Trẻ 25 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo khoa học giúp phát triển chiều cao, trí thông minh

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo khoa học giúp phát triển chiều cao, trí thông minh

22/08/2021

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ. Vậy thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào là hợp lý để đảm bảo trẻ phát triển tối ưu?


Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [0 – 18 tuổi] chuẩn khoa học

Mục lục

Vì sao cần tuân thủ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh?

Các chuyên gia cho biết, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất và trí não của trẻ ở giai đoạn đầu đời. Cụ thể, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, trí thông minh, chỉ số cảm xúc… của trẻ

Với trẻ lớn hơn, nhiều nghiên cứu cho thấy giấc ngủ còn ảnh hưởng đến sự tập trung học tập, hoạt động nhận thức, tâm trạng, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ… Vì vậy, bố mẹ cần tuân thủ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, phát triển tối ưu.

Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển vận động và nhận thức của trẻ

Tác hại của việc trẻ không ngủ đủ giấc

Điều dễ nhận thấy nhất ở trẻ khó ngủ, ngủ không đủ giấc là hay cáu kỉnh, thường xuyên quấy khóc. Không chỉ thế, ngủ không đủ giấc còn góp phần làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch, cũng như trầm cảm ở trẻ sau này.

Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy trẻ có giấc ngủ kém khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong tương lai dưới dạng béo phì, tiểu đường và huyết áp cao. Một số trẻ có những biểu hiện giống với rối loạn tăng động, giảm chú ý.

Ở thanh thiếu niên, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng lâu dài đến kết quả học tập, làm giảm khả năng chú ý, giảm thành tích học tập ở trường và tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Hiệp hội Y khoa, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ xem mất ngủ mãn tính ở thanh thiếu niên là một yếu tố nguy cơ của lạm dụng chất kích thích, mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần…

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thời gian ngủ của trẻ thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân và các yếu tố nhất định, bao gồm cả độ tuổi của trẻ.

Dưới đây là bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo khuyến nghị của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ [American Academy of Sleep Medicine – AASM], bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé yêu.

Độ tuổiThời gian ngủ/ngàyChi tiết1 – 4 tuần18 – 20 giờMỗi giấc ngủ của trẻ khá ngắn, chỉ từ 2 – 4 tiếng.2 – 4 tháng16 – 18 giờKhi được 6 tuần tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài hơn, từ 4 – 6 tiếng, và có xu hướng diễn ra vào buổi tối.4 – 12 tháng14 – 15 giờViệc thiết lập thói quen ngủ lành mạnh của trẻ ở giai đoạn này là mục tiêu chính, bởi giờ đây trẻ đã thích nghi với môi trường mới1 – 3 tuổi12 – 14 giờTừ 1 – 3 tuổi, trẻ vẫn ngủ một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, có thể từ 1 – 3,5 tiếng. Buổi tối, trẻ thường đi ngủ trong khoảng 7 – 9 giờ và thức dậy trong khoảng 6 – 8 giờ sáng.3 – 6 tuổi10 – 12 giờGiống từ 1 – 3 tuổi.7 – 12 tuổi10 – 11 giờỞ lứa tuổi này, trẻ có nhiều hoạt động ở trường học và gia đình, do đó, giờ đi ngủ của trẻ dần dần trở nên muộn hơn. Hầu hết trẻ 7 – 12 tuổi thường đi ngủ lúc 9 giờ tối.12 – 18 tuổi8 – 9 giờNhu cầu ngủ quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, đối với nhiều thanh thiếu niên, áp lực xã hội có thể làm trẻ ngủ không đủ giấc và thiếu chất lượng.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tạo thói quen đi ngủ đồng nhất mỗi ngày ở trẻ rất tốt, vì nó đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Theo đó, bố mẹ nên giúp trẻ tạo ra các thói quen tốt trước khi đi ngủ.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

  • Nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ và cho trẻ đi ngủ
  • Cho trẻ ăn sữa no, kiểm tra tã/bỉm, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi đi ngủ
  • Tạo không gian ngủ cho trẻ thoải mái, yên tĩnh, sắp xếp giường ngủ thật êm, mở ánh sáng dịu nhẹ
  • Để trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm nên tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm, ban ngày cho trẻ ngủ ít lại…

Nutrihome lưu ý bố mẹ:

  • Với trẻ sơ sinh, không nên để trẻ ngủ trên giường của bố mẹ, vì ngủ chung sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử.
  • Nếu thời gian ngủ của trẻ sơ sinh không đủ, bé không ngủ lại một cách tự nhiên, hãy thử xoa dịu bé bằng cách nói chuyện hoặc xoa lên da bé. Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, có thể trẻ đang đói hoặc cần thay tã.

Cách giúp trẻ nhỏ ngủ ngon

  • Mỗi ngày, nên tạo cho trẻ thói quen đi ngủ vào một giờ cố định
  • Yêu cầu trẻ đánh răng, mặc đồ ngủ và chọn cho mình con thú nhồi bông yêu thích mang theo vào giường ngủ

Trước khi đi ngủ, nên yêu cầu trẻ đánh răng, thay đồ ngủ để tạo thói quen ngủ ngon

  • Đọc/ kể cho trẻ nghe một câu chuyện, hoặc hát một bài hát ru
  • Tạo không gian ngủ thoải mái: tắt đèn [hoặc mở đèn ngủ], tắt các thiết bị điện tử, màn hình tivi, mở nhiệt độ điều hòa mát mẻ
  • Không cho trẻ ăn/ uống sữa quá no trước khi đi ngủ, tốt nhất nên từ 1 – 2 giờ
  • Ban ngày, nên khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục vừa sức, điều này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Nếu bố mẹ đang thực hành tạo thói quen ngủ ngon và sâu giấc cho con nhưng trẻ vẫn khó ngủ hoặc trằn trọc vào ban đêm, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân liệu trẻ có mắc chứng khó ngủ hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời

Với trẻ ở tuổi học đường, bố mẹ có thể yêu cầu giáo viên cập nhật tình hình của trẻ trên lớp. Nếu trẻ khó tập trung, hiếu động hoặc gặp các vấn đề trong học tập có thể cho thấy trẻ không ngủ đúng giấc.

Thời thơ ấu là giai đoạn phát triển rất quan trọng với mỗi đứa trẻ, giúp hình thành nên tính cách và khả năng vận động, suy nghĩ sau này. Do đó, bố mẹ nên chú ý theo dõi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như các lứa tuổi khác để sớm phát hiện vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời.

5/5 - [1 bình chọn]

Cập nhật lần cuối: 14:39 22/08/2021

Chia sẻ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

6 thực phẩm gây sỏi thận nếu ăn quá nhiều cần lưu tâm

15 thực phẩm trị sỏi thận, ‘đánh tan’ sỏi hiệu quả tại nhà

Thực đơn cho người bị sỏi thận đủ chất, ăn ngon và sống khỏe

Người bị sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì: Tùy vào loại sỏi

Chế độ ăn cho người sỏi thận giúp ngăn ngừa hình thành sỏi

Uống thực phẩm chức năng có hại thận không: Cần cảnh giác

Uống thuốc nam nhiều có hại thận không: Nhiều ẩn họa

KIỂM TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

Xem Thêm

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xem Thêm

TÌM TRUNG TÂM

Xem Thêm

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM DINH DƯỠNG NUTRIHOME

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0108848003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 31/07/2019

Điều khoản sử dụng

Chính sách bảo mật

TP.HCM

  • Nutrihome Hoàng Văn Thụ

Hà Nội

  • Nutrihome Trường Chinh

ĐẶT LỊCH KHÁM

Hotline: 1900 633 599

Bản quyền © 2020 thuộc về NUTRIHOME.

Các thông tin trên website nutrihome.vn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nutrihome không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Chủ Đề