Trình độ văn hóa hệ 12/12 là gì

“Trình độ học vấn là gì? Trình độ chuyên môn là gì?” là những câu hỏi mà những bạn học sinh xinh viên, hay những người làm hồ sơ vẫn thường thắc mắc. Để giải đáp câu hỏi, hướng dẫn các điền sơ yếu lý lịch mẫu hồ sơ tự thuật thì các bạn theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

Ngày 18/6/2007, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trong đó có hướng dẫn việc kê khai trình độ học vấn [trình độ văn hóa] và trình độ chuyên môn như sau:

Khái niệm và ví dụ về trình độ học vấn

Trình độ giáo dục phổ thông là ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 [đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm]; lớp 12/12 [đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm].

Khái niệm và ví dụ về trình độ chuyên môn

– Trình độ chuyên môn là ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…

Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch tự thuật và hồ sơ xin việc

Sơ yếu lý lịch là loại hồ sơ rất hay gặp, nhất là đối với học sinh, sinh viên và cả người đi làm. Những mẫu sơ yếu lý lịch rất đa dạng, có thể tìm thấy trên mạng, có thể do bạn tự soạn hoặc được cấp sẵn bạn chỉ cần điền đủ thông tin. Thế nhưng cũng có những khái niệm trong mẫu hồ sơ mà ai cũng hiểu để có thể điền, cùng xem để rút kinh nghiệm:

Trong các giấy tờ, biểu mẫu cũ trước đây thường sử dụng từ “Nguyên quán”, còn các giấy tờ, biểu mẫu hiện nay thì sử dụng từ “Quê quán”, cho nên có thể hiểu “Nguyên quán” hay “Quê quán” là như nhau.

Nhiều người thường hiểu rằng Nguyên quán/Quê quán là nơi mình sinh ra, là nơi mình chôn nhau cắt rốn, thế nhưng thực tế thì không phải vậy, Nguyên quán/Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong Giấy đăng ký khai sinh [căn cứ Khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch 2014]

Cách xác định tốt nhất là bạn xem thông tin Quê quán của mình tại Giấy khai sinh. Bởi từ đây, mọi thông tin của bạn được tạo lập dựa trên thông tin của loại giấy này, trường hợp có sự khác nhau sẽ rất khó cho bạn trong trường hợp thực hiện các giấy tờ thủ tục chẳng hạn như việc đăng ký nhập học tại trường hay thi tốt nghiệp các cấp…

  1. Nơi thường trú/nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Một số loại giấy tờ được ghi rõ ra là “nơi đăng ký hộ khẩu thường trú” thì cũng đủ để bạn biết được mình phải ghi nơi nào, nhưng một số loại giấy tờ lại chỉ ghi là “Nơi thường trú”. Bạn cần phải hiểu rằng nơi thường trú là nơi bạn sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định vả đã đăng ký thường trú.

Nhớ rằng, nơi thường trú phải hội đủ các yếu tố:

– Sinh sống thường xuyên.

– Ổn định.

– Không có thời hạn.

– Đã đăng ký hộ khẩu

[Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006]

Cho nên để ghi chính xác thông tin này, thì bạn tìm địa chỉ hộ khẩu của mình ở đâu thì ghi nơi đó vào.

Bạn có thể để trống nếu nơi bạn đang ở cũng chính là nơi thường trú, còn trong trường hợp bạn đã đăng ký hộ khẩu ở một nơi và đang ở một nơi khác thì bạn ghi vào mục này nơi bạn đang ở. Nơi tạm trú là nơi bạn sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú – Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006.

Nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, nên bạn có thể ghi 1 trong 2 nơi nêu trên. Nhiều trường hợp cứ nghĩ rằng nơi cư trú phải là nơi thường trú, điều này là hoàn toàn sai nhé!

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006.

Nhiều bạn thấy rằng mình đang học Đại học hoặc đã học xong Đại học thì ghi vào mục này là Đại học. Điều này là sai. Vì trình độ văn hóa chỉ xét ở các cấp độ như sau: Mù chữ, Tiểu học, Trung học sở sở, Trung học phổ thông – Đoạn chú thích cuối cùng của Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC.

Như vậy, mục này bạn ghi nội dung là 12/12 nếu đã hoặc đang học Đại học. Trong trường hợp mẫu Sơ yếu lý lịch là do bạn tự soạn thì bạn có thể thêm mục Trình độ chuyên môn – Đây chính là nội dung bạn có thể ghi cụ thể mình là Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh hay Thạc sĩ ngành Luật…

Lưu ý: Các thông tin mình không nêu trong bài viết này là do đã có sự rõ ràng, không có sự nhầm lẫn.

Một vài mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật

Mẫu sơ yếu lí lịch cơ bản
Mẫu sơ yếu lý lịch đầy đủ
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật công chứng
Mẫu sơ yếu lí lịch chị tiết và điền đầy đủ đã hoàn thành

Với những khái niệm và ví dụ về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, mẫu hồ sơ sơ yếu lý lịch ở trên thì bạn hẳn đã có thể tự mình điền thông tin xin việc, nhập học rồi phải không nào. Mọi ý kiến đóng góp và câu hỏi vui lòng để lại dưới phần bình luận. Bài viết tới đây là hết rồi, xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Nhiều ứng viên khi điền thông tin vào sơ yếu lý lịch thường nhầm lẫn giữa trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Điều này cũng là một phần nguyên nhân gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy bạn đã phân biệt rõ được 2 nội dung này chưa? Những sai lầm ngớ ngẩn nào khiến hồ sơ của bạn trượt từ vòng loại? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy cùng Tuyencongnhan tìm hiểu thêm về điều này.

