Trang lứa là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Áp lực bạn bè, hoặc áp lực đồng nghiệp, là sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi người đồng nghiệp, mọi thành viên của xã hội nhóm với cùng sở thích, kinh nghiệm, hoặc địa vị xã hội giống nhau. Các thành viên của một nhóm đồng đẳng, không nhiều thì ít cũng chi phối lòng tin và lối cư xử của người trong nhóm. Một nhóm hoặc cá nhân nào đó cũng có thể "được khuyến khích và tự nguyện" đi theo lề lối của đồng nghiệp bằng cách thay đổi thái độ, giá trị, hoặc lề lối cư xử cho phù hợp với nhóm hoặc cá nhân đang có thế lực. Cho cá nhân bị chi phối, áp lực bạn bè có thể dẫn đến kết quả tích cực hoặc tiêu cực hoặc cả hai.

Ảnh hưởng của áp lực bạn bè không có giới hạn nào trong khuôn khổ và hình thức. Nó có thể xảy ra trong bất cứ môi trường nào, bất cứ nhóm xã hội nào. Đó là bao gồm cả các nhóm thành viên bắt buộc [chẳng hạn như các đảng phái chính trị, công đoàn, trường học] trong đó có những cá nhân được phong chức là thành viên "chính thức", và các nhóm clique, trong đó có những thành viên nào, thì không định rõ cho lắm. Nhưng ảnh hưởng của áp lực bạn bè không chừa ai ra, thành viên hay không thành viên, trong nhóm hay ngoài nhóm. Nghiên cứu cho thấy rằng, ngay như các tổ chức lớn cũng rất dễ bị áp lực đồng nghiệp. Điển hình là một tập đoàn lớn có thể bị chi phối bởi các công ty khác trong ngành hoặc từ trụ sở chính.[1]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư duy tập thể
  • Sự vô tri đa nguyên
  • Loại trừ xã hội

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Marquis, Christopher; Tilcsik, András [1 tháng 10 năm 2016]. “Institutional Equivalence: How Industry and Community Peers Influence Corporate Philanthropy” [PDF]. Organization Science. 27 [5]: 1325–1341. doi:10.1287/orsc.2016.1083. hdl:1813/44734. ISSN 1047-7039.

Thống kê cho thấy cứ 10 người thì có đến 6 – 7 người đều bị áp lực đồng trang lứa, có thể gặp ở cả bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên đi học và những người đã đi làm. Áp lực vô hình này khiến mỗi chúng ta luôn cảm thấy kém cỏi, thất bại, khao khát được thành công như “người ta”. Việc định hướng “áp lực” này sai cách có thể biến chúng ta trở nên mệt mỏi và tiêu cực hơn.

Áp lực đồng trang lứa hay Peer pressure là một thuật ngữ được dùng rất nhiều hiện nay trong chuyên ngành tâm lý và giáo dục. Hiểu một cách đơn giản nhất, áp lực đồng trang lứa xuất hiện ở một cá nhân chịu tác động, ảnh hưởng từ những người đồng lứa tuổi hoặc cùng một nhóm xã hội nhưng được cho là thành công hơn, hạnh phúc hơn. Các tác động này có thể xuất phát từ bên trong của cá nhân đó hoặc do các yếu tố xung quanh thúc đẩy và hình thành áp lực.

Áp lực đồng trang lứa là vấn đề đang gặp phải ở rất nhiều người trẻ hiện nay

Chẳng hạn một người có thể cảm thấy bản thân mình kém cỏi, vô dụng khi nhìn thấy người bạn ngồi cùng bàn ngày xưa nay đã mua nhà, mua ô tô trong khi hiện tại bản thân vẫn đang dùng xe máy trả góp. Hay một em học sinh có thể bị áp lực đồng trang lứa khi bị phụ huynh suốt ngày so sánh với “con nhà người ta”, luôn cho rằng bạn này, bạn kia học giỏi và không công nhận thực lực của mình.

