Trong các thế kỉ 16 đến 18 bộ phận văn học phát triển rực rỡ nhất là

Trung bình: 4

Đánh giá: 7

Bạn đánh giá: Chưa

Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII

- Văn học chữ Hán: mất dần vị thế. tuy nhiên ở  ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ,người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú.

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan... với các tác phẩm thơ Nôm bát hủ như : Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…

- Văn học dân gian: phát triển rực rỡ.

- Dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.

* Ý nghĩa:

- Mang đến một kho tàng văn học, góp phần làm  đa dạng phong phú cho văn học Việt Nam.

- Thể hiện sự sáng tạo và sức chiến đấu của nhân dân và làm cho văn học mang đậm màu sắc nhân dân.

Thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI – XVIII. Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của nó.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

- Thống kê

     + Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,...

     + Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..

     + Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,...

     + Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...

     + Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến...

- Nhận xét

     + Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

     + Hạn chế: Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

Xem tiếp...

Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời đó.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
Loại hình nghệ thuậtThành tựu
Kiến trúc, điêu khắcNhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,...
Nghệ thuật dân gianTrên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,...
Nghệ thuật sân khấuNhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,...

Nhận xét

- Phản ánh đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta phong phú và đa dạng.

- Thể hiện tính địa phương đậm nét.

Xem tiếp...

Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI –XVIII.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

- Đặc điểm:

+ Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó.

+ Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..

+ Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười,...

- Ý nghĩa

+ Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.

+ Chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân ta được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú và đa dạng.

Xem tiếp...