Cách điền thông tin trong sơ yếu lý lịch là yếu tố quan trọng tạo ấn tượng với doanh nghiệp khi phỏng vấn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bối rối khi điền các nội dung về trình độ văn hóa, nơi thường trú, tạm trú… khiến hồ sơ tẩy xóa nhiều chỗ. Đừng lặp lại những lỗi dưới đây nếu bạn không muốn mình bị loại ở những giây phút đầu tiên. 

Những sai lầm dưới đây khi viết Sơ yếu lý lịch có thể khiến bạn trượt phỏng vấn

Trong bản sơ yếu lý lịch, trình độ văn hóa có thể hiểu là thuật ngữ dùng để xác định quá trình học vấn mà mỗi người đã đạt được qua các bậc học trong hệ thống giáo dục phổ cập quốc gia.

Cũng trong Thông tư liên tịch của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định rõ: “Trình độ văn hóa bao gồm: Mù chữ; Tiểu học; Trung học cơ sở; Trung học phổ thông”. Đồng nghĩa với việc bạn học qua bất kỳ cấp bậc nào thì ghi vào trình độ văn hóa trên cấp bậc đó, ví dụ: 09/12, 12/12. 

Trình độ văn hóa là thông tin cần thiết có trong sơ yếu lý lịch

Tuy cụm từ trình độ văn hóa khá phổ biến và luôn xuất hiện trong sơ yếu lý lịch nhưng vẫn còn nhiều người không biết nên kê khai thế nào. Dưới đây là cách điền chính xác nhất cho 2 đối tượng:

  • Trình độ văn hóa hệ đào tạo 10 năm [Dành cho những người thuộc thế hệ trong khoản từ 198X, 197X trở về trước]: Trình độ văn hóa là 10/10 [nếu học hết lớp 10], 7/10 [nếu học hết lớp 7]...

  • Trình độ văn hóa hệ đào tạo 12 năm [Theo hệ thống giáo dục phổ cập hiện nay của nước ta]: Viết 9/12 nếu bạn học đến lớp 9, 12/12 nếu học hết lớp 12... 

*Vì xác định trình độ văn hóa theo học vấn thuộc hệ thống giáo dục phổ cập nên người học hết Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học cũng chỉ ghi là 12/12. Các thông tin còn lại sẽ được điền vào mục trình độ học vấn và chuyên môn [tùy vào mẫu sẵn có của hồ sơ].

Những thông tin thường nhầm lẫn trong sơ yếu lý lịch ứng viên cần biết

Sơ yếu lý lịch là một trong những loại giấy tờ thường gặp đối với bất kể người đi học, tìm việc hay đang đi làm. Thế nhưng, không phải ai cũng kê khai đúng thông tin trong từng hạng mục bởi có những nội dung dễ bị nhầm lẫn như: 

Trình độ văn hóa/ trình độ học vấn/ trình độ chuyên môn

.

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên quán và quê quán được dùng song song và dường như gần nghĩa nhau. Tuy nhiên, sẽ có một chút khác biệt cũng cần lưu ý:

- Nguyên quán: Căn cứ theo nguồn gốc, nơi sinh của ông bà nội hoặc ngoại. 

- Quê quán: Xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha/ mẹ

- Nơi sinh: Địa điểm, địa danh hành chính mà bạn được sinh ra [Bệnh viện, trạm y tế…]

Để đảm bảo chính xác, cách tốt nhất là bạn nên đối chiếu trực tiếp từ giấy khai sinh. Bởi mọi thông tin, hồ sơ khác đều được lấy từ văn bản này để phục vụ cho mọi vấn đề pháp lý về sau.

Nơi thường trú/ tạm trú/ cư trú 

.
 

*Địa chỉ thường trú chính xác nhất là thông tin ghi trong sổ hộ khẩu gia đình. 

5 Điều cần lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch nhất định phải biết

- Viết đúng, rõ ràng mọi thông tin trong sơ yếu lý lịch.

- Dùng thống nhất 1 loại mực, nếu đánh bằng máy thì đảm bảo cùng phông chữ.

- Không tẩy xóa và viết đúng chính tả.

- Dùng ảnh thẻ 4x6 [hình chụp trong vòng 6 tháng], rõ mặt và không sử dụng loại ảnh trơn vì dấu xác nhận thông tin của cơ quan chức năng sẽ không in lên ảnh được.

- Luôn kiểm tra lại tất cả thông tin một lần cuối trước khi bỏ vào túi hồ sơ để công chứng và gửi đến nhà tuyển dụng/cơ quan/công ty.

Việc điền chính xác các thông tin từ trình độ văn hóa, cấp bậc, nơi thường trú… luôn thể hiện bạn là ứng viên chuyên nghiệp. Bạn nên chú ý, cẩn thận với bất kỳ nội dung điền vào sơ yếu lý lịch để quá trình phỏng vấn, làm việc của mình ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng/doanh nghiệp. 

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc chuẩn cho ứng viên​

Vũ Vi

Video liên quan

Chủ Đề