Học sinh, thanh thiếu niên là những người dễ chịu ảnh hưởng của những bạn bè đồng trang lứa, tuy nhiên người lớn còn chịu mức độ tác động này gấp nhiều lần. Các tiêu chuẩn đánh giá của xã hội trở thành một thước đo chuẩn mực, vô tình tác động trực tiếp lên tâm lý của cá nhân mỗi con người. Hầu hết ai cũng từng có một giai đoạn cảm thấy mình thua kém bạn bè, tuy nhiên tùy cách xử lý mà mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa

Tùy từng độ tuổi, tính cách, cách suy nghĩ và nhận thức mà các biểu hiện của áp lực đồng trang lứa được thể hiện theo các khác nhau, tuy nhiên đa phần nó thường mang tính tiêu cực, đặc biệt mỗi khi nhìn thấy những người bạn cùng tuổi nhưng có xếp hạng hay đời sống tốt hơn mình, dù chỉ là một chút hoặc theo cách đánh giá của họ.

Cụ thể, một số biểu hiện điển hình ở những người gặp áp lực đồng trang lứa như

  • Luôn cảm thấy căng thẳng, stress về việc phải cố gắng hơn
  • Luôn cho rằng mình thua kém bạn bè, cảm thấy dù đã cố bao nhiêu nhưng cũng không bằng bạn bè
  • Vì cố gắng quá nhiều nên luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần uể oải
  • Bồn chồn, lo lắng thường xuyên không rõ nguyên nhân
  • Luôn cảm giác bị mọi người coi thường, thiếu tự tin vào bản thân
  • Rối loạn giấc ngủ vì suy nghĩ quá nhiều
  • Tinh thần dễ tiêu cực hơn, có thể dễ trở nên cáu gắt nếu những người xung quanh nói về các vấn đề năng lực, công việc, tương lai
  • Luôn muốn thể hiện bản thân để chứng tỏ rằng mình không hề thua kém những người xung quanh
  • Ít gặp gỡ những người xung quanh hơn do sợ bị nhắc về các vấn đề học tập, công việc…
  • Luôn luôn có tâm lý so sánh mình với bạn bè xung quanh, đặc biệt chỉ so sánh với những người có đời sống, công việc tốt hơn, không quan tâm đến những người bằng hay kém năng lực hơn bản thân

Nguyên nhân dẫn đến áp lực đồng trang lứa

Thực tế khi nhìn thấy những người bạn cũ đã từng học cùng, có xuất phát điểm như mình nhưng lại có cuộc sống tốt hơn, sự nghiệp thăng tiến hơn chắc chắn không tránh khỏi những lúc chúng ta cảm thấy ghen tị và lo lắng cho bản thân. Tuy nhiên tùy cách nghĩ và tính cách của mỗi người, những tư tưởng này có thể phát triển theo các chiều hướng khác nhau và ảnh hưởng đến tinh thần của từng người.

Áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện từ bên trong mỗi con người do tính cách, suy nghĩ hoặc chịu tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. hẳng hạn

Ảnh hưởng từ lối sống tập thể

Một vài nghiên cứu cũng đã cho thấy ở những người phương Đông thường được nuôi dạy trong nền văn hóa tập thể [collectivism] với tư tưởng luôn hướng đến những người xung quanh, đề cao thứ hạng, năng lực sẽ có xu hướng ‘so sánh xã hội’ [social comparison] hơn người phương Tây thường được chăm sóc theo chủ nghĩa cá nhân [individualism] chỉ quan tâm đến các giá trị cá nhân.

Sống trong một tập thể khi ai cũng xuất sắc làm bản thân bạn trở nên chìm nghỉm thì không tránh khỏi những áp lực

Điều này có nghĩa là ở người Phương Đông các hành vi, lời nói của một người thường dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, dựa vào những người khác để hành động, dễ theo số đông. Trong khi đó người Phương Tây luôn quan trọng cảm xúc của chính mình, thích độc lập, riêng tư, không quan tâm quá nhiều đến số đông.

Sống trong một môi trường tập thể, không ai mà không mong muốn bản thân được mọi người công nhận, được chú ý đến, được hòa nhập trong mọi hoạt động. Chẳng hạn việc bạn nghe theo bạn bè cúp tiết đôi khi khi không phải bản thân muôn vậy mà vì bạn bè muốn như thế, bạn không muốn mình trở nên đơn độc, kỳ lạ trong mắt bạn bè nên có phần “hùa” theo những trò vui không đúng đắn này.