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX MỞ ĐẦU Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, văn học trung đại từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX đã có những đóng góp không nhỏ. Giai đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bó với truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam” [Phạm Văn Đồng]Ta cần và có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp ta ôn lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn.Đối với nhà trường, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.Chương trình Ngữ văn THCS có nhiều tiết học về các tác phẩm thuộc giai đoạn từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX song việc tiếp nhận lại gặp nhiều rào cản về văn tự, quan niệm thẩm mĩ, lối diễn đạt cổ xưa… Để vượt qua những khó khăn đó và tiếp nhận được giá trị vô cùng đặc sắc của văn học giai đoạn này, thiết nghĩ cần nghiên cứu một cách sâu rộng và dựa trên những vấn đề thi pháp. NỘI DUNG115 I. Khái quát về văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX.1/ Bối cảnh lịch sử Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, đất nước không còn giặc ngoại xâm, kinh tế phát triển nhưng bước đầu có dấu hiệu khủng hoảng về chính trị [mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp phong kiến, giữa nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị xuất hiện, ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến các cuộc chiến tranh chia cắt và khởi nghĩa nông dân bùng nổ.] Đời sống nhân dân khổ cực. Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam bộc lộ bản chất tàn bạo, phản động một cách trắng trợn và sâu sắc: ngai vàng mục ruỗng, các tập đoàn phong kiến tranh chấp chém giết lẫn nhau giành ngôi bá chủ. Phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn đã quét sạch ba tập đoàn phong kiến [Trịnh, Nguyễn, Lê]. Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn thiết lập vương triều Nguyễn, thống nhất đất nước từ Nam ra Bắc. Triều Nguyễn bảo thủ , phản động đẩy nước ta vào thảm họa bị xâm lược.2/ Tình hình văn học [sự phát triển, đặc điểm nổi bật].a. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đạiViệt Nam bao gồm cả văn học chữ Hán, chữ Nôm, văn học bác học, văn học bình dân.b. Lực lượng sáng tác: đại đa số những tên tuổi chói lọi trên văn đàn là những trí thức nho sĩ không giữ các trọng trách trong triều đình.c. Thể loại rất phong phú, gồm: truyện ký, thơ Đường luật, khúc ngâm, truyện thơ…d. Giá trị nội dung nổi bật của văn học giai đoạn này là biểu hiện cảm hứng nhân đạo.116 Đó là tiếng nói cảm thương với số phận con người đặc biệt là số phận của người phụ nữ đồng thời là tiếng nói ngợi ca trân trọng họ. Văn học giai đoạn này cũng lên án xã hội phong kiến, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người.e. Các tác giả ,tác phẩm tiêu biểuSTTTác phẩm Tác giả Học ở lớpSố tiết Ghi chú1 Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ 9 22 Truyện Kiều- “Truyện Kiều” của Nguyễn Du- Các đoạn trích: + Cảnh ngày xuân + Chị em Thúy Kiều + Kiều ở lầu Ngưng Bích + Mã Giám Sinh mua Kiều + Thúy Kiều báo ân báo oánNguyễn Du 91111Đọc thêmĐọc thêm3 “Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh”[trích “Vũ Trung tùy bút”]Phạm Đình Hổ 94 Hoàng Lê nhất thống chí- hồi 14Ngô gia văn phái 9 25 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương 7 16 Qua đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan7 17 Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm 78 Cung oán ngâm khúc Nguyễn Gia ThiềuĐọc thêm Đánh giá chung: đây là giai đoạn văn học phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Học tập văn học Việt 117 Nam giai đoạn này cần có nhận thức sâu rộng về các tác giả tiêu biểu, giá trị của các tác phẩm, về đề tài chủ yếu và cắt nghĩa, làm sáng tỏ được các vấn đề nội dung, nghệ thuật, phong cách tác giả… Để đạt được điều đó, ngoài việc học kiến thức cơ bản theo SGK, cần tìm hiểu sâu một số vấn đề và thực hành với nhiều dạng bài tập khác nhau.II. Một số vấn đề trọng tâm của văn học từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.Vấn đề thứ nhất: Nguyễn Du và những thành tựu đặc sắc trong sáng tác của ông.A. Tác giả Nguyễn Du: Đây là tác gia tiêu biểu nhất của văn học từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Tiểu sử, sự nghiệp [SGK] Lưu ý:* Về thời đại:- Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.- Khởi nghĩa nông dân bùng nổ.- Sự thiết lập chính quyền triều Nguyễn với nhiều chính sách chuyên chế tàn bạo. Ảnh hưởng bối cảnh xã hội với nhiều biến động dữ dội, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực. Bối cảnh đó chính là cơ sở sâu xa làm xuất hiện quan niệm mới về nhân sinh, xã hội, con người. trong đó có trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với tư tưởng chống đối các thế lực phong kiến chà đạp con người, đề cao con người, đòi giải phóng tình cảm cho con người. Nguyễn Du chính là một đại diện xuất sắc nhất của trào lưu này.* Về cảnh đời Nguyễn Du:- Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống văn học, có tư chất thông minh, ham học [góp phần hun đúc nên tài năng văn học Nguyễn Du].118 - Tuy xuất thân từ một gia đình quý tộc nhưng rồi suy sút, bản thân Nguyễn Du mồ côi sớm.