Trữ lượng dầu mỏ thế giới còn bao nhiêu

Ngày 3/7, sau khi công bố đánh giá thống kê hàng năm của Tập đoàn dầu khí toàn cầu BP, cơ quan nghiên cứu thị trường Rystad Energy đưa ra phân tích riêng về bối cảnh năng lượng toàn cầu để cung cấp một so sánh và đánh giá độc lập. Tiếp tục xu hướng từ những năm trước, đánh giá năm 2022 của Rystad Energy cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn dầu có thể phục hồi, điều có thể giáng một đòn lớn vào an ninh năng lượng toàn cầu. Theo phân tích của Rystad Energy, tổng số dầu thô có thể phục hồi trên toàn cầu hiện ước tính khoảng 1.572 tỷ thùng, giảm gần 9% so với năm ngoái và ít hơn 152 tỷ thùng so với tổng số năm 2021. Dầu có thể phục hồi tương ứng với thuật ngữ ngành “dầu thô còn lại có thể phục hồi về mặt kỹ thuật và sản phẩm ngưng tụ”, tức là khối lượng dự kiến ​​bao gồm các mỏ, các khai thác dầu có rủi ro trong tương lai.

Sự sụt giảm dự trữ là do 30 tỷ thùng dầu được sản xuất vào năm ngoái, cộng với việc giảm đáng kể các nguồn tài nguyên chưa được khai thác, xuống mức 120 tỷ thùng. Khu vực ngoài khơi của Mỹ đã đóng góp tổng số lớn nhất vào sự sụt giảm đó, nơi 20 tỷ thùng dầu sẽ vẫn nằm trong lòng đất, phần lớn là nhờ lệnh cấm cho thuê đất của liên bang. Trong số 1.572 tỷ thùng dầu có thể phục hồi về mặt kỹ thuật, chỉ khoảng 1.200 tỷ thùng có khả năng đạt hiệu quả kinh tế trước năm 2100 với giá 50 USD / thùng. Loại dầu có thể chiết xuất kinh tế này sẽ đóng góp thêm khoảng 0,1°C cho sự nóng lên toàn cầu vào năm 2050 và ít hơn một chút vào năm 2100 nhờ các bể chứa cacbon tự nhiên.

Trong khi nguồn cung dầu giảm là tin tích cực đối với môi trường, nó có thể đe dọa làm mất ổn định hơn nữa một bối cảnh năng lượng vốn đã bấp bênh. An ninh năng lượng là vấn đề dư thừa; cần nhiều thứ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng và bất kỳ hành động nào nhằm hạn chế nguồn cung sẽ nhanh chóng phản tác dụng đối với giá dầu trên toàn thế giới, bao gồm cả các nhà sản xuất lớn như Mỹ. Chuyên gia Per Magnus Nysveen, trưởng bộ phận phân tích của Rystad Energy cho biết: các chính trị gia và nhà đầu tư có thể thành công bằng cách nhắm mục tiêu tiêu thụ năng lượng, khuyến khích điện khí hóa ngành giao thông và cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Nhìn vào bức tranh dài hạn, Rystad Energy đã cập nhật ước tính về tổng lượng dầu chưa được phát hiện từ 1 nghìn tỷ thùng trong năm 2018 lên 350 tỷ thùng trong báo cáo mới nhất, do sự suy giảm nhanh chóng của nhà đầu tư đối với việc tiếp xúc thăm dò. Việc sửa đổi giảm này là một tin tốt cho việc tuân thủ các-bon nhưng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với an ninh năng lượng toàn cầu, đặc biệt nếu việc áp dụng xe điện không như mong đợi.

