Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml nước mỗi ngày

Nhu cầu nước là một phần quan trọng để cân bằng dung dịch điện giải của bé. Một ngày bé uống nước bao nhiêu là đủ ?

Chia sẻ của bác sĩ Anh Nguyễn về nhu cầu nước của bé.

1 ngày bé cần uống bao nhiêu nước

Nhu cầu nước là một phần quan trọng để cân bằng dung dịch điện giải của bé. Nhiều bạn hỏi tôi rằng: với thời tiết nắng nóng như VN hiện nay, thì bé có cần bổ sung thêm nước hay không? và nước nào là tốt nhất cho bé: nước khoáng đóng chai hay nước đun sôi để nguội?

Thực tế, những hướng dẫn từ Tổ chức Y Tế của Anh và Mỹ cũng như các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa của Anh và Mỹ đã đưa ra lời khuyên như thế nào trong việc giới thiệu bổ sung nước cho bé.

Bé từ 0 – dưới 6 tháng tuổi

Bé bú mẹ hoàn toàn: Theo hướng dẫn của BYT Anh và Viện Nhi Khoa Mỹ, các bé bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung thêm nước, thậm chí vào mùa nóng. Nhu cầu trung bình 150ml dung dịch điện giải/kg trọng lượng bé, nhu cầu này là hoàn toàn được đáp ứng cho các bé bú mẹ hoàn toàn.

Thời tiết nóng hoặc bị bệnh hoặc sốt, bạn nên cho bé bú mẹ thường xuyên để bé lấy đủ lượng nước bé cần

Bé bú sữa CT hoặc bé bú kết hợp: Theo hướng dẫn của BYT Anh, các bé chỉ nên bổ sung thêm nước trong 3 trường hợp: nếu thời tiết quá nóng, hoặc bị sốt; hoặc bị táo bón. Giới hạn lượng nước bổ sung dưới 60-80ml/ngày.

Lưu ý, khi bị táo bón thì xem lại công thức pha sữa, xem lại việc có mới đổi sữa cho bé không, nếu tình trạng kéo dài thì nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn dùng dung dịch nhuận tràng hoặc relax.

Gs.Bs. Jill, BV Westminster, Anh Quốc đã cho lời khuyên là nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, không nên cho bé uống nước khoáng đóng chai vì hàm lượng cao Natri và sulphate có thể ảnh hưởng đến điện giải của bé.

Bé từ 6-12 tháng tuổi [ bú mẹ hoặc sữa công thức ]

Vì các bé bắt đầu ăn dặm, lượng nước có thể gia tăng từ thức ăn và sữa, điện giải có thể thay đổi. Do đó, để đảm bảo đủ điện giải cho các hoạt động trong cơ thể, các bé 6 – 12 tháng: nhu cầu cần 640 -800ml dung dịch điện giải/ngày [bao gồm từ sữa, nước ép và nước lọc].

Cách tính lượng nước bé cần

VD: Nếu bé chỉ bú 700ml sữa/ngày và uống 30ml nước trái cây, thì trong ngày có thể cho bé uống thêm 70ml nước đun sôi để nguội.

Bé từ 1-2 tuổi

+ Các bé 1-2 tuổi cần 880 -960ml dung dịch điện giải/ngày

Cách tính lượng nước bé cần

[Nếu trung bình bé uống 500ml sữa và 80ml nước ép trái cây thì trong ngày bé cần thêm 300-380ml nước đun sôi để nguội]

Cho bé uống nước bao nhiêu là đủ ?

Bé từ 2-3 tuổi

+ Các bé 2-3 tuổi cần 1040ml dung dịch điện giải/ngày

Cách tính lượng nước bé cần

Tuổi này bé uống sữa khoảng 300-400ml thì 600-700ml còn lại là từ nước đun sôi để nguội]

Bé từ 4-8 tuổi

+ Các bé 4-8 tuổi cần 1280ml nước/ngày

Ảnh hưởng gì nếu bé uống nước quá nhiều?