Hay đơn giản là khi học trong một lớp chuyên, việc ai cũng học giỏi, ai cũng nỗ lực khiến bản thân bạn trở nên cực kỳ mệt mỏi và áp lực bởi nếu chỉ cần lơ là trong 1 phút cũng bí bạn bị “đá văng” khỏi thứ hạng. Ám ảnh rằng việc mình không nằm trong top sẽ không còn được chú ý đến, không được làm việc trong nhóm khiến các bạn trẻ luôn phải sống trong nỗi lo âu căng thẳng.

Những người trưởng thành thường ngại đến các cuộc họp lớp bởi họ luôn sợ bản thân mình là người thất bại, sợ bị lạc lõng khi các bạn đang bàn về chuyện mua nhà, mua xe trong khi mình vẫn đang chật vật với công việc hiện tại. Áp lực đồng trang lứa ở những người trưởng thành còn nặng nề hơn áp lực của học sinh, bởi nó không chỉ còn nằm trong xếp hạng của lớp, của trường mà được tính toán dựa trên số dư tài khoản, tài sản mà họ đang có.

Ảnh hưởng từ định kiến xã hội

Một câu nói rất quen thuộc của các bậc cha mẹ Việt Nam chính là “nhìn con nhà người ta mà xem”, điều này phần nào có thể cho thấy những định kiến về vị thứ, thành công, năng lực là rất quan trọng. Thói quen so sánh đã hình thành từ trong tiềm thức của mỗi người, chịu tác động từ chính gia đình ngay từ thời thơ ấu nên việc những tư tưởng này phát triển dần thành áp lực đồng trang lứa là điều khó tránh khỏi.

Định kiến xã hội thường diễn ra trong rất nhiều khía cạnh và đều do chính những con người tự tạo ra, tự nâng tầm nó lên và tự tạo áp lực cho chính mình. Chẳng hạn mọi người luôn mặc định rằng phải làm văn phòng, phải làm giám đốc mới là thành công, bán hàng online chỉ là công việc cho những người không được học hành đoàng hoàng. Tuy nhiên thực tế đôi khi doanh thu của những người bán hàng online còn cao hơn người đi làm văn phòng gấp đôi, gấp 3 mà lại thoải mái hơn về rất nhiều thứ.

Ảnh hưởng từ mạng xã hội

Công nghệ đang ngày càng phát triển hơn, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet và một tài khoản mạng xã hội, bạn có thể kết nối với toàn thế giới. Mạng xã hội thực sự là một con dao hai lưỡi, nó có thể đem đến cho bạn  vô vàn thông tin hữu ích thú vị, đem đến cho bạn nhiều vui tiếng cười, giúp mọi người kết giao bạn bè nhưng đồng thời cũng khiến bạn tiêu cực hơn rất nhiều.

Mạng xã hội giúp kết nối mọi người với nhau nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều áp lực hơn

Đặc biệt hiện nay, thói quen chia sẻ cuộc sống lên mạng xã hội hay những bài báo, bài chia sẻ về sự thành công chính là những yếu tố gây áp lực đồng trang lứa của rất nhiều người. Dù không gặp, không nói chuyện nhưng bạn vẫn có thể biết cô bạn cùng bàn của mình mới mua nhà; dù không biết Trang là ai nhưng qua những bài báo mạng bạn vẫn có thể biết Trang đã từ hai bàn tay trắng đã vừa mở thành công một chuỗi nhà hàng..

Những áp lực đồng trang lứa trong thời đại này không chỉ gói gọn trong những mối quan hệ quen biết mà còn được rộng mở ra rất nhiều, trên toàn xã hội. Chỉ cần mở Facebook lên là bạn lại cảm thấy áp lực vì nay thấy bạn A khoe xe, mai thấy bạn B khoe mua nhà, ngày kia thấy bạn C đăng hình đi du lịch. Càng nhìn lại bản thân bạn lại càng thấy bản thân kém cỏi và chán thường hơn.