- Qua trải đời, vốn sống của nhà thơ rất phong phú [chất liệu cho sáng tác]. Tiếp xúc với bao cảnh đời bi thảm, trái tim nhà thơ cảm thông, yêu thương vô hạn với con người.Tóm lại: Với năng khiếu văn chương bẩm sinh, vốn sống vô cùng phong phú, trái tim yêu thương vô hạn với con người, trong bối cảnh cụ thể của thời đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du.B. Những đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.B.1/ Nguyễn Du - “một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn”.1. Cơ sở của vấn đề. Sống trong một thời kì đen tối - chế độ phong kiến suy tàn, đưa đất nước, nhân dân vào tấn thảm kịch, Nguyễn Du đã chứng kiến một hiện thực đau lòng. Vốn có tấm lòng trong trẻo, trái tim nhân hậu, năng khiếu văn chương xuất sắc, ông đã để lại cho đời những áng thơ văn đích thực, thấm đẫm những nỗi niềm thương cảm, những yêu ghét rạch ròi. Từ những sáng tác chữ Hán, chữ Nôm mà đỉnh cao là Truyện Kiều, ta thấy đúng như Hoài Thanh nhận xét về đại thi hào, đó là “một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn”.2. “ Trái tim lớn”, “nghệ sĩ lớn” biểu hiện qua sáng tác của Nguyễn Du.Giải thích:- Trái tim lớn: là tâm hồn, tấm lòng cao đẹp, chứa chan tình yêu thương.- Nghệ sĩ lớn: trí tuệ lớn, tài năng thơ ca trác việt. [tài]Ở Nguyễn Du: Tâm cũng lớn mà tài cũng lớn. Đọc Nguyễn Du, nhất là Truyện Kiều, người ta thấy “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” và cũng thấy rằng tất cả lời ngọc ý vàng ấy đều được viết ra từ một tấm lòng đau đớn cho thân phận con 119 người, cho thời thế và cho nhân thế. Ngọc của nghệ thuật Nguyễn Du đúng là kết tinh từ vết thương lòng của một trái tim từng quặn đau trong biển đời.Chứng minh:Luận điểm 1: Trái tim lớn của Nguyễn Du, trái tim mang trong nó một nỗi đau vĩ đại, một tình yêu thương sâu rộng. Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều sóng gió, 10 năm lưu lạc trên đất Bắc là khoảng thời gian điêu đứng, long đong. Nguyễn Du đã nếm trải đủ cay đắng, ngọt bùi trên đời. Các sáng tác của ông là bức tranh sinh đọng về xã hội, những cảnh đời trước mắt. Chính vì vậy, các tác phẩm của ông đều toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc.* Trái tim của thi hào giành tình thương cho tất cả những kiếp người đau khổ. Ông thương người mẹ lang thang cầu bất cầu bơ lê mình đi ăn xin cho ba đứa con [Sở kiến hành]. Ông thương cả những cô cầm vừa quen vừa lạ, hai mươi năm trước tài sắc nổi tiếng đất Long Thành, vương hầu công tử xúm xít quanh mình. Thế mà nay đã thành một bà già tàn tạ “tóc hoa râm, mặt võ, mình gầy” bị bỏ quên ngay bên tiệc rượu để rồi “Lệ thương tâm ướt vạt áo là” [Long thành cầm giả ca]. Ông đau đớn nghẹn ngào cho Khuất Nguyên - một nhà thơ lớn của Trung Quốc, sống cách ông hơn 2000 năm [ Phản chiêu hồn ]. Nhà thơ thương xót cả những người lính Trung Quốc bị đẩy vào cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, phải qua lại nơi cửa ải nguy hiểm [ Quỷ Môn quan]. Trái tim của Nguyễn Du thật dễ xúc động, dễ tổn thương, sự đồng cảm của nó là không biên giới, không thời gian. Mọi nỗi buồn đau, thống khổ của kiếp người vang động đến đều có thể làm cho trái tim ấy rỉ máu. Ngòi bút của Nguyễn Du chấm vào thứ máu ấy mà viết lên những trang thơ. Trái tim mẫn cảm của Nguyễn Du giành phần thống thiết nhất cho thân phận bi kịch của những con người tài hoa, nhất là những người phụ nữ tài sắc. Ông xót thương cho Tiểu Thanh [Độc Tiểu Thanh kí], cho nàng KIều [Truyện Kiều]. Niềm 120 cảm thông, thương xót của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều thật sâu sắc. Mười lăm năm lưu lạc đời Kiều, Nguyễn Du lận đận theo nàng trên từng trang sách. Ông bồi hồi trước mối tình đầu của nàng, ông đau đớn khi nàng ra đi dấn thân vào quãng đường đời ô nhục , ông nhìn thấu cuộc đời đau khổ, số phận bèo bọt của người con gái tài sắc ấy để rồi thốt lên đầy thương cảm: “Thương thay cũng một kiếp người Hại thay mang lấy sắc tài làm chi”* Thương xót và căm phẫn, trái tim Nguyễn Du đã phẫn nộ trước những thế lực chà đạp con người.- Ngòi bút Nguyễn Du đã tố cáo bọn quan lại cường quyền độc ác, bỉ ổi, đê tiện [Truyện Kiều, Phản chiêu hồn, Sở kiến hành].- Ông căm ghét lên án thế lực đồng tiền hắc ám [Truyện Kiều]. Nguyễn Du là người đầu tiên trong lịch sử văn học Việt nam đã phác hoạ ra một bức tranh xã hội toàn diện, lấy những đau khổ của những con người đương thời để nêu lên thành những vấn đề chung, thành vấn đề của con người trong xã hội có áp bức, bóc lột. Đó là một tinh thần nhân đạo bao quát của Nguyễn Du. Cái thế giới làm cho ông cảm thương, xót xa là cái thế giới của tất cả những người bị giày xéo, đoạ đày về thể xác cũng như tinh thần. Lời tố cáo của Nguyễn Du là lời tố cáo đánh vào những kẻ, những chế độ chà đạp lên con người. Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du đã vạch rõ ranh giới giữa yêu và ghét.* Trái tim lớn chứa chan tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện ở tiếng nói đề cao, trân trọng con người trong sáng tác của nhà thơ. - Trong Truyện Kiều, ông hết lòng ngợi ca vẻ đẹp của con người qua việc xây dựng các nhân vật:Thuý Kiều - một trang tuyệt thế giai nhân. Kim Trọng - một nho sinh hào hoa, phong nhã. Từ Hải - bậc anh hùng phi phàm.121 - Nguyễn Du trân trọng, đề cao ước mơ, khát vọng chân chính của con người. Khát vọng về tình yêu tự do được thi hào thể hiện qua việc xây dựng mối tình Kim - Kiều; ước mơ công lí, tự do được gửi gắm qua hình tượng Từ Hải [Truyện Kiều].Luận điểm 2: Nguyễn Du không chỉ là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn mà còn là một nhà nghệ sĩ lớn. Ông là người đầu tiên trong lịch sử văn học trung đại đã đưa nghệ thuật văn học, đặc biệt là nghệ thuật thơ ca Việt Nam lên một đỉnh cao vời vợi chưa từng thấy. + Truyên Kiều là một kiệt tác chứng tỏ nguyễn Du là một ngòi bút thiên tài, là bậc thầy của nghệ thuật thơ ca ở nhiều phương diện.