Trong văn bản biểu cảm có mấy cách bộc lộ cảm xúc

GD&TĐ - Nhận thấy nhiều học sinh còn lẫn lộn văn biểu cảm và văn miêu tả, cô giáo Nguyễn Thị Hương [Trường THCS Lê Quý Đôn - Bỉm Sơn, Thanh Hóa] đã chia sẻ 5 giải pháp giúp học sinh nắm chắc, biết khơi nguồn cảm xúc với thể loại văn này.

Giúp học sinh nắm được khái niệm văn biểu cảm

Nhắc lại khái niệm trong sách giáo khoa: Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc, cô Hương cũng lưu ý, thường những bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm, những cảm xúc trong lòng người.

Tuy nhiên trong thực tế, khi viết văn biểu cảm, người ta vẫn thường hay kết hợp sử dụng những phương thức khác như miêu tả, tự sự để bộc lộ thái độ, tình cảm gián tiếp thông qua những đối tượng, những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ.

Nhưng, khi vận dụng phương thức miêu tả và tự sự vào văn biểu cảm, cần lưu ý: Nếu có tả, không nên tả một cách cụ thể, hoàn chỉnh; có kể thì không kể một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng. 

Người viết văn biểu cảm chỉ chọn những đặc điểm, những sự việc, những thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình.

Về bố cục, bài văn biểu cảm cũng được tổ chức theo mạch cảm xúc của người viết. Do vậy, trình tự các ý, các phần trong văn biểu cảm thường được sắp xếp rất tự nhiên, không gò bó cứng nhắc.

Về thái độ, tình cảm, phải đảm bảo tính chân thực, trong sáng, rõ ràng, có nghĩa là không được giả dối, sáo rỗng. Có như vậy, văn biểu cảm mới đi vào lòng người.

Cách làm bài văn biểu cảm

Khi làm văn biểu cảm cần đảm bảo 4 bước: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý; xây dựng bố cục [dàn bài]; hoàn thành văn bản và kiểm tra lại bài.

Với bước xác định yêu cầu của đề và tìm ý: Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý [nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?]

Khi xây dựng bố cục [dàn bài], bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. Tuy nhiên, việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.

Nhưng thuờng phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát. Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.

Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.

Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.

Kết bài: Kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.

Hoàn thành văn bản là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.

Cô Hương lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác [miêu tả, tự sự, nghị luận]; đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc [so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…].

Câu văn có sự biến hóa linh hoạt [có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…]. Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

Bước kiểm tra lại bài: Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.

Nắm cách lập ý trong văn biểu cảm

Để giúp học sinh nắm vững cách lập ý trong văn biểu cảm, cô Hương cho rằng, giáo viên cần cung cấp cho học sinh các nội dung sau:

Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm trong hiện tại. Cách biểu cảm này tạo nên mối liên hệ và tương lai.

Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại: Là hình thức liên tưởng tới những kí ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỉ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại. 

Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con người trở nên sâu lắng hơn. Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ gắn kết rất tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa hiện tại và quá khứ.

Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên tưởng phong phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào đó những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước mơ hi vọng. Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết văn biểu cảm phải có trí tưởng tượng phong phú.

Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình ảnh đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm . Cách lập ý thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.

Đưa yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm

Đối tượng biểu cảm trong một bài văn biểu cảm là cảnh vật, con người và sự việc; không có sự biểu cảm chung chung. Cái gì, vật gì, việc gì… làm ta xúc động? Vì thế muốn bày tỏ tình cảm, muốn bộc lộ cảm xúc người viết phải thông qua miêu tả và tự sự.

Nhưng cần lưu ý, trong bài văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện, là yếu tố để qua đó, người viết gửi gắm cảm xúc và ý nghĩ.

Cách biểu cảm về tác phẩm văn học

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học [bài văn, bài thơ] là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

Để làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cô Hương cho rằng, trước hết phải đọc bài văn, bài thơ… một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu; đọc lần nữa để để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật… mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng.

Sau đó, gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất rồi làm dàn bài, dựng đoạn; viết bài và chỉnh sửa.

Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học cũng gồm 3 phần.

Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất được hai yêu cầu: Tính khái quát và tính định hướng.

Phần thân bài: Lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm. Phải đi từ “a” qua “b,c”…. nhớ liên kết đoạn.

Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng, trùng lặp và đơn điệu.

Cô Hương cũng lưu ý: Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn.

Cùng với đó, có lúc phải khen, chê. Nhưng khen, chê phả trên cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện. Giáo viên qua các bài giảng cụ thể, qua việc hướng dẫn đọc sách… sẽ giúp học sinh dần dần bình văn, biến thành kĩ năng, kĩ xảo. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ.

Bên cạnh khen, chê, có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, sử dụng từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật… trong cùng một tác giả hoặc giữa các tác giả có mối liên hệ với nhau.

"Tuy nhiên, để nắm vững và củng cố tri thức, kĩ năng về văn biểu cảm, không phải chỉ biết, hiểu, học thuộc lòng mà quan trọng hơn là phải biết làm - biết thực hành - biết sáng tạo.

Việc thực hành, luyện tập cần thường xuyên, liên tục; phải được kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm; phải có yêu cầu, nghiêm túc song cũng cần phải động viên, khích lệ" - Cô Hương lưu ý thêm.

Sau khi học văn tự sự và miêu tả, văn biểu cảm là phương thức biểu đạt mới trong môn tập làm văn mà học sinh được tiếp cận. Vậy văn biểu cảm là gì? Đặc điểm chung của văn biểu cảm? Cách làm văn biểu cảm? Các bước làm bài văn biểu cảm?… Để có thể làm được những bài tập làm văn biểu cảm, trước hết cần có cách hiểu đúng về khái niệm văn biểu cảm cũng như những nội dung liên quan đến thể loại văn này. Những thông tin chi tiết dưới đây của DINHNGHIA.Com.VN sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về chủ đề văn biểu cảm là gì, cùng tìm hiểu nhé!.

Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác. Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng căm giận…

Và có lẽ họ cũng muốn được bộc lộ, được chia sẻ những tình cảm, cảm xúc của mình. Thế nên, biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày

Khái niệm văn biểu cảm là gì?

Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm chính là một trong những cách thức tạo lập văn chương. Văn biểu cảm được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Trong nhà trường, các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:

  • Biểu cảm về một người nào đó [người thân, bạn bè, thầy cô…].
  • Biểu cảm về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên [đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…].
  • Biểu cảm về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học
Văn biểu cảm là gì

Những chú ý về văn biểu cảm

Riêng với dạng đề biểu cảm về một tác phẩm, học sinh cần phải hiểu và cảm được những ý nghĩa, vẻ đẹp toát lên từ nội dung, nghệ thuật mà tác giả sử dụng để có cách đánh giá và bộc lộ cảm xúc vừa phù hợp, vừa ấn tượng.

Đánh giá về văn biểu cảm

Nhìn chung, đề văn biểu cảm có thể cho dưới nhiều dạng nhưng dù là được cho dưới những vấn đề biểu cảm nào thì hầu như những đề văn nói trên đều muốn hướng con người đến những tình cảm tích cực trong cuộc sống.

Đặc điểm chung của văn biểu cảm là gì?

Từ khái niệm về văn biểu cảm là gì, bạn hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của văn biểu cảm dưới đây.

Đối tượng biểu cảm

Đối tượng trong văn biểu cảm thường là những sự vật, hiện tượng gợi ra cho chủ thể những tình cảm, cảm xúc hay suy tư. Trong văn biểu cảm, đối tượng đó có thể là con người, sự việc cũng có thể là sự vật, hiện tượng của tự nhiên.

Nội dung biểu cảm

Đời sống tâm hồn con người vốn phong phú và sinh động thế nên những nội dung biểu cảm cũng phong phú, sinh động như chính tâm hồn con người.

Cảm xúc trước thiên nhiên là một trong những nội dung rất thường gặp trong văn biểu cảm. Con người thường có hứng khởi với những cảnh đẹp của bầu trời, vầng trăng, ngọn núi hay con sông…  để bày tỏ nỗi niềm, tình cảm của mình khi có dịp chiêm ngưỡng những cảnh đẹp ấy.

Học sinh cũng có thể viết những nội dung thuộc về tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ đời thường của con người. Chẳng hạn như: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè hay lòng nhân ái trong cuộc sống cộng đồng.

