Trung bình mỗi người sở hữu bao nhiêu quyển sách năm 2024

Dựa trên những số liệu điều tra xã hội học, Vụ Thư viện đưa ra tỷ lệ 26% dân số Việt Nam hoàn toàn không đọc sách. Tuy nhiên, theo bà Vũ Dương Thúy Ngà – Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Thư viện [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch], tỷ lệ thực tế ở ngoài xã hội còn cao hơn nhiều.

Ở Việt Nam, trung bình mỗi người chỉ đọc khoảng 1-2 cuốn sách/năm [ảnh minh họa]

Mới đây, báo cáo về tỷ lệ người Việt đọc sách của Vụ Thư viện [Bộ VH, TT&DL] đã chỉ ra rằng, có tới 26% dân số Việt Nam hoàn toàn không đọc sách, 44% người thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc và chỉ 30% người đọc sách thường xuyên. Những số liệu thống kế ấy không khỏi khiến nhiều người giật mình.

Ngày 11.12, trao đổi với phóng viên, bà Vũ Dương Thúy Ngà – Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Thư viện [Bộ VH, TT&DL] cho biết, điều tra xã hội học của Vụ Thư viện khảo sát trên gần 1.000 người với nhiều lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền... Trong đó, các đối tượng hướng tới chủ yếu là những học sinh, sinh viên đang theo học tại nhà trường.

“Con số 26% người Việt hoàn toàn không đọc sách được chúng tôi đưa ra sau khi thống kê trên những người điền phiếu. Đó chỉ là số liệu chưa chính xác nhưng theo tôi, tỷ lệ thực ngoài xã hội còn cao hơn nhiều”, bà Ngà cho hay.

Theo Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Thư viện, tỷ lệ 26% dân số Việt Nam hoàn toàn không đọc sách là thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bà Ngà dẫn chứng, một số nước như Thái Lan, Singapore... mỗi người dân đọc trung bình 7 cuốn sách/năm còn ở Việt Nam, con số chỉ khoảng 1-2 cuốn sách/năm.

Bà Ngà cũng chỉ ra rằng, đọc sách trên internet [ebook] cũng được coi là đọc sách. Tuy nhiên, đôi khi đọc báo hoặc cập nhật thông tin trên internet chưa hẳn được coi là đọc sách. Hiện nay, tỷ lệ người dân đọc sách in và sách điện tử đan xen nhau nên khó thống kê.

“Tỷ lệ người dân, học sinh khối phổ thông thường đọc sách in nhiều hơn. Trong khi đó, sinh viên trong các các trường ĐH, CĐ tỷ lệ đọc ebook và đọc tài liệu trên internet nhiều hơn”, bà Ngà nói.

Trước thực trạng tỷ lệ người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách cao như vậy, bà Ngà cho rằng, đọc sách ít sẽ khiến đời sống tinh thần của người dân không phong phú, tính nghĩa hiệp trong cuộc sống hằng ngày mất đi khiến con người sống vô cảm, làm việc không đúng chuẩn mực... Đối với trẻ nhỏ, không đọc sách sẽ thiếu kiến thức, thiếu nghị lực vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn.

“Hy vọng trong thời gian tới, văn hóa đọc sách của người Việt Nam sẽ được chú trọng và cải thiện hơn. Sách cũng cần nâng lên cả về số lượng và chất lượng để thu hút người dân. Vì nếu, dân trí không cao sẽ có những hậu quả khôn lường cho mai sau”, bà Ngà nói.

Sách là một trong những công cụ giúp ích hữu hiệu cho việc cải thiện đời sống tình cảm và tinh thần. Dù sự phát triển của các phương tiện khác đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, nhiều người vẫn lựa chọn đọc sách như một hoạt động thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Việc đọc có thể được hình thành như một thói quen nhưng cũng được coi là hoạt động bên lề. Tùy mục tiêu, thời gian và tốc độ đọc, số sách là khác nhau. Vậy mức đọc một năm bao nhiêu mới đủ.

Nên đọc nhiều hay ít

Nguyễn Thảo Nhi [21 tuổi, trú tại quận 4, TP.HCM] thừa nhận rằng bản thân từng có thời gian chìm đắm trong các mạng xã hội. Một lần tình cờ, Nhi xem được đoạn video ngắn nói về việc đọc sách trên kênh TED Talks, Nhi cảm thấy đây là lúc mình nên đặt chiếc điện thoại xuống và dành sự chú ý thứ khác. Heartstopper của Alice Oseman là cuốn sách được Nhi lựa chọn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Healthline.

Trong hai ngày, Nhi đã đọc bằng hết hơn 200 trang viết. Nhi thấy bất ngờ với bản thân. Điều đáng nói hơn là Nhi cảm thấy mình đã thực sự thoát ra khỏi ảo tưởng về các mối quan hệ ảo không có kết cục trên mạng. Trải nghiệm đặc biệt này khiến Nhi nghĩ rằng một năm bản thân có thể sẽ nên đọc ít nhất là một cuốn sách. "Điều này còn tùy thuộc vào quỹ thời gian và sở thích của mỗi người. Vì vậy một cuốn sách cũng là đủ", Thảo Nhi chia sẻ.