Các tác động về khí hậu rộng hơn của tổng lượng dầu có thể phục hồi được là rất tích cực. Nếu tất cả dầu có thể phục hồi còn lại bị đốt cháy ngay lập tức, tác động nóng lên toàn cầu sẽ là +0,25 ° C, dựa trên 350 kg CO2 mỗi thùng và +0,1°C ấm lên trên 220 Gt CO2 thải ra. Tuy nhiên, chỉ có 35% lượng khí thải carbon từ dầu đó vẫn còn trong khí quyển vào năm 2100, vì phải mất 80 năm để CO2 được loại bỏ một cách tự nhiên khỏi không khí. Ngoài ra, không phải tất cả dầu đều được đốt cháy để lấy năng lượng; ví dụ, carbon trong chất dẻo chỉ được thải vào khí quyển khi bị đốt cháy. Báo cáo cập nhật của Rystad Energy bao gồm các bản sửa đổi cho trữ lượng đã được chứng minh. Năm nay, có sự khác biệt đáng kể giữa OPEC và liên minh về tuổi thọ của trữ lượng đã được chứng minh. Tất cả các nước OPEC đều có trữ lượng đã được chứng minh dự kiến ​​sẽ kéo dài hơn 10 năm, từ Iraq chỉ hơn 10 năm đến hơn 14 năm ở Ả Rập Xê-út. Trong các nước thành viên không thuộc OPEC, Mexico đứng cuối cùng trong số các nước có trữ lượng đã được chứng minh dưới 5 năm, trong khi trữ lượng của Canada được dự đoán sẽ kéo dài gần 20 năm.

Đề cập đến báo cáo về nguồn dầu mỏ có thể phục hồi, Ả Rập Xê Út giữ vị trí đầu bảng với 275 tỷ thùng, theo sau là Mỹ với 193 tỷ thùng. Nga với 137 tỷ thùng, Canada với 118 tỷ thùng và Iraq với 105 tỷ thùng nằm trong top 5. Tại Nam Mỹ - khu vực phát triển nhanh về khai thác và sản xuất dầu - Brazil vẫn ở vị trí đầu tiên, với 71 tỷ thùng dầu có thể phục hồi, gấp 10 lần trữ lượng đã được chứng minh, nhưng giảm 4 tỷ thùng so với năm ngoái. Tại châu Âu, khối lượng có thể phục hồi của cả Vương quốc Anh và Na Uy đã giảm một tỷ thùng và hiện lần lượt ở mức 10 tỷ và 17 tỷ thùng. Chống lại xu hướng hầu hết các quốc gia mất tài nguyên dầu mỏ trong năm nay, Mỹ đã bổ sung 8 tỷ thùng vào các nguồn tài nguyên được phát hiện của mình. Mốc thời gian đánh giá tài nguyên mới nhất của Rystad Energy là ngày 1 tháng 1 năm 2022. Nói cách khác, phân tích đã minh họa vị trí của các nguồn tài nguyên có thể phục hồi còn lại của mỗi quốc gia vào đầu năm nay.

Từ năm 1979 - 1981 trong chiến tranh Iran - Iraq, giá dầu thô nhập khẩu vào Mỹ tăng gấp đôi. Lúc bấy giờ, Mỹ đã áp dụng một số biện pháp điều chỉnh đơn giản như bán xăng dầu theo tiêu chuẩn tiết kiệm, yêu cầu giảm tốc độ xe, sử dụng nhiều than đá hơn trong các nhà máy điện, tăng ngân sách chi nghiên cứu các nguồn năng lượng tái tạo. Trong 5 năm sau năm 1979, mức tiêu thụ dầu thô ở Mỹ đã giảm gần 20%.

Trữ lượng dầu mỏ thực sự là bao nhiêu vẫn còn là con số hết sức mơ hồ bởi lẽ không có cơ quan quốc tế độc lập nào kiểm tra.

Trang web VIE-PUBLIQUE

Năm 2030 sẽ hết dầu mỏ?

GS kinh tế ứng dụng Christopher Knittel - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách năng lượng và môi trường tại Viện Công nghệ Massachusetts [Mỹ] - nhận xét ví dụ nêu trên cho thấy hệ thống năng lượng có thể thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu an ninh quốc gia. Từ đầu thế kỷ 20, nhu cầu dầu thô đã tăng gấp bội. Đến nay nguy cơ thiếu dầu mỏ chắc chắn sẽ xảy ra.

