Trường Đại học có phải là pháp nhân thương mại không

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về Đại học quốc gia. Nghị định này áp dụng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh [sau đây gọi chung là Đại học quốc gia], các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động của Đại học quốc gia.

Căn cứ vào Điều 8 của Luật Giáo dục đại học thì Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu, được Nhà nước ưu tiên phát triển. Cụ thể:

Điều 8. Đại học quốc gia

1. Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.”

- Theo đó, Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.

- Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

Theo Luật Giáo dục đại học, “cơ sở giáo dục đại học” là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Vì thế, Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu; nên cũng là một pháp nhân, mang những đặc điểm của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng có thể hiểu khái quát pháp nhân là một tổ chức [một chủ thể pháp luật] có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.

Đại học quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch [căn cứ vào Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về Đại học quốc gia].

Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên mang những đặc điểm của pháp nhân như sau:

- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có tên gọi bằng tiếng Việt; tên gọi thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.

Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong hai hệ thống Đại học Quốc gia của Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Hiện tại trụ sở chính của Đại học Quốc gia Hà Nội tọa lạc tại địa chỉ: Số 144 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Có cơ quan điều hành, cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

Cơ cấu tổ chức của Đại học quốc gia thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học và được cụ thể hóa trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học thành viên, viện nghiên cứu khoa học thành viên của Đại học quốc gia; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Phân hiệu [nếu có] của Đại học quốc gia.

Chủ tịch hội đồng đại học quốc gia và giám đốc, phó giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình. Pháp nhân có toàn quyền sử dụng những tài sản này mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản này hoàn toàn tách biệt với tài sản của các thành viên.

- Có quyền nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật để nhân danh pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật. Nếu người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động.

- Cơ sở giáo dục có “tư cách pháp nhân” nên cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Như vậy, từ bài viết trên chúng ta có thể kết luận được rằng Đại học Quốc gia Hà Nội là một pháp nhân, có thể nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh

Hiện nay, việc pháp triển không ngừng trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp. Đối với việc hoạt động kinh doanh, điều quan trọng nhất trong việc đi vào hoạt động kinh doanh đầu tiên chúng ta cần biết và am hiểu một ít về vấn đề pháp lý, như việc thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép điều kiện cho công ty hoặc sản phẩm kinh doanh của công ty.

Do đó, có thể thấy khi ta hiểu về pháp lý chúng ta có thể dễ dàng tránh được những rủi ro như phạt hành chính do vi phạm các quy định của cơ quan Nhà nước. Hôm nay, chúng tôi đề cập đến một chủ đề pháp lý liên quan đến vấn đề kinh doanh thương mại, đó là phân biệt giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, pháp nhân là gì? pháp nhân thương mại là gì? Pháp nhân phi thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 74, Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b] Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c] Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d] Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp. Ví dụ về pháp nhân: Công ty TNHH, Công ty cổ phần là những tổ chức doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Ví dụ về tổ chức được thành lập nhưng không phải là pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân, không có tư cách pháp nhân.

Về khái niệm pháp nhân, có thể căn cứ thêm tại Điều 1 – Khái niệm về pháp nhân đưa ra trong Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN:

Xem thêm: Pháp nhân là gì? Khi nào một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân?

“Pháp nhân có nghĩa là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc tổ chức một cách hợp pháp theo luật hiện hành, vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm mọi công ty, tập đoàn, liên danh, liên doanh, công ty một chủ hoặc hiệp hội”

Theo đó, để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì phải đáp ứng đồng thời 4 điều kiện:

– Thứ nhất, được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức đó có đăng ký pháp nhân. Ví dụ: Anh A, anh B, anh C cùng nhau góp tiền thành lập công ty công ty cổ phần ABC => Công ty cổ phần ABC là một pháp nhân.

– Thứ hai, tổ chức đó phải có cơ quan điều hành và tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành được quy định trong điều lệ. Ví dụ: Với ví dụ công ty cổ phần ABC, khi thành lập phải có tổ chức điều hành như Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị trong công ty cổ phần ABC, được quy định chi tiết về cơ cấu tổ chức hoạt động trong điều lệ của công ty.