Bé có thể bị rối loạn điện giải từ vừa đến nặng

Bé có thể giảm lượng sữa, hoặc ăn kém nếu uống quá nhiều nước, dẫn đến lấy chất dinh dưỡng không đủ.

Các bé bú mẹ hoàn toàn, làm sao biết bé thiếu nước?

Để ước lượng sữa, bạn có thể tự vắt sữa ra để kiểm tra 1 lần bú bé bú được bao nhiêu ml sữa để ước lượng bé bú.

Hoặc cách khác là quan sát những biểu hiện sau đây là cho thấy bé thiếu nước:

+Bé trên 6 th, đi tiểu ít hơn 6 lần/ngày

+Bé dưới 6 th, trong 4-6 giờ mà ko đi tiều là cho thấy bé đang thiếu nước, bạn nên cho bé bú thướng 2-3 tiếng/lần để bù nước cho bé, nếu bé vẫn đi tiểu ít khi bạn tăng lần bú, bạn nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để biết bao nhiêu lượng nước chính xác bé có thể bù thêm.

+Đối với trẻ em trên 2 tuổi, nếu ko đi tiểu trong 6-8 giờ là bé cũng đang thiếu nước.

+Nước tiểu nên có màu trong, vàng rất nhẹ. Nếu vàng đậm thì cho thấy bé thiếu nước.

+Kế đến là 1 số dấu hiệu báo động là bé thiếu nước nhiều: môi khô, có ít hoặc ko có nước mắt khi khóc, bé hay khóc vì có cảm giác đau cơ, hóp đỉnh đầu bị lõm

Nếu các bé thiếu nước có thể bổ sung nước theo lượng trung bình theo độ tuổi, nếu bé bú mẹ hoàn toàn dưới 1 tuổi là ưu tiên bổ sung nước qua sữa mẹ, các bé khác thì chỉ nên bổ sung qua sữa hoặc nước lọc đun sôi để nguội.

Lượng nước bổ sung trung bình theo độ tuổi [dành cho các bé bú mẹ mà không ước lượng được lượng sữa bé bú]:
6th – 12th: không quá 70-80ml/ngày

1-2 tuổi: không quá 340-360ml/ngày

Nguồn: Facebook bác sĩ Anh Nguyễn

Trong cơ thể, nước chiếm 60-70%, rất cần thiết đối với sức khỏe. Tất cả phản ứng, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần nước. Nước giúp cơ thể thải độc qua nước tiểu, mồ hôi. Đối với trẻ em nước lại càng quan trọng.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên hộp, thì không cần uống nước. Tuy nhiên nếu trẻ ra nhiều mồ hôi do còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón, thì cho trẻ uống thêm 100-200 ml nước một ngày.

Trẻ 6-12 tháng tuổi

Trẻ em tuổi này có nhu cầu nước khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể, một ngày [kể cả sữa]. Ví dụ trẻ nặng 8 kg cần 800 ml nước, nếu bé uống được 600 ml sữa thì cần bổ sung 200 ml nước một ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả tươi, nước rau luộc…

Trẻ trên một tuổi

Trẻ nặng 10 kg cần một lít nước một ngày [kể cả sữa], trẻ nặng hơn 10 kg thì mỗi kg thêm 50 ml nước.

Ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :

Lượng nước uống [ml] = 1.000 ml + n x 50 [n = số kg của trẻ - 10]

Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + [3 x 50 ml] = 1.150 ml. Trường hợp trẻ uống được 500 ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 - 500 = 650 ml.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.

Bên cạnh đó, lượng nước nên chia đều trong ngày, có thể uống ít vào buổi tối. Không nên đợi khi khát mới uống vì khi đó tế bào đã thiếu nước.

Thạc sĩ Hải cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng bừa bãi nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao; các loại nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực... Nước ngọt có ga thường cung cấp calo rỗng nên có thể khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn hoặc gây thừa cân, béo phì.