Cảm xúc trước thiên nhiên là một trong những nội dung rất thường gặp trong văn biểu cảm

Ví dụ văn biểu cảm

Trong chương trình Trung học cơ sở, có rất nhiều tác giả đã chọn cảnh đẹp thiên nhiên để bày tỏ tình cảm gắn bó, nỗi niềm của mình. Ví dụ như:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

[“Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh]

Còn tìm về với ca dao, có thể thấy ông bà ta đã gửi gắm vào đó rất nhiều những tình cảm tốt đẹp tồn tại trong cuộc sống con người thông qua những lời nhắc nhở về việc biết trân trọng ơn nghĩa mẹ cha:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Biết nâng đỡ, sẻ chia để anh em luôn sống trong sự thuận hòa, vui vẻ:

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

Phương thức biểu cảm

Khi viết văn biểu cảm, học sinh có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nếu chọn phương thức biểu cảm trực tiếp, học sinh sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh cách biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng.

Chính những hình ảnh này sẽ giúp cho việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Dù cho sử dụng phương thức biểu cảm nào đi chăng nữa thì học sinh cũng cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị.

Bí kíp trong các bước làm bài văn biểu cảm

Sau khi nắm rõ khái niệm văn biểu cảm là gì, đặc điểm của văn biểu cảm là gì, quan trọng là bạn cần nắm chắc bí kíp về cách làm văn biểu cảm dưới đây.

Bước 1: Tìm hiểu đề văn biểu cảm là gì?

Thông thường, trong đề văn biểu cảm sẽ xuất hiện yêu cầu biểu cảm và cả đối tượng biểu cảm.

VD: Chẳng hạn trong đề: “Cảm nghĩ về món quà tuổi thơ”.

Đề văn trên đã nêu lên đối tượng biểu cảm là món quà thời tuổi thơ. Yêu cầu của đề là học sinh sẽ thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc của mình về món quà ấy.

VD: Một dạng đề khác: “Loài cây em yêu”.

Đề yêu cầu viết về đối tượng là “loài cây em yêu”. Mặc dù không có các từ khóa thể hiện yêu cầu biểu cảm như “cảm nghĩ”, “cảm xúc” nhưng trong đề trên, ta vẫn có thể xác định nó thuộc dạng đề làm bài văn biểu cảm bởi trong đề có từ “em yêu”.

Kết luận: Vậy để làm tốt một bài văn biểu cảm, điều đầu tiên là ta phải xác định rõ yêu cầu của đề. Nếu đề không có yêu cầu về dạng bài viết cụ thể thì sẽ có những “dấu hiệu” nhận biết để ta xác định được phương thức biểu đạt của bài.

Bước 2: Tìm ý cho bài văn biểu cảm là gì?

Để tạo lập ý cho bài văn biểu cảm, học sinh có thể dựa trên sự quan sát thường ngày về đối tượng kết hợp với những hồi tưởng về quá khứ hoặc những suy nghĩ về tương lai để xác định những cảm xúc, tình cảm bản thân sẽ bộc lộ về đối tượng ấy.

Chẳng hạn với đề văn dẫn ra ở trên [“Cảm nghĩ về món quà tuổi thơ”], học sinh có thể xác định cảm hứng chủ đạo của mình là tình cảm dành cho món quà vì gợi ra rất nhiều những kỉ niệm của tuổi thơ. Từ cảm hứng đó, học sinh có thể cụ thể hóa thành các ý có thể viết trong bài như:

  • Món quà đó trông như thế nào? Bản thân có cảm nhận ra sao trước những đặc điểm đó? [Giới thiệu ngắn gọn về đặc điểm của món quà].
  • Vì sao em có món quà đó? Cảm xúc khi nhận được món quà là gì?.
  • Tình cảm của em đối với món quà ấy là gì?.
  • Kỉ niệm nào của tuổi thơ được gợi lên qua món quà ấy?.
  • Tình trạng hiện giờ của món quà ra sao?….

Lưu ý: Khi tìm ý, học sinh cần đặc biệt quan tâm đến những kỉ niệm, hình ảnh, đặc điểm của đối tượng khiến cho bản thân có cảm xúc nhiều nhất. Tuy nhiên cũng cần chọn những ý tiêu biểu, có tác dụng tạo được ấn tượng cho bài viết, chọn những ý ta có thể có nhiều cơ hội thể hiện thật sâu sắc những cảm xúc của mình. Điều này sẽ có ý nghĩa hơn là việc ta xác định thật nhiều ý để viết nhưng lại viết lan man, không tạo được sự cuốn hút.