Tư tưởng và nhận thức chưa phù hợp

Một người vốn đã có tính cách tiêu cực, thích so sánh, luôn chỉ nhìn nhận vào một vấn đề thường có xu hướng dễ bị áp lực đồng trang lứa hơn bình thường. Đặc biệt ở học sinh, suy nghĩ của các em còn rất non nớt, kiến thức xã hội còn yếu, dễ bị tác động bởi xung quanh, luôn muốn bản thân mình trở nên nổi bật, trở nên “ngầu hơn” nên dễ hình thành những tư tưởng phải vượt trội hơn người khác.

Mặt khác, hầu hết chúng ta thường có xu hướng chỉ nhìn nhận các vấn đề trong 1 khía cạnh, luôn chỉ nhìn theo cách mà bản thân muốn. Chẳng hạn khi thấy một người bạn cũ thành công, chúng ta có những suy nghĩ ghen tị, tủi thân mà không biết rằng họ nhiều về tiền bạc nhưng lại thiếu thốn tình cảm, không có ai thực sự yêu thương. Trong khi đó mặc dù bạn chưa thành công về tài chính nhưng lại luôn có những người yêu thương, ủng hộ và bảo vệ phía sau.

Không hiểu bản thân, không tin vào chính mình chính là tự coi thường, tự hạ thấp bản thân mình khiến bạn trở nên mất tự tin, luôn gặp những áp lực đồng trang lứa.

Áp lực đồng trang lứa tích cực hay tiêu cực?

Bất cứ vấn đề nào cũng thường có cả hai mặt tích cực và tiêu cực, điều này nằm ở cách bản thân chúng ta nhìn nhận và giải quyết nó như thế nào. Áp lực đồng trang lứa có thể chính là “cú hích” tạo thành động lực đưa bạn lên cao hơn nhưng đồng thời nó cũng có thể đẩy bạn xuống “vực sâu” của sự tuyệt vọng.

Mặt tích cực

Có một câu nói thường được dùng  trong kinh doanh rất nhiều chính là “No pressure, no diamonds”, dịch ra nghĩa là “Không có áp lực, không có kim cương”. Điều này có nghĩa là áp lực từ sự thành công của những người bạn xung quanh để bạn trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn để cũng trở thành một người như những người bạn của mình.

Áp lực đồng trang lứa có thể biến thành động lực giúp bạn tiến đến thành công nhanh hơn nếu biết cách xử lý

Hay Việt Nam cũng có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, ý chỉ việc tiếp xúc, nhìn nhận những tấm gương tốt trước mắt sẽ đem đến cho bạn những điều tốt đẹp tích cực hơn. Thực tế cũng không thể phủ nhận việc áp lực có thể khiến chúng ta nhanh tiến tới thành công hơn. Kể cả khi có vấp ngã thì chính những áp lực xung quanh lại khiến chúng ta không có thời gian để than vãn mà sẽ nhanh chóng đứng dậy để bước tiếp.

Mặt tiêu cực

Áp lực đồng trang lứa nếu không biết cách xử lý sẽ rất dễ dàng biến thành những tiều tiêu cực khiến bạn không chỉ khó thành công hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, cuộc sống, các mối quan hệ của bản thân. Một điều đáng buồn là hầu hết mọi người thường dễ chịu những tác động tiêu cực từ áp lực đồng trang lứa hơn là những áp lực tích cực.

Áp lực đồng trang lứa có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực lên cuộc sống, tinh thần mỗi cá nhân nên nhìn nhận nó không đúng