Nhiên liệu hóa thạch gồm than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được tạo thành từ thực vật và sinh vật chôn vùi trong lòng đất nhiều triệu năm, đồng nghĩa nguồn nhiên liệu này là hữu hạn và không thể tái tạo.

Các chuyên gia Tập đoàn dầu khí British Petroleum [Anh] ước tính trữ lượng dầu đã chứng minh [trữ lượng có xác suất thu hồi cao từ 90%] trên thế giới đạt hơn 200 tỉ tấn dầu quy đổi [TOE] vào năm 2018 và trữ lượng này có thể đáp ứng 50,2 năm tiêu thụ dầu với mức tiêu thụ bằng năm 2017.

Cơ quan Năng lượng quốc tế [IEA] xác nhận số liệu này chưa tính đến trữ lượng dầu cát [dầu lẫn trong cát] của Canada, trữ lượng Venezuela và trữ lượng các mỏ khó tính toán. Như vậy trữ lượng dầu mỏ thực tế có thể sẽ lớn hơn.

Tuy nhiên, trữ lượng dầu mỏ thực sự là bao nhiêu vẫn còn là con số hết sức mơ hồ bởi lẽ không có cơ quan quốc tế độc lập nào kiểm tra số liệu. Mỗi nhà sản xuất dầu thô đều tự do công bố trữ lượng ước tính, vì vậy có khi "mẹ hát con khen hay". Ví dụ trữ lượng dầu của các nước Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ [OPEC] do chính các nước thành viên đánh giá chứ thực tế bao nhiêu không ai biết.

Trang web Vie-publique của Cục Thông tin pháp lý và hành chính Pháp [DILA] nhận định trữ lượng dầu hiện thời còn ít. Thị phần dầu mỏ với giá khai thác không đắt [như ở Trung Đông] ngày càng giảm dần. Từ năm 2010, IEA đã khẳng định các loại dầu thông thường đã đạt đến mức đỉnh khai thác. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo đến năm 2030 sẽ đạt đỉnh sản lượng [đỉnh đánh dấu thời điểm sản lượng dầu mỏ bắt đầu giảm].

Báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới [WEO] năm 2019 của IEA ghi nhận các vụ phát hiện mỏ dầu thông thường ngày càng hiếm. Báo cáo có đoạn: "Trong ba năm qua, số lượng trung bình các dự án mới sản xuất dầu thông thường được phê duyệt chỉ chiếm 50% khối lượng cần thiết để cân bằng thị trường tính đến năm 2025...

Chúng tôi đã dự báo nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ phải tăng gấp đôi vào năm 2025 nhưng thật ra phải tăng gấp ba lần mói đủ bù đắp cho việc tiếp tục thiếu hụt các dự án mới khai thác dầu thông thường".

Hiện nay, trữ lượng khai thác dầu thông thường sụt giảm được bù đắp bằng cách khai thác các loại dầu phi truyền thống như dầu cát ở Canada và dầu đá phiến ở Mỹ. Mỹ đã trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới với sản lượng gần 11 triệu thùng/ngày, vượt trên Saudi Arabia và Nga.

Về dầu đá phiến ở Mỹ, quá trình khai thác sẽ còn kéo dài vì tiềm năng có vẻ lớn. IEA dự báo sản lượng dầu đá phiến Mỹ sẽ đạt 17 triệu thùng/ngày vào năm 2025. Song điều đáng lo ngại là phần lớn các công ty khai thác dầu đá phiến làm ăn thua lỗ do chi phí khai thác dầu cao hơn nhiều so với khai thác dầu thông thường. Bởi vậy dầu đá phiến chỉ có thể được bơm vào thị trường trong giai đoạn ngắn hạn để chữa cháy.

Điện gió nổi ngoài khơi Viana do Castelo [Bồ Đào Nha] - Ảnh: EDP

Tương lai năng lượng tái tạo rất phập phù

Dầu mỏ cần cho hoạt động kinh tế nhưng cũng là nguồn phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Muốn giảm phát thải khí nhà kính xuống 45% vào năm 2030, quá trình sử dụng dầu mỏ [hiện chiếm 32% các nguồn năng lượng] phải giảm dần theo hướng chuyển đổi sang các nguồn năng lượng phát CO2 thấp.