Bước 3: Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm

Sau khi lựa chọn được ý sẽ trình bày cho bài viết, dựa theo bố cục của bài văn biểu cảm, học sinh sẽ lập dàn ý cho bài văn. Một bài văn biểu cảm thông thường sẽ có bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

Bước 3.1: Mở bài văn biểu cảm

Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần biểu cảm theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Học sinh nên tìm cách gợi cảm hứng cho việc viết bài, có thể giới thiệu hoàn cảnh [thời gian và không gian] khiến cho bản thân có nhu cầu biểu cảm về đối tượng. Khi giới thiệu, học sinh có thể nêu cảm xúc ban đầu của mình.

Chẳng hạn, với đề “Cảm nghĩ về món quà tuổi thơ”, cách mở bài có thể giới thiệu về việc tình cờ thấy lại món quà ấy [trong dịp sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tình cờ thấy một món giống vậy ở một nơi khác…] nên những kỉ niệm tuổi thơ với món quà ấy lại ùa về.

Bước 3.2: Thân bài văn biểu cảm

Thân bài: Biểu lộ lần lượt các tình cảm, cảm xúc của mình đối với đối tượng.

Cũng trong đề “Cảm nghĩ về món quà tuổi thơ”, có thể lần lượt nêu lên tình cảm, cảm xúc sau đối với món quà, về:

  • Nguyên nhân có được món quà.
  • Đặc điểm của món quà [chất liệu, hình dáng, màu sắc, kích thước…].
  • Vai trò của món quà.
  • Kỉ niệm tuổi thơ của bản thân đối với món quà.
  • Đặc điểm bản thân thấy ấn tượng nhất về món quà.

Bước 3.3: Kết bài văn biểu cảm

Kết bài: Khái quát lại tình cảm, cảm xúc với đối tượng biểu cảm.

Phần viết kết bài này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bài văn biểu cả vì nó sẽ có “sứ mệnh” để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc. Nếu như chỉ viết một kết thúc chỉ để đảm bảo có đủ ba phần của bố cục mà không có sự đầu tư thì bài viết rất dễ khiến người khác lãng quên, hụt hẫng.

Bước 4: Cách viết bài văn biểu cảm điểm cao

Học sinh bắt đầu viết bài sau khi đã xây dựng bố cục hợp lí cho bài văn. Trong quá trình viết bài, cần phải bám sát đối tượng biểu cảm để thể hiện những cảm xúc, tình cảm đã định hướng trước đó.

Trong khi viết bài văn biểu cảm, học sinh vẫn có thể dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra hình ảnh, kể lại kỉ niệm liên quan đến đối tượng biểu cảm nhằm tạo cảm xúc.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng tự sự và miêu tả lúc này chỉ đóng vai trò là phương tiện, là yếu tố để học sinh gửi gắm cảm xúc của mình, học sinh tránh sa vào kể chuyện hoặc miêu tả đối tượng vì sẽ không hướng đến mục đích chính là biểu lộ cảm xúc.

Bước 5: Sửa bài văn biểu cảm sau khi viết

Sau khi viết xong, học sinh rất cần đọc và sửa chữa lại bài viết để có thể sửa lại những lỗi thường gặp như chính tả, cách diễn đạt hay việc sử dụng từ ngữ, cách đặt câu để giúp cho bài viết của mình chuyển tải được liền mạch cảm xúc, tình cảm.

Để có thể viết được một bài văn biểu cảm hay quả thật không phải là điều dễ dàng. Làm được điều đó đòi hỏi học sinh cần dành thời gian rèn kĩ năng viết, trau dồi thêm vốn từ ngữ để giúp cho việc thể hiện những tình cảm, cảm xúc được hấp dẫn và đạt hiệu quả!

Học sinh rất cần đọc và sửa chữa lại bài viết để có thể sửa lại những lỗi thường gặp

Các dạng văn biểu cảm và cách làm chi tiết nhất

Cách làm văn biểu cảm về người

Văn biểu cảm về người chính là dạng biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về một người nào đó. Thường là những tình cảm tích cực như yêu thương, sự thương mến hay nỗi nhớ nhung da diết…

Các dạng biểu cảm về người điển hình như biểu cảm về người thân như ông, bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè thân thiết…

Cách làm văn biểu cảm về người như sau:

  • Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát về nhân vật cần biểu cảm được nhắc trong bài cùng với tình cảm dành cho nhân vật đó.
  • Thân bài:

+ Miêu tả đôi nét về nhân vật biểu cảm. Từ đó, giúp người đọc hình dung được rõ về đối tượng được giới thiệu trong bài viết.