Một số vấn đề tiêu  mà áp lực đồng trang lứa có thể đem lại như

  • Dễ thất bại hơn do chỉ muốn thành công nhanh chóng, làm mọi việc vội vàng mà không chịu nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo rõ ràng hơn nên thường khó thành công
  • Có thể xa rời các mối quan hệ do chịu nhiều áp lực, luôn lo lắng rằng mọi người sẽ hỏi về thứ hạng, công việc hay tiền đồ của mình. Ngoài ra những người này còn có xu hướng nóng nảy, dễ gây ra tranh cãi hơn, đặc biệt với những người thân trong gia đình. Chẳng hạn một người chồng chịu áp lực về việc kiếm tiền nuôi gia đình lại nhìn thấy bạn bè đều đã mua nhà, mua xe thì lòng tự trọng bị hạ thấp nên sẽ thường xuyên cáu gắt khó chịu với vợ con, dễ cục súc
  • Ở một số người luôn muốn thể hiện rằng mình không thua kém những người xung quanh nên cực kỳ dễ bị tác động bởi những lời kích động, khích tướng từ người khác. Chặng hạn khi đi ăn chung, những người này có thể chấp nhận bỏ ra hàng chục triệu để thanh toán, luôn chọn những dịch vụ Vip nhất để mời bạn bè chỉ vì muốn chứng minh rằng mình không hề thua kém ai. Điều này sẽ vô tình tạo ra các khoản nợ lớn khiến cuộc sống của họ càng thêm nhiều khó khăn.
  • Giảm lòng tự trọng và sự tự tin, luôn sống trong căng thẳng mệt mỏi, tinh thần tiêu cực, sa sút, thường xuyên thiếu ngủ nếu không được chia sẻ với ai rất có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Thay đổi suy nghĩ, hành vi để phù hợp với các chuẩn mực xã hội, với bạn bè khiến bản thân họ không là chính mình, luôn phải đeo một lớp mặt nạ giả tạo nên cũng luôn cảm thấy bức bối, mệt mỏi
  • Có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích để giải tỏa áp lực
  • Suy giảm chất lượng sức khỏe do thường xuyên làm việc quá sức, thiếu ngủ, tinh thần sa sút, ăn uống không ngon miệng

Làm thế nào để vượt qua áp lực đồng trang lứa?

Thay đổi cách suy nghĩ, biến áp lực thành động lực, tin tưởng vào chính bản thân mình chính là cách để chúng ta vượt qua áp lực đồng trang lứa. Thực tế không ai là không có giai đoạn bị áp lực với bạn bè, càng lớn thì áp lực vô hình này lại càng lớn theo. Việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách khác bạn sẽ thấy nhiều giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống này ở bản thân mà đôi khi những người khác cùng cảm thấy ghen tị với bạn mà bạn không hề hay biết.

Tin tưởng, thấu hiểu bản thân để vượt qua áp lực đồng trang lứa

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng dù học cùng lớp nhưng bạn A lại có thể kinh doanh thành công còn bạn dù cố gắng bao nhiêu cũng không thành công cho dù áp dụng công thức một cách y chang? Mặt khác bạn cũng luôn mệt mỏi chán nản khi phải nghĩ về những con số, tiền bạc? Vậy thì nguyên nhân có thể xuất phát từ chính việc bạn không phù hợp với công việc này.

Luôn tự động viên chính mình rằng mình sẽ làm được, tin tưởng vào bản thân

Không cần phải chạy theo số đông vì trên thế gian này, mỗi người là một cá thể độc lập và bạn không cần phải giống ai. Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn phải trở nên “cá biệt” nhưng bạn hoàn toàn có thể làm mình nổi bật và được công nhận thông qua chính những  thế mạnh của bản thân chứ không phải chạy theo xu hướng để hòa nhập.

Hãy thử bình tâm và suy nghĩ lại mình thực sự thích điều gì, thế mạnh là gì. Chẳng hạn bạn yêu thích nghệ thuật hay viết lách có thể thử viết kịch bản, làm biên tập, viết báo… Thất bại có thể xảy ra nhưng chính sự đam mê sẽ là yếu tố giúp bạn không cảm thấy chán nản, không lùi bước mà quyết tâm để thành công hơn.

Ngoài ra bạn cũng có thể lên kế hoạch cuộc đời, lập ra từng cột mốc trong cuộc sống cần phải thực hiện và thành công. Điều này giúp bạn có một định hướng rõ ràng, cí thể lập ra biểu đồ để từng bước thực hiện thay vì quá vội vàng dẫn đến thất bại như trước đó.

Cuộc sống của bạn đã thực sự hạnh phúc hay chưa?

