Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về an toàn vào năm nào

Đáp án: B

Giải thích: Tàu Thần Châu V của Trung Quốc lần đầu tiên đã chở người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn vào tháng 10 – 2003.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. đồ gốm, sứ, luyện kim, chế tạo máy.

B. vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may.

C. dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa dầu.

D. đóng tàu, điện tử, dệt may, vật liệu xây dựng.

Xem đáp án » 27/05/2020 2,623

Đây là chuyến bay cuối cùng trong chuỗi sứ mệnh xây dựng trạm vũ trụ trong năm nay và nhiệm vụ cuối cùng trong 6 lần phóng của giai đoạn kiểm nghiệm các công nghệ cốt lõi trên trạm vũ trụ của Trung Quốc.

Tàu vũ trụ Thần Châu 13 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc. Ảnh: CGTN

Thần Châu 13 mang theo 3 phi hành gia gồm Trác Chí Cương, Vương Á Bình và Diệp Quang Phú với nhiệm vụ xây dựng trạm vũ trụ Trung Quốc. Trong đó, Trác Chí Cương là người Trung Quốc đầu tiên để lại dấu chân trong không gian trong sứ mệnh đưa người vào vũ trụ của tàu Thần Châu 7 năm 2008; Diệp Quang Phú là người lần đầu bay vào vũ trụ và Vương Á Bình là nữ phi hành gia đầu tiên có mặt trên trạm vũ trụ và bước ra ngoài không gian của Trung Quốc.

Nhóm phi hành gia Trung Quốc gồm Trác Chí Cương, Vương Á Bình và Diệp Quang Phú. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo kế hoạch, sau khi đi vào quỹ đạo, Thần Châu 13 sẽ tiến hành lắp ráp tự động với module lõi, tạo thành một tổ hợp với module và các tàu chở hàng Thiên Châu 2 và Thiên Châu 3. Các phi hành gia sẽ ở trên vũ trụ khoảng 6 tháng, khoảng thời gian dài nhất đối với các nhà du hành vũ trụ Trung Quốc.

Khoảnh khắc tên lửa đẩy Trường Chinh 2F rời bệ phóng, mang tàu Thần Châu 13 và các phi hành gia lên trạm không gian.

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ có người lái đầu tiên năm 2003, đưa nước này trở thành nước thứ 3 đưa người lên vũ trụ sau Mỹ và Liên Xô [cũ].

KIM GIANG [Tổng hợp]

Phóng to

Thần Châu 5 rời bệ phóng

TQ trở thành nước thứ ba trên thế giới [sau Liên Xô và Mỹ] có tàu không gian hoạt động, Tân Hoa Xã cho biết.

Thần Châu 5 được phóng đi bằng tên lửa Long March 2-F và sẽ thực hiện 14 vòng bay theo quỹ đạo trước khi trở về trái đất

Phóng to
Phi hành gia Dương Lý Văn trước giờ lên đường
Thần Châu 5 được phóng vào vũ trụ với một phi hành gia, Dương Lý Văn [Yang Liwei] 38 tuổi, trung tá của quân đội nhân dân Trung Hoa. Và anh trở thành nhà du hành TQ đầu tiên bay vào vũ trụ, trong chuyến bay có người lái thứ 241 của thế giới.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và một số nhà lãnh đạo cao cấp khác đã có mặt tại trung tâm điều khiển của căn cứ Jiuquan để chứng kiến toàn bộ sự kiện này.

Thần Châu 5 đã đi vào quỹ đạo như dự kiến.

___________________

Phóng to
Thần Châu 5 - tàu có người điều khiển đầu tiền của Trung Quốc bay vào vũ trụ
Một số cột mốc lịch sử phát triển ngành không gian vũ trụ Trung Quốc

Ngày 14-8-1992, Trung Quốc phóng vệ tinh Aptus-B1 của Australia bằng tên lửa Trường Chinh 2E được cải tiến so với tên lửa Trường Chinh 2C.

Ngày 6-6-1994 Trung Quốc bắt đầu đưa vào sử dụng tên lửa Trường Chinh 3 phóng thành công vệ tinh Apstar-1.

Ngày 30-11-1994, Trung Quốc thất bại khi phóng vệ tinh Đông Phương Hồng 3 với tên lửa đẩy Trường Chinh 3A vì vệ tinh đã không được đặt vào đúng vị trí như dự tính.

Ngày 12-5-1997, Trung Quốc phóng lại vệ tinh Đông Phương Hồng 3 thành công.