+Sau đó, bày tỏ tâm tư cùng tình cảm của mình dành cho nhân vật [có thể bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp cũng như cả trực tiếp lẫn gián tiếp].

+ Phần biểu cảm, người viết có thể theo trình tự từ miêu tả đến biểu cảm hoặc có thể là qua những câu chuyện, kỉ niệm với nhân vật, từ đó bày tỏ cảm xúc của mình với nhân vật.

+ Khẳng định, nhấn mạnh lại tình cảm của mình đối với người cần biểu cảm.

+ Bày tỏ quan điểm của bản thân, đồng thời đánh giá về nhân vật.

Các dạng biểu cảm về người điển hình như biểu cảm về người thân

Cách làm văn biểu cảm về sự vật

Từ khái niệm văn biểu cảm là gì, cách làm văn biểu cảm về sự vật, bạn cần nắm được đối tượng của biểu cảm sự vật. Đó có thể là hình ảnh cây cối, một dòng sông, một đồ vật, con vật… Từ đó, bạn bày tỏ tình cảm cũng như sự đánh giá của mình về sự vật được nhắc tới.

Cách làm văn biểu cảm về sự vật như sau:

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự vật được đề cập tới.
  • Thân bài:

+ Miêu tả sơ qua về sự vật được miêu tả.

+ Đối với sự vật thường đi theo trình tự từ kể chuyện, miêu tả để bày tỏ cảm xúc của mình đối với nó.

+ Khẳng định lại tình cảm của mình đối với sự vật được nhắc tới.

+ Mở rộng vấn đề: đánh giá, đưa ra nhận định hoặc kêu gọi sự đồng tình về sự vật.

Vật nuôi của bạn có thể trở thành đối tượng của biểu cảm sự vật

Cách làm văn biểu cảm về một tác phẩm văn học

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là gì? Đây chính là dạng đề yêu cầu người viết trình bày phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm, bài văn, bài thơ. Cụ thể là người viết cần trình bày những cảm xúc tưởng tượng, liên tưởng cũng như suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.

Với dạng đề biểu cảm về tác phẩm văn học, dàn ý ba phần có thể triển khai như sau:

  • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm [có thể giới thiệu hoàn cảnh biết đến tác phẩm].
  • Thân bài: Những cảm nghĩ về tác phẩm:

+ Cảm nghĩ về nội dung: Những nội dung được thể hiện trong tác phẩm là gì? Cảm nhận ra sao về việc nội dung ấy được nêu lên trong tác phẩm?.

+ Cảm nghĩ về nghệ thuật: Những nội dung được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật nào? Đánh giá như thế nào về những phương diện nghệ thuật ấy?.

  • Kết bài: Ấn tượng, cảm nghĩ chung về tác phẩm.
Đây chính là dạng đề yêu cầu người viết trình bày phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm, bài văn, bài thơ

Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

  • Phương thức tự sự và miêu tả được dùng trong văn biểu cảm có tác dụng gợi ra hình ảnh sự vật hay hiện tượng cần biểu cảm. Qua đó sẽ giúp người viết gửi gắm cảm xúc của mình một cách chân thực và biểu đạt hơn.
  • Phương thức tự sự hay miêu tả cũng chỉ hỗ trợ cho việc biểu cảm, tuy nhiên không nhằm kể chuyện hay miêu tả một cách chi tiết hay cụ thể về đối tượng. Vì thế, bạn cần phân biệt rõ giữa văn biểu cảm với tự sự hay miêu tả.

Như vậy, DINHNGHIA.Com.Vn đã hướng dẫn chi tiết về chủ đề văn biểu cảm là gì cùng với những thông tin liên quan. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp gì cho chủ đề “Văn biểu cảm là gì”, đừng quên để lại nhận xét bên dưới nhé. Chúc bạn luôn thành công khi viết bài văn biểu cảm!.

Video liên quan

Chủ Đề