Trang web đánh giá máy ảnh

Nếu là người chăm chỉ đọc các thông tin về ống kính, máy ảnh, chắc hẳn các bạn không lạ gì hệ thống đánh giá của DxOmark qua những bài so sánh thông số được đo đạc qua hệ thống riêng của DxOmark nhằm xếp hạng thiết bị ghi hình theo một tiêu chuẩn chung. Tuy nhiên, những con số của DxOmark cho đến nay vẫn hay gây tranh cãi vì nó có thể dẫn tới kết luận khác với cảm nhận thực tế khi người dùng được trải nghiệm thiết bị, một phần do đánh giá chủ quan của người dùng là khác nhau, một phần do điều kiện chụp thực tế không thể hoàn toàn giống trong phòng thí nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu tham khảo ảnh thực tế từ thiết bị và có thể so sánh giữa các thiết bị khác nhau, trang web Dpreview vốn có kinh nghiệm đánh giá máy ảnh lâu năm đã cho ra đời một kho dữ liệu ảnh được thể hiện qua chương trình Studio scene để chúng ta có thể tham khảo chất lượng của rất nhiều máy ảnh bằng ảnh thật chứ không phải chỉ qua những con số khô khan. Đầu tiên, bạn cần phải tới trang web Studio scene để dùng chương trình này:

Chương trình được thiết kế trên giao diện đơn giản, giúp bạn có thể so sánh tối đa 4 máy ảnh cùng một lúc. Bên trái là khung hình lớn bao gồm toàn bộ các chi tiết được nhóm đánh giá của Dpreview dựng lên, sao cho chi tiết ở tất cả các vùng của khung hình đều có thể được chụp, với các màu sắc, dạng phân bố chi tiết đa dạng.

Sau khi bạn chọn 2 tới 4 máy ảnh ở bên phải hình, chương trình sẽ tự động đưa ảnh trung tâm hình với mặc định chế độ chụp ở ISO 100, ảnh JPEG. Ảnh được chụp bằng ống kính của hãng sản xuất máy ảnh với tiêu cự tương đương 50-85mm, khẩu độ f/5.6 hoặc cao, thấp hơn một chút để đạt độ sắc nét cao nhất. Khi đưa chuột qua biểu tượng [ i ] bên dưới máy ảnh, bạn có thể xem các thông số của tấm hình.

Studio scene rất hữu ích để tham khảo chất lượng ISO và kiểu màu đặc trưng của máy cùng khả năng phân giải của ống kính phổ biến với dòng máy đó. Bên góc phải phía trên màn hình, bạn có thể tùy chọn chế độ ánh sáng để so sánh, trong đó chế độ ở bên trái là chế độ giả lập điều kiện sáng đầy đủ [daylight] và cân bằng trắng của các máy gần như y hệt nhau với tùy chọn này, tuy nhiên ở chế độ thiếu sáng bên phải, máy sẽ tự cân bằng trắng cho ra màu đặc trưng của máy đó cùng khả năng lên chi tiết ở điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra, ở tùy chọn Image size bạn còn có thể so sánh các máy ảnh ở mức độ phân giải cao nhất của từng máy [chế độ Full], hoặc ở độ phân giải thấp nhất [chế độ Comp], hoặc khi hạ về độ phân giải để in [chế độ Print ở 8MP]. Ngoài điều kiện mặc định, các bạn có thể tăng giá trị ISO ở phần tùy chỉnh bên dưới và lựa chọn ảnh RAW để download về máy xem chi tiết và di chuyển vùng chọn ở hình lớn bên trái để thay đổi vị trí ảnh so sánh.

Mặc dù dữ liệu ảnh của Dpreview không thật đồng nhất giữa các dòng máy ảnh do ống kính và khẩu độ chụp có thể sai khác, chúng ta vẫn có thể khai thác được nhiều thông tin từ những kết quả này như tỷ lệ noise, màu sắc đặc trưng, khả năng giữ chi tiết khi chụp thiếu sáng, khả năng phân biệt dải màu sắc lớn... và khả năng gần như tối đa của ống kính được dùng ở khẩu nhỏ qua độ sắc nét trung tâm, vùng biên, độ tương phản, tối góc, quang sai, méo hình... Với các bạn còn đang băn khoăn nhiều giữa các lựa chọn máy ảnh cho phù hợp với nhu cầu thì Studio scene là một công cụ hữu ích để các bạn có thể tham khảo trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Chuyên trang tin tức về nhiếp ảnh và máy ảnh, liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về máy ảnh, ống kính, phụ kiện và điện thoại mới nhất. Tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ cách chụp ảnh đẹp từ các chuyên gia.