Ngày 10-6-1997, Trung Quốc phóng thành công một vệ tinh khác bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3.

Ngày 14-10-1999, Trung Quốc hợp tác phóng vệ tinh của Brazil từ căn cứ Thái Nguyên bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 4B. Tổng cộng trong vòng 2 thập niên 80 và 90, Trung Quốc đã phóng 70 vệ tinh lên quỹ đạo.

Ngày 20-11-1999, Trung Quốc bắt đầu thí nghiệm phóng tàu vũ trụ Thần Châu tại căn cứ không gian vũ trụ Cửu Tuyền bằng tên lửa Trường Chinh 2F. Tàu vũ trụ không người lái này đã trở về an toàn sau 1 ngày trên quỹ đạo, đánh dấu bước nhảy vọt trong công nghệ không gian vũ trụ Trung Quốc.

Ngày 31-10-2000, Trung Quốc phóng một loạt vệ tinh hoa tiêu Bắc Đẩu nhằm giám sát hoạt động các vệ tinh và tàu vũ trụ chuẩn bị cho việc đưa con người lên không gian.

Ngày 22-11-2000, Quốc vụ viện phát hành sách trắng về hoạt động chinh phục không gian vũ trụ của Trung Quốc nêu rõ mục đích tôn chỉ, thực trạng và kế hoạch phát triển, phương châm hợp tác quốc tế…

Ngày 10-1-2001, Trung Quốc phóng thành công Thần Châu 2 bằng tên lửa Trường Chinh 2F tiến hành các thí nghiệm khoa học kỹ thuật với chuột, khỉ, chó để phục vụ mục đích đưa con người lên không gian. Tàu Thần Châu 2 đã về Trái đất an toàn. Giữa năm này, Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 3.

Ngày 30-12-2002, Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 4 từ căn cứ không gian Cửu Tuyền tỉnh Cam Túc có khả năng mang theo 3 nhà du hành vũ trụ. Tàu về mặt đất an toàn.

Ngày 1-10-2003, Tiến sĩ Gu Yi Dong, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học vũ trụ kiêm Tổng giám đốc dự án 921 và là nhà thiết kế chính cho hệ thống tên lửa đẩy cho biết, tàu vũ trụ Thần Châu 5 nặng 8 tấn [được thiết kế để có thể sử dụng nhiều lần] có phi công vũ trụ sẽ được phóng lên vào ngày 15 hoặc 16-10 và sẽ bay 14 vòng quanh Trái đất.

Lần đầu tiên sau 5 năm, Trung Quốc đưa người vào không gian. Ảnh: CSNA

Theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên sau gần 5 năm, Trung Quốc đưa người vào vũ trụ.

Tàu Thần Châu 12 sẽ là sứ mệnh thứ ba trong số 11 sứ mệnh cần thiết để hoàn thành trạm vũ trụ của Trung Quốc vào năm 2022. Trong đó, 4 sứ mệnh mang theo người, có thể đưa 12 phi hành gia vào không gian, nhiều hơn số phi hành gia mà Trung Quốc đã cử đi kể từ năm 2003.

Con tàu này cũng mang vào vũ trụ hy vọng của một số người ở quốc gia đông dân nhất trái đất. “Việc phóng tàu là một món quà cho lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”, một người Trung Quốc viết trên mạng xã hội nước này.

Phi hành đoàn Thần Châu 12 sẽ sống trên môđun Thiên Hà, một hình trụ dài 16,6m và có đường kính 4,2m. Họ dự kiến sẽ lưu trú trên đó 3 tháng. Thời gian lưu trú này sẽ phá vỡ kỷ lục 30 ngày mà phi hành đoàn cuối cùng của Trung Quốc thiết lập vào năm 2016.

Các blogger chuyên về không gian của Trung Quốc phỏng đoán, các phi hành gia Nie Haisheng [56 tuổi], Deng Qingming [55 tuổi] và Ye Guangfu [40 tuổi] sẽ tham gia sứ mệnh lần này.

Theo ông Dương Lợi Vỹ, phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc, Giám đốc văn phòng kỹ thuật không gian có người lái Trung Quốc, sẽ không có phụ nữ nào tham gia sứ mệnh Thần Châu 12 nhưng họ dự kiến sẽ tham gia vào mọi sứ mệnh tiếp theo.

Hoài Linh

Trung Quốc hôm 11/6 đã tiến hành phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 2D [CZ-2D] mang theo bốn vệ tinh lên không gian.

Video liên quan

Chủ Đề