Một ý kiến khác của Đoàn Lê An Vy [trú tại Đà Nẵng] cho rằng nếu một năm chỉ đọc một cuốn sách là quá ít. "Mình nghĩ mọi người nên đọc khoảng 3-4 cuốn trong một năm. Như thế mới có sự so sánh giữa các thể loại và tác giả để tìm hiểu sở thích của mình là gì", Vy cho biết. Tuy nhiên, đối với cá nhân An Vy, 12-15 cuốn sách mới là mức đủ.

Số lượng sách đọc trong một năm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có độ dày của sách. Nguyễn Châu Anh [nhân viên thiết kế đồ họa sống tại Hà Nội] nhận thấy rằng bản thân có thể đọc 2 cuốn sách một tháng. Việc đọc không hoàn toàn là mục tiêu hay kế hoạch cụ thể, đây chỉ là hoạt động ngẫu nhiên mà Châu Anh sắp sẽ làm nếu xếp được thời gian. "Một năm mình đọc khoảng 24 cuốn. Nhưng có những cuốn tầm 400 trang mà là sách khoa học thì mình sẽ đọc hết một tháng. Mình cho rằng đọc 10 cuốn sách một năm là điều đơn giản và là mức đủ".

Có độc giả cho rằng xác định mức sách đủ cho bản thân là một điều cần thiết để việc đọc được hiệu quả và nội dung tiếp nhận từ sách không loãng. Thế Việt [20 tuổi, sinh viên năm hai tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội] nêu quan điểm rằng: "Năm cuốn sách là mức đủ cho mọi người. Họ chỉ cần đọc những cuốn sách thực sự hay theo thể loại mình thích".

Những yếu tố ảnh hưởng đến số sách bạn đọc trong một năm

Mục tiêu đọc là một trong những yếu tố chính trong quá trình hình thành kế hoạch cũng như thói quen đọc. Có người lựa chọn đọc theo bộ, tác giả hoặc theo một chuỗi series vấn đề như Chiến tranh tiền tệ, Những tù nhân của địa lý, How things work...

Một số khác sẽ lựa chọn ngẫu nhiên theo thể loại miễn sao cuốn sách tạo hứng thú cho việc đọc của họ. Hiện nay, độc giả có thể sử dụng các ứng dụng ghi lại quá trình đọc trong điện thoại hay mạng xã hội Goodreads, Wisfeed...

Với người có thời gian đọc hạn chế, những cuốn sách ngắn và đơn giản là sự lựa chọn tốt. Bên cạnh đó, mọi người có thể chuyển sang sử dụng sách nói trên các nền tảng như VoizFM, Fonos, Audible... Một số kênh ebook miễn phí cũng giúp việc đọc thuận tiện hơn đối với người bận rộn như các thư viện điện tử công.

Trẻ em đọc sách tại Liên hoan sách Vút bay 2023. Ảnh: Đức Huy.

Tốc độ đọc cũng là thứ sẽ ảnh hưởng đến quá trình "tiêu hóa" một cuốn sách. Có những người có thể đọc 1 trang khổ A4 trong vòng vài chục giây nhưng có những người phải mất mấy phút. Tốc độ đọc có thể phát triển theo thời gian nếu bạn biết cách rèn luyện bản thân và tăng cường sự tập trung.

Theo chia sẻ của nhiều độc giả, có thể thấy hai cách để bắt đầu rèn luyện việc đọc. Cách thứ nhất, người đọc dành nhiều thời gian cho một cuốn sách. Đọc sâu, đọc kỹ để nội dung trong sách có thể thấm nhuần và đi vào thực hành đời sống cá nhân. Đây là dạng đọc dành cho các sách kỹ năng hoặc sách tri thức đời sống, xã hội.

Cách thứ hai, người đọc đặt ra một quỹ thời gian nhất định cho một cuốn sách. Sau khi đọc xong họ sẽ chuyển sang cuốn mới. Dạng đọc này phù hợp với những người đã có định hướng đọc theo thể loại, chủ đề, lĩnh vực từ trước đó.

Mỗi tác giả hay cuốn sách ít nhiều đều dựa trên những lập trường và quan điểm cá nhân. Vì vậy, độc giả luôn cần thử nghiệm thêm các thể loại, góc tiếp cận hay mở rộng chủ đề các cuốn sách mình đang có.

Trung bình mỗi bạn đọc được bao nhiêu quyển sách?

Giữa năm 2015, Bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và đọc 7,07 tờ báo trong một năm. Đương nhiên, con số này thấp hơn rất nhiều các nước trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói thế giới [Pháp, Nhật Bản, Israel trung bình mỗi người dân đọc 20 cuốn sách /năm.

1 tuần nên đọc bao nhiêu cuốn sách?

Chuyên gia về hiệu suất làm việc James Clear gợi ý rằng bạn nên đọc 20 trang sách mỗi ngày. Đó là một con số đủ nhỏ để bạn không cảm thấy nản lòng mà trì hoãn, đồng thời nó cũng rất dễ đạt được. Hầu hết mọi người có thể đọc được 200 đến 400 từ một phút. Một cuốn sách thường có 250 đến 300 chữ mỗi trang.

Trên thế giới có tất cả bao nhiêu cuốn sách?

Kể từ khi kỹ thuật in ấn được phát minh [1430, bởi Johannes Gutenberg, Đức] đến nay đã có khoảng 150 triệu đầu sách khác nhau được xuất bản trên khắp thế giới.

Chủ Đề