khuôn khổ hội thảo lần này, các diễn giả và khách mời đã tập trung trước vào 3 tham luận chính về Kiến trúc công cộng Việt Nam, Quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam giai đoạn 1975 – 2021 và dự thảo Đề cương tổng kết 50 năm Kiến trúc Việt Nam 1975-2025.

Tại dẫn luận mở đầu về Kiến trúc công cộng Việt Nam 1975-2021 – GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi đã báo cáo, tổng kết những nghiên cứu về Kiến trúc công cộng Việt Nam, dựa trên bối cảnh kinh tế xã hội nói chung theo 3 giai đoạn chính: Từ 1975-1986 với nền kinh tế tập trung và từ năm 1986 đến nay, giai đoạn kinh tế thị trường, đổi mới, hội nhập, đồng thời nhắc đến giai đoạn trước năm 1975, khi chưa thống nhất đất nước, đã để lại nhiều giá trị kế thừa cho đến ngày nay. Cũng từ đó, GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi đi sâu hơn về Kiến trúc công cộng từng miền Bắc, Trung, Nam từ năm 1975 đến nay với những tương đồng do bối cảnh phát triển, đến những đặc trưng riêng do lịch sử và điều kiện tự nhiên.

GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi với tham luận Kiến trúc công cộng Việt Nam 1975-2021

Tiếp nối là tham luận về Quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam 1975-2021 của ThS.KTS Lã Thị Kim Ngân. Đây là mảng nội dung cần nghiên cứu sâu, rộng, nên tại tham luận này, ThS.KTS Lã Thị Kim Ngân cũng tiếp tục tập trung vào 2 giai đoạn chính, từ đó phân tích quá trình phát triển kiến trúc, quy hoạch đô thị, nông thôn, nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế trong suốt chặng đường gần 50 năm phát triển. Giai đoạn từ 1975 – 1986: Môi trường pháp lý chưa có quy định về Luật, hành nghề chưa có cạnh tranh. Điều này cũng làm cho kiến trúc phát triển chậm, sơ cứng, duy lý, tuy nhiên, quy hoạch lại phát triển tốt theo kiểm soát. Giai đoạn từ 1986-2021 – Nguồn lực dồi dào, luật và các quy định pháp lý ra đời và ngày càng hoàn thiện, môi trường hành nghề có sự cạnh tranh mạnh mẽ, điều này dẫn đến tốc độ phát triển nóng, thích ứng với nền kinh tế, giá trị kiến trúc ngày càng được nâng cao, quy hoạch đô thị có nhiều đổi mới theo xu hướng quốc tế, đa dạng về hình thức tổ chức. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đạt được, phải kể đến rất nhiều hạn chế do quá trình phát triển nóng, nhưng chưa cập khả năng kiểm soát, mang đến những “vết sẹo” cho đô thị. Nói thêm về quy hoạch nông thôn, theo bà: “Nông thôn của Việt Nam còn chậm phát triển, với nhiều năm bị bỏ ngỏ, mãi đến năm 2008, mới có nghị quyết của Trung ương về phát triển nông nghiệp nông thôn. Và đến nay, sau hơn 10 năm phát triển, nông thôn Việt Nam đã tăng về số lượng, nhưng chất lượng còn cần phải bàn thêm.”

ThS.KTS Lã Thị Kim Ngân và tham luận Quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam 1975-2021

Có thể thấy, kiến trúc Việt Nam luôn ảnh hưởng sâu sắc từ kinh tế xã hội, phản ánh tinh thần, tư tưởng của người dân trong từng giai đoạn phát triển. Và kiến trúc đương đại từ năm 1975 đến nay có nhiều tác động đến hoạt động sáng tạo của các KTS Việt Nam, vì thế việc thực hiện Đề án đánh giá nửa thế kỷ kiến trúc Việt Nam sau thống nhất đất nước là một việc hết sức quan trọng, khoa học, góp phần thúc đẩy sáng tác kiến trúc, nâng cao nhận thức thẩm mỹ, kiến trúc của cộng đồng, tạo sự kết nối, nâng cao trách nhiệm của giới KTS với xã hội, đồng thời trở thành tư liệu lịch sử kiến trúc Việt Nam. – GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông chia sẻ thêm trong phần trình bày về dự thảo Đề cương tổng kết 50 năm Kiến trúc Việt Nam 1975-2025.

KTS Nguyễn Văn Tất tại thảo luận mở rộng

Bổ sung thêm các ý kiến từ tham luận chính, Hội thảo có phần tham luận mở với sự tham gia của KTS. Nguyễn Văn Tất [TP Hồ Chí Minh] về nội dung phác thảo một cách nhìn kiến trúc 1975 – 2025 ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ghép nối cho bức tranh kiến trúc Việt Nam thêm sinh động. Cùng với sự phát triển của đất nước, kiến trúc Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng không có quá nhiều sự khác biệt với kiến trúc các vùng miền khác trên cả nước, với các xu hướng kiến trúc hiện đại, hội nhập. Tuy nhiên, theo KTS, kiến trúc Nam Trung Bộ và Nam Bộ giai đoạn trước năm 1975 cũng góp phần không nhỏ tạo ra quỹ kiến trúc hiện đại to lớn ngày nay, tạo dựng thời kỳ phát triển giúp kiến trúc Việt Nam không đứt gãy với dòng chảy kiến trúc thế giới.

Các Hội KTS địa phương góp ý tại Hội thảo

Tham dự hội thảo, Đại diện các Hội KTS Long An, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Thái Nguyên, cũng chia sẻ về tình hình phát triển kiến trúc chung của địa phương, cũng như hưởng ứng nội dung, đồng thời bày tỏ mong muốn phối kết hợp cùng Hội KTS Việt Nam thực hiện đề án.

TS. KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam tổng kết tại hội thảo

Kết luận tại Hội thảo, TS. KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam tổng kết: “Dự thảo Đề án đã có những sơ phác ban đầu về kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn 50 năm vừa qua, tuy nhiên vẫn cần hoàn thiện thêm để đề án trở thành tư liệu khoa học và vận dụng vào phát triển trong những năm tiếp theo của Kiến trúc Việt Nam. Để làm được điều này, Đề án nghiên cứu cần đi thẳng hơn nữa vào các vấn đề về pháp lý, đường lối đến cơ chế hoạt động trong giai đoạn năm 1975 đến nay, từ đó đề xuất những đường hướng tương lai kỹ lưỡng hơn cho từng hạng mục nghiên cứu, với sự tham gia của các KTS đi cùng từng thời kỳ, từng vùng miền địa phương. Những vấn đề được góp ý ngày hôm nay tại hội thảo cũng là những nội dung rất thực tiễn để bổ sung vào đề án. Mong rằng, trong thời gian sắp tới, Đề án sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của KTS trên toàn quốc, tạo nên một bức tranh trung thực nhất về Kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn chuyển mình vừa qua. Đây cũng sẽ là cơ hội, gắn kết các KTS vùng miền, góp phần vào quá trình phát triển chung của đất nước.”

Chủ Đề