Như đã nói, mỗi người đều có hai mặt cuộc sống, chia sẻ một cuộc sống thành công, xa hoa không có nghĩa là họ hạnh phúc. Nhiều người hay thích chia sẻ sự thành công, được thăng chức, được đi du lịch khắp nơi nhưng ẩn sâu bên trong là một trái tim cô đơn và trống rỗng. Sự thành công và được mọi người ngưỡng mộ cũng không đủ để lấp đầy những vụn vỡ trong sâu thẳm tâm hồn họ.

Do đó đừng bị áp lực đồng trang lứa khi thấy bạn bè xung quanh ai cũng giàu có mà thấy bản thân mình kém cỏi, tủi hổ mà hay nhìn nhận từ chính cuộc sống mình. Hãy thử nhìn nhận một cách tích cực về bản thân hiện tại. Dù cuộc sống chưa quá dư dả, dù không thể đi ăn ở những quán sang nhưng vẫn ở mức đủ đầy, vẫn có thời gian chơi cùng con cái, vẫn được cha mẹ yêu thương, chia sẻ. Đó chẳng phải là một cuộc sống hạnh phúc hay sao?

Tất nhiên điều này không hoàn toàn có nghĩa là khuyên bạn nên dậm chân tại chỗ mà có nghĩa là bạn cần biết bản thân mình đang cần gì và có thể làm được gì. Không nên vì thấy người khác có những cái đó và bản thân cũng cố chấp chạy theo những gì chưa cần thiết và bỏ quên những điều quý giá mà bản thân sở hữu.

Hơn hết, khi hiểu về bản chất cuộc sống hiện tại mà mình đang có cũng giúp bạn yên tâm để phấn đấu, để tiến về phía trước một cách vững chãi, không vội vàng nên tỉ lệ thành công cũng cao hơn.

Tiến về phía trước nhưng cũng đừng quên phía sau

Có một câu rất hay rằng “Nhìn lên thì chẳng bằng ai nhìn xuống không ai bằng mình”. Điều này có thể mang ý nghĩa là khi bạn bị áp lực đồng trang lứa với một người giỏi hơn, thành công hơn, nhưng cũng có người kém hơn đang ghen tị, cũng đang chịu áp lực khi nhìn về bạn. Kể cả khi bạn học đứng hạng bét lớp nhưng có những người thậm chí còn chẳng có cơ hội đi học cũng cảm thấy thèm muốn được vị trí này của bạn.

Mỗi người sinh ra đã có một số mệnh riêng và chắc chắn rằng sẽ có những người khác cũng thấy ghen tị về một điều gì đó mà bạn đang có

Tất nhiên cuộc sống là phải tiến về phía trước, lấy cái tốt hơn để làm quy chuẩn. Tuy nhiên bạn đừng nên cho rằng mình không làm được là hèn kém, là vô dụng, nghĩ rằng cuộc sống của mình là thất bại nhất. Vẫn có rất nhiều người còn khó khăn hơn nhưng họ vẫn vui vẻ. Biết hài lòng với những điều mình đang có cũng là một dạng hạnh phúc.

Chia sẻ vấn đề với người thân

Nếu phụ huynh hay gia đình chính là một trong những yếu tố khiến bạn bị áp lực đồng trang lứa, luôn đặt nhiều hy vọng lên bản thân bạn thì hãy dành thời gian để nói chuyện thẳng thắn với người thân. Mọi người sẽ không thể biết bạn muốn điều gì nếu bạn không chia sẻ. Việc tạo áp lực từ mọi người cũng chỉ nhằm mục đích muốn bạn tốt hơn, thành công hơn mà thôi.

Mặt khác gia đình, bạn bè cũng luôn là một nguồn động lực to lớn giúp bạn có sức mạnh tiến đến thành công. Những mệt mỏi tiêu cực, chán nản cũng dần được vơi bớt khi được nói ra. Việc nói chuyện với một người tâm lý cũng giúp bạn cảm thấy thư giãn, tin vào chính mình hơn cả, hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề như trầm cảm hay rối loạn lo âu.

Xây dựng tình bạn và sử dụng mạng xã hội một cách thông minh

Hầu hết các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok đều có chung một đặc điểm chính là hiển thị theo những xu hướng sử dụng của bạn. Chẳng hạn nếu bạn thường xuyên tìm tin tức về bất động sản thì bảng tin sẽ hiển thị toàn nội dung này. Do đó để tinh thần không bị tiêu cực, luôn ám ảnh với những thành công của những người xung quanh thì bạn nên chọn những nội dung lành mạnh, giúp bạn phát triển bản thân một cách tốt hơn.