Nội dung tìm kiếm ít nhất 2 ký tự

Hasselblad là nhà sản xuất Thuỵ Điển nổi tiếng với việc cung cấp máy ảnh ghi lại hành trình trên tàu vũ trụ Apollo khi đáp xuống Mặt Trăng, cũng như các dòng máy ảnh hi-end, cao cấp, sử dụng hệ cảm biến lớn Medium Format.

Tuy nhiên, theo thời gian, Hasselblad bán thị phần cho DJI - một công ty sản xuất drone tại Trung Quốc, chuyển sang những dòng sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Và X1D-50c chính là chiếc máy ảnh Medium Format đầu tiên hướng đến những người dùng phổ thông.

2. Pentax 645Z [Điểm DxOMark: 101]

Chiếc máy DSLR kỹ thuật số Medium Format của Pentax có độ phân giải 51.4 MP, kích thước cảm biến CMOS đạt 34.8 mm x 32.8 mm, lớn hơn 1,7 lần so với cảm biến full-frame trên các mẫu máy ảnh DSLR 35mm.

3. Panasonic Lumix DC-S1R [Điểm DxOMark: 100]

Lumix DC-S1R là phiên bản độ phân giải cao hơn của dòng máy không gương lật full-frame Lumix DC-S1. Nó sử dụng ngàm L do Leica phát triển, và hỗ trợ đồng thời cả ống kính từ Leica lẫn ống kính Sigma, Panasonic.

4. Nikon D850 [Điểm DxOMark: 100]

Nikon D850 là máy ảnh DSLR full-frame độ phân giải cao của Nikon, tự hào với cảm biến CMOS chiếu sáng mặt sau 46MP, cạnh tranh với nhiều dòng cao cấp khác như Sony A7R, Pentax K-1, hay Canon 5DS.

5. Sony A7R III [Điểm DxOMark: 100]

Sony A7R III là chiếc máy ảnh không gương lật bán chuyên nghiệp ra đời thay thế cho A7R II đã ra mắt trước đó khoảng 2 năm. Đây là dòng máy được đánh giá cao nhờ cảm biến Exmor R 42.4 MP đã được Sony cải tiến về khả năng xử lý ảnh.

6. Sony A7R IV [Điểm DxOMark: 99]

Sony A7R IV là thế hệ tiếp theo và mới nhất của dòng máy ảnh không gương lật full-frame A7R, sở hữu số điểm ảnh hữu dụng 61MP. Sony A7R IV được xem là bước nhảy vọt đáng ghi nhận khi mà mẫu tiền nhiệm A7R III sở hữu 42MP. Tuy nhiên, DxOMark lại đánh giá Sony A7R III cao hơn nhờ dải màu rộng và khả năng chụp với dải nhạy sáng thấp.

7. Nikon Z7 [Điểm DxOMark: 99]

Nikon Z7 là dòng máy ảnh không gương lật full-frame đầu tiên của Nikon, trang bị cảm biến CMOS full-frame 45,7 MP hiệu quả trong thiết kế thân máy nhỏ gọn, độ nhạy sáng ISO dao động từ 64 - 25.600.

8. Sony A7R II [Điểm DxOMark: 98]

5 năm trước, DxOMark từng đánh giá Sony A7r II là máy ảnh có cảm biến tốt nhất thế giới, với độ phân giải ảnh cao 42 MP, dải tương phản màu rộng, chống rung 5 trục, và khả năng quay 4K trực tiếp. Tới nay, dòng sản phẩm này vẫn được ưu ái nằm trong top 10 do DxOMark công bố.

9. Nikon D810 [Điểm DxOMark: 97]

Nikon D810 là phiên bản nâng cấp từ Nikon D800 và D800E, trang bị cảm biến CMOS FX full-frame 36.3 MP, cùng bộ xử lý hình ảnh Expeed 4. Máy có dải ISO chuẩn từ 64 - 12.800, mở rộng từ ISO 32 tới ISO 51200 và hỗ trợ quay phim 1080p tốc độ 50 khung hình/giây và 60 khung hình/giây.

10. Sony Cyber-shot DSC-RX1R II [Điểm DxOMark: 97]

Sony Cyber-shot DSC-RX1R II được xem là phiên bản nâng cấp và bổ sung tính năng cho dòng RX1R trước đó. Những cải tiến trên RX1R II có thể kể đến như cảm biến BSI-CMOS 42.4 MP, kính ngắm OLED tích hợp, ISO hỗ trợ lên đến 102.400, hệ thống lấy nét theo pha 399 điểm, hỗ trợ Wifi và NFC.

Chủ Đề