- Tài miêu tả, khắc hoạ tính cách nhân vật: Khắc hoạ bằng một vài nét nhưng rất đậm đà sắc sảo, nổi bật lên như chạm khắc.- Miêu tả thiên nhiên, tâm trạng đặc sắc.- Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn ngữ.+ Ngoài ra: thơ chữ Hán, văn chiêu hồn của Nguyễn Du đạt được nhiều thành tựu đắc sắc về nghệ thuật.3. Kết luận. Với một trái tim dạt dào tình người, tình đời, một ngòi bút tài hoa hiếm thấy, Nguyễn Du và tác phẩm của ông mãi mãi được ca tụng, lưu truyền. Nguyễn Du xứng đáng được coi là một thiên tài văn học, một danh nhân văn hoá tầm cỡ nhân loại. Như M.Gorki, Puskin, Lỗ Tấn , tên tuổi và sự nghiệp của ông làm rạng danh cho nền văn hoá dân tộc và thế giới.B.2/ Nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.1. Miêu tả ngoại hình:122 [Qua các đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều gặp Kim Trọng”, “Kiều gặp Từ Hải”…]. Miêu tả ngoại hình độc đáo : sự dụng ước lệ, ẩn dụ, tượng trưng, so sánh…; dùng từ “đắt”. Qua nét vẽ ngoại hình hé lộ phẩm chất, tính cách và cả số phận nhân vật. 2. Miêu tả hành động, cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật.Miêu tả cụ thể hành động, lời nói của nhân vật [Mã Giám Sinh mua Kiều]Dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm [Kiều ở lầu Ngưng Bích].Dùng ngôn ngữ đối thoại [ Thúy Kiều báo ân báo oán].  Khắc họa tính cách.Đặt nhân vật vào những cảnh ngộ đặc biệt, dự báo về số phận.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm, phân tích tâm lí.Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế [“Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Kiều báo ân báo oán].- Trực tiếp [Mã Giám Sinh mua Kiều].- Gián tiếp - bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình [Kiều ở lầu Ngưng Bích]. Khắc họa tính cách, số phận nhân vật4. Xây dựng nhân vật theo hai tuyến với bút pháp riêng.a. Tuyến nhân vật chính diện [Thúy Kiếu, Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải].- Xây dựng theo lối tưởng tượng hóa- Miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.- Ngôn ngữ chọn lọc trau chuốt.- Với nhân vật chính diện Nguyễn Du dành cho họ những tình cảm yêu mến trân trọng và cảm thông chia sẻ sâu sắc [thể hiện qua việc lựa chọn chi tiết hình ảnh miêu tả và sử dụng ngôn ngữ].b. Tuyến nhân vật phản diện [Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư , Hồ Tôn Hiến].123 - Được khắc họa theo lối hiện thực, bằng những bút pháp cụ thể, lịch sử.- Ngôn ngữ miêu tả trực diện.- Nguyễn Du ngầm tỏ thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc.B.3/ Ngôn ngữ “Truyện Kiều”. 1. Một số ý kiến nhận định về ngôn ngữ “Truyện Kiều”. “Tiếng nói Việt Nam trong Truyện Kiều như làm bằng ánh sáng vậy”- Nguyễn Đinh Thi. “Với Truyện Kiều, Tiếng Việt đã trở nên đẹp dẽ, trong sáng, mềm mại, uyển chuyển, thanh tao”- Nguyễn Khách Toàn.2. Đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.2.1/ Sử dụng chữ Nôm điêu luyện, khai thác vốn từ vựng Tiếng Việt một cách triệt để, tinh tế.Nguyễn Du đủ vốn liếng ngôn ngữ để diễn tả thế giới nhân vật, sự việc, con người, cảnh vật, tâm trạng… vô cùng phong phú. Nhà thơ dùng từ ngữ “đắt”, chính xác, không gò ép gượng gạo trong tả người, tả cảnh và tình khiến người đọc cảm thấy rằng với nhân vật đó, sự việc đó, tâm tư đó nhất định phải nói như vậy và khó lòng mà lấy những tiếng, lời lẽ khác thay thế được.VD: - “Cỏ non xanh tận chân trời”- “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”- “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.- “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”- “Cậy em em có chịu lời”- “Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh” Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú, sáng tạo.- Tả nhân vật chính diện, Nguyễn Du sự dụng những ngôn ngữ có tính ước lệ, trang trọng.124 - Tả nhân vật phản diện, Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ trực diện.- Tả cảnh: ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, giàu sức gợi .- Tả cảnh ngụ tình: ngôn ngữ hàm súc, đa nghĩa. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú, sáng tạo.2.2/ Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trau chuốt, tinh tế với các từ gợi thanh, gợi hình và các biện pháp tu từ đặc sắc.2.3/ Từ tiếng nói hằng ngày của nhân dân tiếp theo là của các nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ở các đời trước, Nguyễn Du tạo ra tiếng nói văn học dồi dào, giản dị mà chính xác, uyển chuyển, đầy hình ảnh và âm điệu.- Từ địa phương - Thành ngữ, tục ngữ.- Từ Hán Việt.Hai thành phần ngôn ngữ - bình dân, bác học kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một thứ ngôn ngữ nghệ thuật thơ ca vừa hàm súc, trang nhã vừa giản dị, văn vẻ, giàu hình ảnh và âm điệu, đạt tới đỉnh cao chói lọi có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam.3. Kết luận. Như vậy, đến “Truyện Kiều” tiếng Việt đã đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ có chức năng biểu đạt [phản ánh], biểu cảm [biểu hiện cảm xúc] mà còn có chức năng thẩm mĩ [vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, âm điệu hình tượng]. Tiếng Việt trong Truyện Kiều hết sức giàu và đẹp.Vấn đề thứ hai: Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. 1. Đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại. Từ thế kỉ XVI, hình ảnh người phụ nữ đã đi vào văn học viết. đến thế kỉ XVIII thì hình ảnh này đã trở thanhf đề tài lớn của văn học. Các thể loại của văn 125 học ở TK XVI đên XIX như văn xuôi, truyện nôm, thơ với các tác phẩm tiêu biểu như: Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ, Truyện Kiều – Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều… và những lời thơ nôm của Hồ Xuân Hương đều phản ánh đề tài này.2. Nội dung phản ánh về người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn văn học này được khắc họa với vẻ đẹp hoàn hảo, đáng trân trọng nhưng cuộc đời, số phận lại hết sức bất hạnh.2.1/ Hình tượng người phụ nữ trong văn học từ TK XVI đến giữa TK XIX là hiện thân của cái đẹp.* Nhan sắc hoàn mĩ, vượt trội. Một Vũ Nương với vẻ đẹp thuần hậu, dịu dàng. Một nàng Kiều đẹp “ nghiêng nước nghiêng thành”…* Phẩm hạnh cao quý. Họ luôn mang những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ: hiếu nghĩa, thủy chung, vị tha…[ Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Thúy Kiều trong Truyện Kiều] Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương bị xã hội đối xử bất công, bị vùi dập nhưng luôn giữ phẩm chất, tâm hồn trong sáng [Bánh trôi nước].2.2/ Hình tượng người phụ nữ trong văn học các thế kỉ này còn là hiện thân của những số phận đau thương.+ Nỗi đau khổ, oan nghiệt của Vũ Nương trong “ Truyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ.+ Cuộc đời trầm luân, dâu bể đầy bất hạnh của Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du.+ Dưới chế độ phong kiến, nhiều thế lực hắc ám trong xã hội đã vùi dập, chà đạp lên thân phận người phụ nữ. 126 - Vua chúa, quan lại xa đọa, tàn ác đã đày đọa cuộc đời người phụ nữ xưa [ qua “Cung oán ngâm khúc”, “Truyện Kiều]. - Chiến tranh phong kiến gieo bao nỗi bất hạnh cho họ. “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm là tiếng kêu xé lòng của người phụ nữ có chồng bị cuốn vào vòng chiến tranh ấy. - Người phụ nữ còn chịu biết bao đau khổ bởi những hủ tục, thành kiến bất công, hẹp hòi: tư tưởng trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê…2.3/ Thái độ của các tác giả khi viết về người phụ nữ. Các nhà văn, nhà thơ đã thể hiện lòng trân trọng đặc biệt với người phụ nữ khi khắc họa, ngợi ca vẻ đẹp của họ. Phản ánh những bi thảm của người phụ nữ, các tác giả không giấu nổi lòng xót xa, đau đớn.3. Ý nghĩa của vấn đề. Qua hình tượng người phụ nữ, các tác giả văn học thế kỉ XVI – XIX đã góp vào trào lưu nhân đao chủ nghĩa một nội dung hết sức phong phú, góp vào tiếng nói đòi giải phóng con người, đặc biệt là người phụ nữ.Vấn đề thứ ba: Giá trị nhân đạo của văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. 1. Khái quát về nội dung nhân đạo trong văn học.* Các khái niệm- Nhân ái: lòng yêu thương con người.127 - Nhân đạo: đạo người, lấy lòng nhân ái, thương người của mình để cư xử với người khác; là lòng trân trọng, thương yêu con người, vì nhu cầu lợi ích cho con nguời và niềm cảm thông với con người.* Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học thường có các nội dung biểu hiện sau:- Thái độ cảm thông, tình cảm xót thương với những kiếp người bất hạnh- Lên án những cái sấu xa trà đạp lên quyền sống của con người- Trân trọng ngợi ca đề cao giá trị con người. đề cao ước vọng chân chính cao đẹp của họ- Thể hiện ước mơ, khát vọng về một xã hội công bằng bắc ái, tôn trọng phẩm giá và hạnh phúc con ngườiLưu ý: Ở những tác giả, tác phẩm lớn nội dung nhân đạo còn mang theo tinh thần quốc tế. Dù có nhiều biểu hiện phong phú đa dạng nhưng trọng tâm và hạt nhân của chủ nghĩa nhân đạo là vấn đề con người Một số tác phẩm có thể có đầy đủ phương diện nói chung của cảm hứng nhân đạo cũng có tác phẩm chỉ đi sâu vào một khía cạnh nào đó. Tuỳ theo tính chất, giới hạn của vấn đề mà xác định độ rộng, độ sâu của giá trị nhân đạo2. Giá trị nhân đạo của văn học trung đại Việt Nam [thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX].2.1./ Bối cảnh xã hội+ Xã hội phong kiến khủng hoảng, suy tàn, mọi tầng lớp nhân dân chịu nhiều đau khổ. Xã hội ấy chà đạp không thương tiếc số phận và nhân phẩm con người.+ Ý thức về con người cá nhân phát triển.2.2/ Những nội dung cụ thể của cảm hứng nhân đạo trong văn học giai đoạn này. * Đề cao ca ngợi những giá trịcủa con người. 128 + Nguyễn Dữ khẳng định đề cao vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương [Chuyện người con gái Nam Xương].+ Hồ Xuân Hương miêu tả ca ngợi vẻ đẹp hình thể, tâm hồn của người phụ nữ [Bánh trôi nước, Đề tranh Tố Nữ].+ Nguyễn Du ca ngợi cả về tài, sắc, tình, tâm hồn của Thuý Kiều với tấm lòng trân trọng đặc biệt [ Truyện Kiều].* Lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, phẩm giá của con người.+ Giai cấp thống trị:Vua chúa xa đoạ tàn ác [Vũ trung tuỳ bút; Cung oan ngâm khúc].Quan lại bỉ ổi, tay sai bất lương [Truyện Kiều].+ Lễ giáo phong kiến hà khắc, định kiến bất công hẹp hòi [Chuyện người con gái Nam Xương].+ Tố cáo thế lực đồng tiền [ Truyện Kiều].