Tương tự trong các mối quan hệ hằng ngày cũng vậy. Bạn không thể không áp lực nếu làm bạn với những người thành công nhưng ích kỷ, luôn muốn chỉ giữ cho bản thân mình. Hãy làm bạn với người có quyết tâm, cùng chí hướng, suy nghĩ tích cực. Trở thành bạn bè với những người bạn tốt có thể đồng hành với mình trong mọi khó khăn hoặc một người thành công biết chia sẻ, biết thúc đẩy chí khí của bạn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tinh thần chính bạn.

Yêu thương chính mình

Những áp lực lớn khiến bạn chỉ biết cố gắng, cố gắng và không ngừng cố gắng để bằng với bạn bè đồng trang lứa, chỉ chạy theo số đông mà quên mất đi dành thời gian cho bản thân mình. Bản thân chỉ chạy theo người khác khiến bạn dù có thể được đánh giá là thành công bên ngoài nhưng trong thâm tâm lại chẳng hề cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và cũng cảm thấy như không còn là chính mình.

Hãy luôn yêu thương chính mình bởi nếu bạn còn không trân trọng mình thì sao mọi người có thể tôn trọng bạn

Do đó dù như thế nào, bạn cùng đừng quên bản thân mình và gia đình mới thực sự là quan trọng. Mỗi một bước tiến mới đạt được thành công, hãy tự thưởng cho bản thân một thứ gì đó để khích lệ chính mình. Chẳng hạn bạn từ thứ hạng 37 nhảy lên được 36, dù chỉ 1 bậc nhưng cũng cho thấy bạn đã thực sự cố gắng hơn rất nhiều, đáng để được tuyên dương.

Tâm lý trị liệu

Áp lực đồng trang lứa là hội chứng phổ biến mọi lứa tuổi đặc biệt trẻ em, học sinh và sinh viên. Hội chứng này xuất phát từ việc so sánh bản thân với một ai đó mà bản thân cảm thấy có nhiều mặt vượt trội hơn mình gây nên sự tự ti, tạo áp lực lớn về tinh thần. Điều này dẫn đến khiến tâm trạng luôn ở trạng thái căng thẳng và stress. Vì vậy, sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý từ nhà trị liệu giúp bạn cân bằng cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, yêu thương bản thân mình và có suy nghĩ tích cực. Nếu bạn không thể giúp mình tự vượt qua áp lực đồng trang lứa, bạn có thể tìm đến sự đồng hành, hỗ trợ chuyên nghiệp của các chuyên gia tâm lý trị liệu. 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong trị liệu tâm lý, chữa lành tâm bệnh tại Việt Nam. Phương pháp trị liệu tâm lý NHC Việt Nam không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể nên không có tác dụng phụ và không để lại biến chứng sau này. Bởi vậy, phương pháp này đặc biệt phù hợp với độ tuổi thanh thiếu niên, mẹ bầu, phụ nữ sau sinh. 

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của khách hàng mà các chuyên gia của NHC Việt Nam đưa ra liệu trình trị liệu tâm lý cho vấn đề áp lực đồng trang lứa phù hợp. Để thêm thông tin chi tiết về liệu trình trị liệu tâm lý, quý khách xin vui lòng liên hệ qua số hotline 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây

Trong một giai đoạn nào đó, không thể tránh khỏi việc bạn bị áp lực đồng trang lứa khi mà bản thân vẫn còn chưa ổn định, vẫn đang dậm chân tại chỗ thì bạn bè đã đều đã thành công. Cuộc sống là cần tiến về phía trước nhưng cũng cần biết như thế nào là vừa đủ, hài lòng với những gì mình đang có, tận hưởng những giá trị tích cực trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

  • Rối loạn bùng phát gián đoạn [IED] là gì?
  • Lười biếng xã hội [Social Loafing] là gì? Ảnh hưởng thế nào?
  • Hội chứng sợ người khác nhìn mình: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chủ Đề