Trên trung bình là bao nhiêu điểm

Ở đại học, sinh viên sẽ học theo hình thức tín chỉ, sẽ có những môn học 2 tín chỉ, nhưng cũng có những môn 3-4 tín chỉ. Số lượng tín chỉ càng nhiều, thì môn học đó sẽ càng chiếm trọng số cao khi tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học. Có thể đa số sinh viên đều đã nắm rõ cách tính điểm trung bình tích luỹ ngay từ năm nhất, vì đây là yếu tố quyết định đến xếp loại tốt nghiệp của các em. Còn nếu chưa rõ lắm, thì các em có thể tham khảo cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ trong bài viết này nhé!

>> Làm thế nào để sinh viên có kết quả học tập tốt?

1. Tính điểm trung bình từng môn học

Trước khi đi vào cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ, thì các em cần phải nắm được cách tính điểm trung bình từng môn học. Thông thường, điểm thành phần của các môn học ở đại học sẽ bao gồm điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ. Điểm quá trình thường chiếm từ 30% tới 50%, điểm thi cuối kỳ thường chiếm từ 50% tới 70% trong điểm trung bình môn học. Điểm thi cuối kỳ tất nhiên chính là điểm bài thi cuối kỳ của sinh viên. Còn điểm quá trình thì sẽ đa dạng hơn, nó có thể bao gồm điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm bài tiểu luận nhóm, thuyết trình nhóm, điểm chuyên cần,…

Cách tính điểm trung bình môn học rất dễ, chẳng hạn như giữa kỳ 7 điểm, cuối kỳ 9 điểm, và môn học này chia điểm theo tỷ lệ 30% giữa kỳ, 70% cuối kỳ, thì sẽ tính như sau: 7*30% + 9*70% = 8.4 – Vậy thì 8.4 chính là điểm trung bình môn học đó. Còn nếu tỷ lệ 50% giữa kỳ, 50% cuối kỳ, thì sẽ là: 7*50% + 9*50% = 8.0 – Vậy thì 8.0 chính là điểm trung bình môn học.

2. Xác định số lượng tín chỉ từng môn học

Đa số trường đại học hiện nay giảng dạy theo hình thức tín chỉ, mỗi môn học sẽ được gán cho từ 2-4 tín chỉ, tuỳ theo thời lượng học của từng môn, riêng khoá luận tốt nghiệp có thể lên tới 10 tín chỉ. Đây được xem như trọng số để đánh giá mức độ quan trọng của môn học và mức độ ảnh hưởng tới điểm trung bình tích luỹ của từng môn học. Những môn nào có nhiều tín chỉ hơn, thì sẽ ảnh hưởng tới điểm trung bình tích luỹ nhiều hơn. Chính vì thế, để có thể tự tính chính xác điểm trung bình tích luỹ, thì sinh viên cần phải xác định rõ số lượng tín chỉ từng môn học.

>> Sinh viên được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ?

3. Cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ

Thật ra cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ rất dễ. Sau khi đã có được điểm trung bình và số tín chỉ của từng môn học, thì các em chỉ cần nhân nó với nhau, rồi cộng tổng lại, sau đó chia cho tổng số tín chỉ là được. Chẳng hạn như ví dụ sau:

  • Môn A: 8.0 – 2 tín chỉ
  • Môn B: 9.2 – 2 tín chỉ
  • Môn C: 8.5 – 3 tín chỉ
  • Môn D: 6.0 – 3 tín chỉ

Thì cách tính điểm trung bình tích luỹ sẽ là: [8.0*2 + 9.2*2 +8.5*3 + 6.0*3]/[2+2+3+3] = 7.79 – Vậy 7.79 là điểm trung bình tích luỹ cho 4 môn học này. Nếu số lượng môn học nhiều hơn thì cũng sẽ vẫn tính theo cách này như bình thường. Thông thường, nhà trường sẽ có bảng điểm online, tự động tính ra chính xác điểm trung bình tích luỹ cho sinh viên. Tuy nhiên, các em vẫn nên nắm được cách tính để có thể tự ước lượng điểm số, tự đưa ra mục tiêu điểm số để gia tăng cơ hội đạt xếp loại tốt nghiệp như mong muốn.

4. Trường hợp học lại, học cải thiện, học vượt

Trong trường hợp sinh viên học lại, học cải thiện, thì điểm trung bình tích luỹ sẽ được tính lại theo điểm trung bình mới của môn mà các em học lại, học cải thiện. Tức là mình chỉ thay đổi điểm trung bình của môn học đó, rồi tính lại điểm trung bình tích luỹ theo cách tính thông thường. Còn trường hợp sinh viên học vượt thì cũng chẳng sao, khi có điểm trung bình của môn học mà mình học vượt, thì các em cũng đưa nó vào công thức để tính điểm trung bình tích luỹ như bình thường.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp sinh viên nắm được cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ, để có thể chủ động làm chủ kết quả học tập của mình. Chúc các em học tốt!