* Lòng xót thương, cảm thông với mọi kiếp người bất hạnh [ Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Truyện Kiều - Nguyễn Du].* Đề cao ước mơ, khát vọng của con người.+ Khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc [Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm].+ Khát vọng về tình yêu tự do [Truyện Kiều].+ Ước mong một xã hội tốt đẹp cho con người [nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều là đại diện cho tự do, công lí trong xã hội].III. Các dạng bài tập trong chuyên đề.1. Phân tích, cảm thụ giá trị của tác phẩm hoặc đoạn trích.2. Nghị luận về nhân vât, chi tiết, hình ảnh, tư tưởng chủ đề… trong một tác phẩm.129 3. Nghị luận tổng hợp [kiến thức, kĩ năng] về các vấn đề xuyên suốt các tác phẩm trong một giai đoạn văn học.4. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học trung đại.5. Phân tích đặc sắc ngôn ngữ trong tác phẩm.6. So sánh văn học.IV. Phương pháp giải bài tập.1. Sưu tầm, đọc tài liệu.2. Phương pháp nghiên cứu: phân tích, chứng minh, giải thích, bình buận, so sánh, đối chiếu để các vấn đề về tác giả, tác phẩm trở nên sáng tỏ và sâu sắc.3. Phương pháp khái quát hóa kiến thức.4. Thực hành vận dụng các kĩ năng: Tìm hiểu đề. Xây dựng luận điểm, tìm luận cứ. Lập luận. Dựng đoạn và kiên kết đoạn văn.V. Một số đề văn và hướng dẫn.Đề 1: Tâm và tài Nguyễn Du qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích [Truyện Kiều – Nguyễn Du].Tìm hiểu đề:* Kiểu bài: nghị luận văn học* Nội dung: Tâm và tài của Nguyễn Du.* Phạm vi: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều - Nguyễn Du.Tìm ý:Với đề bài trên cần đạt được các ý cơ bản sau đây:a/ HiÓu ®óng T©m vµ tµi cña NguyÔn Du.130 - Tâm là: Tấm lòng, tình cảm, trái tim giàu cảm xúc, cảm thông, rung động trớc cuộc đời trớc mỗi số phận con ngời, yêu thơng tha thiết, thái độ trân trọng, bênh vực che chở con ngời.- Tài là : Tài năng, tài hoa, uyên bác, đó là sự thăng hoa , bay bổng trong sáng tạo và sự công phu mài rũa phi thờng của ngời nghệ sĩ . Tài năng ấy chính là sự diễn đạt đúng cảnh, đúng tình , đúng ngời , đúng tâm trạng ; ở ngôn ng chọn lọc công phu mài rũaNguyễn Du thờng nói đến tâm và tài và thờng đề cao cái tâm Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Nhng ở trong các tác phẩm của Nguyễn Du ngời ta thấy sự cân xứng hài hoà của một trái tim lớn [tâm], một nghệ sĩ lớn [tài] . Tâm lớn mà tài cũng lớn. Đọc Nguyễn Du , nhất là Truyện Kiều thể hiện sự sáng tạo, một bút lực phi thờng Lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu và tất cả những lời vàng ngọc ấy đều đợc viết ra từ một tấm lòng đau đớn cho thân phận loài ngời, cho thời thế và cho nhân thế.b/ Tâm và tài Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích Kiu lu Ngng Bớch* Cỏi tõm Nguyn Du th hin :- Nguyn Du nh húa thõn vo Thỳy Kiu to dng cnh ng, tõm trng ca nng- Cnh thiờn nhiờn ni lu Ngng Bớch cú nỳi xa trng gn nhng c ba chiu u gi v hoang vng, xa l, cỏch bit. Nú tụ m cnh ng cụ n gúp phn bc l tõm trng cụ n bun ti ca Thỳy Kiu. Cnh vt cng rng ln bỏt ngỏt thỡ con ngi Kiu õy cng nh nhoi, cụ n, cng bun ti, ngn ngang B bng vỡ bun ti bi ch cú mõy lm bn sm v ốn trong lm bn ờm khuya ô B bng mõy sm ốn khuya ằ lm tm lũng Kiu nh b ct ra au n.- Tm lũng thi s nh thu hiu ni nh nim thng ca Kiu. Trong tõm trng cụ n, Kiu ngh v quỏ kh, ngi thõn ú l Kim Trng, ú l cha m nhng cng ngh , cng nh thỡ cng au xút. Nh chng Kim thỡ ô Vng trng vng 131 vặc song song » rồi quay lại mình « Tấm son gột rửa bao giờ cho phai » càng thêm đau đớn nhớ cha mẹ thì « Xót người tựa cửa gốc tử đã vừa người ôm »Cực tả nỗi nhớ niềm thương, Nguyễn Du thêm một lần đề cao vẻ đẹp đức hạnh của Kiều. Trái tim Nguyễn Du xúc động đau đớn, thấu hiểu cảm thông lạ lùng với Kiều mới có thể hiểu hết những tình cảm xót xa, tội nghiệp của người con gái xa nhà thương cha mẹ, tình yêu tan vỡ, mới viết được dòng thơ miêu tả tâm trạng đặc sắc ấy.Tâm trạng cô đơn trước cửa biển chiều hôm. Đây chính là bức tranh tâm trạng đăc sắc nhất, chỉ với câu lục bát chia thành bốn cặp, những câu lục bát được diễn đạt bắt đầu bằng « Buồn trông ». Bốn lần buồn trông từ xa tới gần, từ cao xuống thấp từ hình ảnh , màu sắc đến âm thanh tạo nên sự điệp nhịp, như nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp. Đoạn thơ đã diễn tả được diễn biến tâm trạng nàng Kiều từ nhìn đơn côi - cánh buồm xa xa, nhìn băn khoăn - hoa trôi man mác biết là về đâu, nhìn nhòa nhạt - không thấy người đi, không thấy hy vọng gì chỉ một màu xanh xanh. Nhìn biển - nhìn nước - nhìn cỏ - nhìn gió vẫn là một kiểu « buồn trông ». Nhưng đến lần thứ tư, tiếng sóng biển đã ập vào tâm trạng nàng, bao bọc lấy nàng bằng tiếng kêu dữ dội « ầm ầm tiếng sóng »Nguyễn Du rất hiểu tâm trạng cô đơn lẻ loi của Kiều và đã miêu tả thiên nhiên và miêu tả tâm trạng thật tinh tế, thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng, bộc lộ tâm trạng theo qui luật tâm lý « Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ».* Cái tài của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn thơ :- Miêu tả thiên nhiên chân thực sống động, từ xa đến gần , từ nhạt đến đậm. Thiên nhiên đẹp nhưng buồn, hợp với qui luật tâm lý.- Qua thiên nhiên để gợi tả tâm trạng của Kiều, một thành công của tả cảnh ngụ tình :- Dùng thành ngữ điển cố nhuần nhuyễn. Kết hợp từ thuần nôm với Hán Việt.