Hà An

Rất nhiều bậc phụ huynh sợ con mình bị thiếu nước nên cho trẻ uống nước xen lẫn với các cữ sữa. Tuy nhiên trẻ nhỏ uống nước mát miệng sẽ không chịu uống sữa, hơn nữa nếu con uống nhiều nước sẽ không còn bụng để uống sữa nữa. Vậy không riêng gì trẻ sơ sinh, trẻ em nói chung mỗi ngày cần uống bao nhiêu nước là đủ.

Trẻ bị thiếu nước sẽ rất nguy hiểm vì vậy ba mẹ thường băn khoăn không biết mỗi ngày trẻ em cần uống bao nhiêu nước là đủ. [ảnh minh họa]

Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu không cần phải uống nước vì sữa mẹ cũng đã cung cấp đủ lượng nước mà bé cần. [ảnh minh họa]

Đối với trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi, bé không cần uống thêm nước bởi trong sữa mẹ hay sữa công thức vốn cũng đã có nước rồi. Tổng lượng sữa trẻ bú đủ ít nhất cũng khoảng 150ml/kg cân nặng rồi, trong khi đó nhu cầu nước của trẻ lúc này chỉ cần khoảng 100ml/kg cân nặng. Nên nếu bố mẹ sợ con thiếu nước thì hãy cho bé tiếp tục bú mẹ, bú bình cứ tiếp tục bú bình, không lo trẻ thiếu nước đâu.

Sau 6 tháng tuổi, nếu trẻ bú đạt lượng sữa khoảng 100ml/kg cân nặng thì cũng không cần phải uống thêm nước.

Trẻ lớn hơn thì nên ưu tiên uống lượng sữa ít nhất là 500ml trước sau đó mới tính tới lượng nước cần bổ sung tùy theo cân nặng của trẻ.

Trẻ từ 3 tuổi trở lên cần được chú ý cho con uống nước đầy đủ. Nếu muốn biết trẻ uống đủ nước [sữa] hay không ba mẹ hãy căn cứ vào lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu của con. Nếu trẻ tiểu nhiều, ít nhất 6 lần/ngày và nước tiểu không có màu vàng sậm thì là bé uống đủ nước.

Nếu nước tiểu của trẻ ít hơn 6 lần/ngày và nước tiểu có màu vàng sậm, thì ba mẹ nên cho con uống thêm nước [với những trẻ trên 3 tuổi] lượng nước và sữa mỗi ngày khoảng 1,5 l-2l. Nếu vẫn thấy nước tiểu có màu vàng sậm thì nên cho trẻ đi thăm khám vì có thể bé bị viêm đường tiết niệu hoặc mắc một số bệnh lý khác.

2. Dấu hiệu mất nước [thiếu nước] ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu mất nước ở trẻ nhỏ. [ảnh minh họa]

Một triệu chứng như sốt, đi ngoài, thoát mồ hôi nhiều, trẻ không được bú mẹ hay bú bình đầy đủ có thể khiến bé bị thiếu nước. Hay một số bệnh lý như tiêu chảy, sốt cao như sốt virus, sốt xuất huyết,… có thể khiến con bị mất nước [thiếu nước]. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến bé bị mất nước trầm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vì vậy việc bổ sung đầy đủ nước [sữa] cho trẻ là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên nắm được một số biểu hiện của trẻ khi có dấu hiệu mất nước để có biện pháp xử trí và cho con đi thăm khám kịp thời như sau:

  • Khô môi
  • Khô miệng
  • Tiểu ít hơn 6 lần trong 24 giờ
  • Không muốn bú mẹ
  • Thóp mềm trên đỉnh đầu bé
  • Không có nước mắt chảy ra khi con khóc
  • Cáu gắt.
  • Kém hoạt động, cơ thể mệt mỏi, …

Khi con có các dấu hiệu trên mà việc bổ sung nước không giúp bé dễ chịu hơn, ba mẹ hãy cho con đến chuyên khoa Nhi Thu Cúc để các bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời cho con.

Video liên quan

Chủ Đề