Nhiên liệu hóa thạch phi truyền thống như dầu cát hay dầu đá phiến cũng tác động xấu đến khí hậu không khác gì nhiên liệu hóa thạch thông thường. Do đó về lâu dài, giải pháp lý tưởng nhất là sử dụng năng lượng tái tạo.

Có năm nguồn năng lượng tái tạo chính gồm thủy lực, gió, mặt trời, sinh khối và địa nhiệt. Các nguồn này được phân bổ như sau: sinh khối truyền thống [6,9%]; các loại năng lượng tái tạo nhiệt từ mặt trời, sinh khối, địa nhiệt [4,2%]; thủy điện [3,6%]; các loại năng lượng tái tạo điện từ mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối, khí sinh học [2,1%]; nhiên liệu sinh học [1%]. Tổng cộng các loại năng lượng tái tạo này chỉ đạt 17,8% tổng sản lượng năng lượng trong khi phải đạt 50% mới đúng mức.

Trang web LeLynx [Pháp] ghi nhận từ năm 2019, hầu hết các quốc gia đều đặt ra mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, trong đó 166 quốc gia muốn phát triển năng lượng tái tạo điện và 46 quốc gia muốn sử dụng năng lượng tái tạo cho các phương tiện giao thông.

Mỗi năm có 280 tỉ USD được đầu tư vào điện tái tạo và năng lượng sinh học. Con số này đã giảm từ đại dịch COVID-19. Năm 2020, tỉ lệ lắp đặt mới cho năng lượng mặt trời giảm 18% và cho năng lượng gió giảm 12% so với năm trước. Nhiều dự án về năng lượng tái tạo bị đình chỉ hoặc chậm trễ thi công như ở Trung Quốc. Báo cáo về năng lượng New Energy Outlook của Bloomberg dự báo năng lượng tái tạo sẽ đạt mức 64% vào năm 2050 trong khi đúng ra phải đạt được 95% thị phần.

Tạp chí Scientific American [Mỹ] nhận định ngày càng nhiều quốc gia và doanh nghiệp cam kết loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, thế nhưng nhu cầu than đá và dầu mỏ cứ tăng. Chính vì các xu hướng mâu thuẫn như vậy nên rất khó dự báo các nguồn năng lượng trong tương lai. Chiến sự Nga - Ukraine càng làm cho dự báo thêm phần phức tạp.

GS Nikos Tsafos tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế [CSIS] nhận xét chiến sự Nga - Ukraine có thể đẩy nhanh quá trình châu Âu thoát khỏi "vòng kim cô" nhiên liệu hóa thạch [châu Âu nhập khẩu 27% dầu và 41% khí đốt từ Nga]. Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố Đức sẽ đẩy nhanh lộ trình đến năm 2035 sản xuất hầu hết điện năng từ năng lượng tái tạo. Song nhiều chuyên gia lưu ý có rất ít bằng chứng cho thấy thế giới sẽ tận dụng chiến sự Nga - Ukraine để từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.

GS Amy Myers Jaffe - giám đốc phòng thí nghiệm chính sách khí hậu tại Đại học Tufts [Mỹ] - nhận xét muốn cải tổ các nguồn năng lượng, châu Âu sẽ mất nhiều thời gian chứ đâu phải nay mai là có được. Xem ra niềm hy vọng vào năng lượng tái tạo còn rất lâu mới có thể trở thành hiện thực!

10 giải pháp đơn giản trước mắt

Ngày 18-3, IEA đã công bố 10 biện pháp nhằm giảm nhanh 2,7 triệu thùng dầu thô/ngày trong bốn tháng.

1. Giảm tốc độ tối đa trên cao tốc ít nhất 10km/h tiết kiệm 290.000 thùng/ngày đối với ôtô và 140.000 thùng/ngày đối với xe tải.

Chủ Đề