- Dùng điệp ngữ, từ láy, ẩn dụ vừa gợi tả vừa gợi cảm132 - Qua độc thoại nội tâm để bộc lộ tâm trạng Kiều vừa hợp lý vừa sâu sắc. Bút pháp tả cảnh ngụ tình làm cho đoạn trích không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Đề 2: Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có ý kiến cho rằng: “Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc khắc hoạ nhân vật. Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài, với ông, tả ngoại hình là để giúp cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất, tính cách bên trong của nhân vật”.Em hãy trình bày cảm nhận của mình về các nhân vật: Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh và nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.I/ Yêu cầu chung : 1/ Cảm nhận được về các nhân vật [cả ngoại hình và tính cách, cả vẻ đẹp và sự xấu xa]2/ Phân tích, bình giá được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.Với đề bài này học sinh có thể trình bày theo hai cách:Cách một : giải quyết từng ý cụ thể+ Cảm nhận được về các nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh.+ Phân tích, bình giá được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Cách hai : kết hợp giải quyết cả hai ý [ trong khi phát biểu cảm nghĩ về nhân vật có thể kết hợp trình bày luôn về nghệ thuật miêu tả nhân vật ] .[Ở đây hướng dẫn theo cách thứ hai].II/ Yêu cầu cụ thể 1/ Cảm nhận về các nhân vật. Cần thể hiện được cảm nhận của mình thông qua việc chọn dẫn những chi tiết, tiêu biểu làm dẫn chứng , phân tích, bình luận làm nổi bật những ý chính sau:133 1.1/ Thuý Vân : Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, sang trọng, tươi tắn. Vẻ đẹp như báo trước số phận yên ổn, may mắn của nàng . 1.2/ Thuý Kiều : Vẻ đẹp “ sắc sảo, mặn mà” không chỉ đẹp mà Kiều còn có tài : tài làm thơ, tài vẽ tranh, tài ca hát, tài đánh đàn, tài nào cũng đến mức điêu luyện, thành “nghề”. Ngoài vẻ đẹp hình thức của thiếu nữ “ nghiêng nước, nghiêng thành”, nàng là một người đa cảm, mang vẻ đẹp nội tâm sâu sắc, phong phú : dám hy sinh mối tình riêng tư đẹp đẽ của mình để cứu nạn cho cả gia đình, chung tình với Kim Trọng, luôn vươn lên vượt qua hoản cảnh để hướng thiện; mặc dù thân phận bị đày đoạ, nhưng phẩm hạnh và sắc đẹp của nàng đã khiến cho Từ Hải say mê “ Tấm lòng nhi nữ cũng siêu anh hùng”. 1.3/ Mã Giám Sinh: Hiện thân của một nho sĩ giả danh [ mập mờ về tên họ, dối trá trong cách xưng danh “Mã Giám Sinh”, tung tích không rõ ràng Lâm Tri hay Lâm Thanh …]; một kẻ lưu manh [ đi với đầy tớ thì ồn ào, láo nháo, vào nhà thì xấc xược vô lễ “ ghế trên ngồi tót sỗ sàng”…], và điều quan trọng nhất: y là gã buôn người [ Đi hỏi vợ, lấy vợ mà như là đi mua bán: cò kè, đắn đo, chi li, “ cân sắc, cân tài” ], lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của người khác “ép cung cầm nguyệt thử bài qua thơ”2/ Phân tích, bình giá được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.- Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ trong thơ cổ, kết hơp với việc chọn lọc chi tiết trong miêu tả, tả thực nên mỗi nhân vật đều có gương mặt riêng, hết sức sinh động.- Chú ý hoản cảnh xuất hiện của nhân vật, kết hợp miêu tả ngoại hình với miêu tả hành vi và ngôn ngữ để bộc lộ rõ hơn về nhân vật. đặc biệt thành công trong việc miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật, chính những phân tích đó giúp người đọc hình dung rõ hơn về nhân vật . - Trong khi miêu tả nhân vật ngoài những nhận xét trực tiếp, Nguyễn Du còn dự báo số phận nhân vật ngay trong ngôn ngữ miêu tả và trong cách miêu tả. 134 [Thuý Vân : Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, sang trọng, tươi tắn. Vẻ đẹp như báo trước số phận yên ổn, may mắn của nàng . Thuý Kiều : Vẻ đẹp “ sắc sảo, mặn mà” vẻ đẹp và tài năng của nàng dường như đố kỵ với cả thiên nhiên, tạo hoá, đố kỵ với cả đất trời làm cho : “Hoa ghen vì thua thắm, liễu hờn vì kém xanh”. Nó như báo trước một điều không may mắn ] . - Cách miêu tả của Nguyễn Du cũng rất linh hoạt, biến hoá, đa dạng tạo nên được hàng loạt những nhân vật sống động trở thành điển hình của cuộc sống, đi vào đời sống : đẹp như Kiều, ngang tàng như Từ Hải, ghen như Hoạn Thư, tráo trở như Sở Khanh…. Đề 3: Trong bài viết “Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn”, khi bàn đến ngôn ngữ “Truyện Kiều”, Hoài Thanh viết: “Người đọc xưa nay vẫn xem “Truyện Kiều” như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung.” Dựa vào “Truyện Kiều” hãy làm rõ tài năng ngôn ngữ cuả Nguyễn Du và lí giải vì sao Nguyễn Du đạt được thành công ấy.Hướng dẫn:1.Yêu cầu chung:a. Tìm hiểu đề:- Học sinh phải xác định đúng đây là kiểu bài nghị luận văn học [ giải thích + chứng minh].- Nội dung nghị luận: Nhận định của Hoài Thanh về tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.- Phạm vi dẫn chứng: “Truyện Kiều”.b. Nội dung: Về cơ bản học sinh phải đáp ứng được những yêu cầu sau:135 - Hiểu được ý nghĩa của nhà phê bình văn học Hoài Thanh.- Ý kiến đó tập trung đánh giá tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.- Lý giải được một số nguyên nhân để Nguyễn Du đạt được trình độ ngôn ngữ thơ như vậy.- Học sinh phải biết vận dụng kết hợp kiểu bài phân tích và chứng minh văn học. Biết lựa chọn, phân tích những dẫn chứng tiêu biểu thể hiện năng lực cảm thụ văn học.2. Yêu cầu cụ thể:a. Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:+ Giải thích các hình ảnh so sánh:- “Như hòn ngọc quý cơ hồ không thể thêm bớt”, tức là ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” được dũa gọt đến mức điêu luyện hoàn thiện. - Như tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung”, tức là ngôn ngữ “Truyện Kiều” phong phú, chính xác, sáng tạo, đầy biến hóa. Hoài Thanh đánh giá rất cao về ngôn ngữ trong “Truyện Kiều”, về tài năng Nguyễn Du qua cách diễn đạt giàu hình ảnh bằng nghệ thuật so sánh, chứng tỏ Nguyễn Du là bậc thầy trong ngôn ngữ thơ ca.b. Chứng minh tài năng ngôn ngữ của Nuyễn Du trong “Truyện Kiều”.b.1/“ Truyện Kiều” có nhiều con người, nhiều sự kiện, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng khác nhau, thậm chí còn đối lập nhau nhưng Nguyễn Du có đầy đủ vốn liếng ngôn ngữ để biểu đạt con người, sự kiện , tâm trạng…+ Tả người:- Tả nhân vật chính diện: Vẫn tuân thủ theo bút pháp truyền thống nhưng có dụng ý sử dụng ngôn ngữ để khái quát hóa cá tính số phận nhân vật. Miêu tả các nhân vật chính diện dùng bút pháp ước lệ, khuynh hướng lý tưởng hóa nhân vật.136 Tả người con gái đẹp mượn những hình ảnh đẹp, những “ khuôn vàng , thước ngọc”: trăng, hoa, tuyết…Thúy Kiều tuyệt sắc, Kim trọng nho nhã tuyệt vời “ Phong tư tài mạo tót vời”.- Tả nhân vật phản diện: Dùng bút pháp tả thực, ngôn ngữ trực diện. + Tả cảnh:Dùng ngôn ngữ tái tạo lại cảnh vật theo những nét vẽ của thi pháp truyền thống:- Cảnh mùa xuân- Cảnh mùa hạ- Cảnh mùa thu- Cảnh lầu Ngưng Bích.- Cảnh ly biệt Kim - Kiều; Kiều - Thúc Sinh+ Tả tâm trạng: Tả cảnh ngụ tình VD: - “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” Tâm trạng buồn → cảnh vật buồn, u hoài, lặng lẽ- Đoạn trích “ Kiều gặp Kim Trọng” → Tâm trạng xao xuyến, ngây ngất của Kim Trọng - Kiều khiến cho cảnh vật cũng chở nên tâm tình hơnb.2/ Sử dụng chữ Nôm điêu luyện:Từ một câu truyện chữ Hán trong Thanh Tâm tài nhân viết bằng văn xuôi chữ Hán, Nguyễn Du đã tái tạo một câu chuyện bằng chữ Nôm, viết bằng thể thơ lục bát.b.3/ Sử dụng ngôn ngữ bình dân - ngôn ngữ bác học:+ Sử dụng ngôn ngữ bình dân, dùng thể thơ dân tộc [lục bát]- Sử dụng nhiều ca dao.VD câu thơ : “ Vầng trăng ai sẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”.Lấy từ một câu ca dao137 “ Vầng trăng ai sẻ làm đôi Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng.”- Sử dụng thành ngữ: “ Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”+ Sử dụng ngôn ngữ bác học:- Dùng nhiều điển tích, điển cố.- Sử dụng những khái niệm, thuật ngữ của Lão Trang, Phật , Nho “ Tu là cõi phúc, tình là dây oan.” « Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao »- Sử dụng nhiều từ Hán - Việt.- Sử dụng nhịp điệu để tao hiệu quả cho câu thơ.c. Lý giải nguyên nhân thành công khi sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du + Hoàn cảnh gia đình : Xuất thân trong một gia đình có nhiều người theo nho học, đỗ đạt cao → Nguyễn Du có ảnh hưởng+ Hoàn cảnh xã hội : Nguyễn Du có điều kiện đi nhiều nơi [đi sứ sang Trung Quốc] và nhiều năm sống ở nhiều vùng đất đã cho Nguyễn Du vốn sống, vốn ngôn ngữ phong phú.+ Bản thân Nuyễn Du là người thông minh, nhạy cảm. Nhà thơ đã sử dụng ngôn ngữ biến hóa tài tình. Chỉ một chữ « hoa » trong Truyện Kiều mà Nguyễn Du đã diễn đạt được bao nhiêu sự việc, bao nhiêu tâm trạng…+ Là người thông minh, dù tiếp thu từ truyền thống hay vay mượn nước ngoài thì Nguyễn Du luôn có tính sáng tạo, độc đáo. Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua quá trình học tập và trau dồi đã cho ta thấy Nguyễn Du xứng đáng vị trí bậc thầy trong ngôn ngữ thơ ca cổ điển. Đề 4: Phân tích tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca người phụ nữ qua các tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ, “ Truyện 138 Kiều”- Nuyễn Du, “ Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương và “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu? * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận có bố cục, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hợp lí. Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu và phân tích sâu sát. - Diễn đạt lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc.* Về nội dung: Cần nêu được các luận điểm, luận cứ cơ bản sau:Nhận xét chung: Người phụ nữ hiện lên qua các tác phẩm văn học trung đại đều có vẻ đẹp, phẩm hạnh cao quý nhưng cuộc đời lại vô cùng bất hạnh.1. Từ những trang viết về người phụ nữ bị xã hội phong kiến dồn đẩy vào những cảnh khổ đau, oan trái đã vọng lên tiếng lòng xót thương, đồng cảm của các tác giả.* Tác giả Nguyễn Dữ đã phơi bày nỗi đau đớn, oan ức của Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”. Nguyễn Dữ đau cùng nỗi đau của nàng Vũ Nương tội nghiệp, oan trái mà đã viết lên những lời than sầu thảm của nàng: “ Nay đã bình kia nữa”. * Số phận của người phụ nữ là điều day dứt khôn nguôi của Nguyễn Du. Trái tim nhân ái bao la của nhà thơ đã dành cho những kiềp hồng nhan bạc mệnh một sự cảm thông và xót thương sâu sắc. Kiệt tác “Truyện Kiều” đã thể hiện tiếng nói trái tim ấy của Nguyễn Du một cách cảm động. Trong “ Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hoá thân vào nàng Kiều để cùng đau, cùng buồn, cùng cất lên tiếng kêu xé ruột với nàng. Cuộc đời Kiều phải trải qua mọi nỗi khổ của người phụ nữ bị xô đẩy xuống đáy xã hội. Đang sống trong cảnh êm ấm, Kiều phải bán mình cho kẻ buôn người Mã Giám Sinh, trải qua 15 năm 139

Video liên quan

Chủ Đề