>> Gian lận điểm số ở đại học và cái kết không vui

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.

Chuyện học hành thi cử luôn là chủ đề được sinh viên “than” nhiều nhất, môn này khó quá, môn kia bài tập nhiều quá, môn đó giảng viên khó quá,… Cứ mỗi lần nhắc tới “học” thì sinh viên tự dưng bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rồi nếu nhắc tới “học lại” thì càng kinh khủng hơn, chẳng có ai muốn mình phải học lại cả. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp xem “Điểm trung bình môn bao nhiêu thì phải học lại?”, để mình cố gắng phấn đấu học tốt nhé!

>> Sinh viên rớt môn phải học lại hay thi lại?

Vì sao sinh viên phải học lại?

Các môn học ở đại học đều mang khối lượng kiến thức khổng lồ, sinh viên sẽ cực kỳ áp lực khi phải nghe giảng trên lớp, cố gắng hiểu bài, làm bài tập, ôn bài, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ, một số môn còn yêu cầu sinh viên phải làm tiểu luận nhóm, thuyết trình nhóm nữa. Thật sự phải mất rất nhiều thời gian, công sức, phải đối mặt và vượt qua rất nhiều áp lực để học xong một môn, chính vì thế, chẳng có sinh viên nào muốn phải học lại môn đó thêm một lần nào nữa.

Nhưng rất tiếc rằng nếu sinh viên rớt môn, không đủ điều kiện điểm trung bình để qua môn, thì bắt buộc các em phải học lại môn đó chung với các em khoá dưới, từ buổi học đầu tới buổi học cuối, và còn phải thi lại luôn. Đây là điều bắt buộc, vì nếu không học lại thì sinh viên sẽ bị tính là nợ môn, sẽ không đủ điều kiện để được tốt nghiệp ra trường.

Học lại và học cải thiện khác nhau thế nào?

Ở đại học, có một khái niệm mà sinh viên nếu không chú ý, không tìm hiểu kỹ thì sẽ dễ bị nhầm lẫn với học lại, đó chính là “học cải thiện”. Vậy học lại và học cải thiện khác nhau thế nào? Về bản chất, học cải thiện và học lại đều là hình thức sinh viên đăng ký học lại từ đầu một môn mà mình đã từng học, và vẫn phải trải qua tất cả bài kiểm tra + bài thi cuối kỳ để tính điểm trung bình môn học. Còn về mục đích, thì dù là học lại hay học cải thiện thì đều chung một mục đích là muốn nâng cao điểm số môn đó, hy vọng rằng mình sẽ đạt điểm trung bình cao hơn trong lần học lại/học cải thiện này.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt mấu chốt giữa 2 khái niệm này, đó là “học lại” sẽ được dùng khi sinh viên bị rớt môn, phải học lại để trả nợ môn, còn “học cải thiện” là sinh viên đã qua môn đó, nhưng điểm trung bình chưa được như mong đợi, các em muốn nâng cao điểm số nên quyết định đăng ký học lại. Tức là học cải thiện thì các em có quyền lựa chọn học hoặc không, còn học lại là điều bắt buộc vì mình đã bị rớt môn.

>> 4 điều sinh viên cần lưu ý khi học cải thiện

Điểm trung bình môn bao nhiêu thì phải học lại?

Quay trở lại với vấn đề được nêu ra ở đầu bài, “Điểm trung bình môn bao nhiêu thì phải học lại?” – chúng ta sẽ cùng giải đáp ngay bây giờ. Thông thường, nếu trường không cho thi lại, thì sinh viên bắt buộc phải học lại khi bị rớt môn, tức là điểm trung bình của mình không đủ điều kiện để được tính là qua môn. Cụ thể theo từng thang điểm như sau:

  • Thang điểm 10: Điểm trung bình môn học dưới 5.0 thì phải học lại;
  • Thang điểm 4: Điểm trung bình môn học dưới 2.0 thì phải học lại;
  • Thang điểm chữ: Môn học đạt điểm D và điểm F thì phải học lại.

Khi học lại, các em sẽ có lợi thế lớn chính là mình đã từng học qua môn đó rồi, nên ít nhiều gì thì cũng đã nắm rõ một số kiến thức, biết được cấu trúc đề thi. Tuy nhiên, sinh viên đừng vì thế mà chủ quan, thiếu tập trung khi học lại, vì nếu lơ là, học hành thiếu nghiêm túc thì các em sẽ vẫn phải đối mặt với rủi ro bị rớt môn, rồi phải tiếp tục học lại, rất mất thời gian, công sức, thậm chí còn khiến các em tự ti, mất niềm tin vào bản thân, cho rằng bản thân mình yếu kém nữa. Chính vì thế, khi học lại thì sinh viên cần phải chăm chỉ, cố gắng và tập trung cao độ nhé. Chúc các em học tốt!

>> Học lại bao nhiêu tín chỉ thì bị hạ bằng tốt nghiệp?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.

Chủ Đề