– Thứ ba, tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Vẫn ví dụ trên, để thành lập được công ty ABC, anh A, anh B, anh C mỗi anh đã phải góp phần vốn, gọi chung là vốn điều lệ của doanh nghiệp. Vốn này sẽ vận hành doanh nghiệp hoạt động, tài sản này độc lập với tài sản của cá nhân anh A, anh B, anh C. Trong quá trình hoạt động, công ty ABC nếu có vấn đề kinh doanh thua lỗ sẽ chịu trách nhiệm trên chính phần vốn điều lệ và tài sản hiện hữu của công ty ABC, anh A, B, C không phải chịu trách nhiệm trên phần tài sản riêng mình đang có cho phần thua lỗ của công ty.

– Thứ tư, tổ chức đó nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, không bị chi phối bởi chủ thể khác. Vẫn ví dụ trên: Công ty ABC sẽ tự nhân danh tư cách pháp nhân của mình để tham gia ký kết hợp đồng thương mại, hợp đồng hợp tác … với các công ty, cá nhân khác.

Khái niệm pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

Về mặt giống nhau, pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều là pháp nhân nên hai hình thức này đều mang các đặc điểm: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. 

Xem thêm: So sánh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân

Về mặt khác nhau, có thể dựa vào các tiêu chí sau để phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại:

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568

1. Pháp nhân thương mại là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015: Pháp nhân thương mại có đầy đủ các dấu hiệu của pháp nhân và có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước [thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền] và pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật, trong đó nhà nước [thông qua cơ quan có thẩm quyền] có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật hoặc pháp nhân thương mại phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi trái pháp luật.

Xem thêm: Chi nhánh có tư cách pháp nhân? Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh công ty?

2. Pháp nhân phi thương mại là gì?

Ngược lại, căn cứ theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

“1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

3. Các loại hình của pháp nhân thương mại và phi thương mại

Đối với pháp nhân thương mại, bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Đây là các tổ chức được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức này. Dựa vào luật chuyên ngành để xác định các loại hình của pháp nhân, ví dụ như với khái niệm về pháp nhân ở trên có thể thấy công ty, doanh nghiệp là các tổ chức có tư cách pháp nhân. Việc lựa chọn loại hình cho các tổ chức trên dựa vào Luật doanh nghiệp năm 2014 để lựa chọn loại hình cho phù hợp với mô hình góp vốn, đầu tư và kinh doanh của tổ chức mình.

Ngược lại, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Đây là các cơ quan được thành lập vì mục đích cụ thể tùy theo loại hình tổ chức nhưng không phải lợi nhuận. Các tổ chức này có thể thực hiện các hoạt động thu lợi nhuận nhưng đó không phải là mục tiêu thành lập tổ chức, hoạt động thu lợi nhuận đó được thực hiện nhằm mục đích tạo quỹ duy trì hoạt động cho tổ chức.

4. Mục đích của pháp nhân thương mại và phi thương mại

Pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục tiêu chính là lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp… tùy vào loại hình của doanh nghiệp. Có thể thấy, pháp nhân thương mại mang yếu tố mục đích lợi ích riêng của pháp nhân, thành lập ra để kiếm lợi nhuận phân chia cho cá nhân hoặc pháp nhân góp vốn đầu tư hoặc tiếp tục cho vào quỹ pháp nhân nhằm mục đích duy trì lâu dài. Ví dụ: anh H và công ty M thành lập ra công ty trách nhiệm hữu hạn HM, với vốn điều lệ là 1 tỷ, công ty HM hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận sau đó sẽ chia cho anh H và công ty M để kiếm lợi nhuận cho riêng cá nhân anh H và tổ chức M.

Trong khi đó, mục đích thành lập pháp nhân phi thương mại tùy thuộc vào từng tổ chức cụ thể, tuy nhiên các tổ chức là pháp nhân phi thương mại đều không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Nếu có lợi nhuận phát sinh sẽ được sử dụng để duy trì các hoạt động của tổ chức mà không phân chia cho các thành viên. Hiện nay, qua khái niệm về pháp nhân phi thương mại trên có thể thấy pháp nhân phi thương mại là tổ chức, có tư cách pháp nhân, hoạt động nhằm mục đích, lợi ích cộng đồng. Có thể hiểu, mục đích của pháp nhân phi thương mại mục đích chính không phải kinh doanh, cũng càng không phải vì kiếm lợi nhuận cho cá nhân hay tổ chức nào, mục đích chính là mang lợi ích cho một nhóm đối tượng nhất định mà pháp nhân phi thương mại thành lập ra hướng tới để hỗ trợ cho những nhóm đối tượng đó. Ví dụ: một số tổ chức tu viện, một số tổ chức hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn…

Xem thêm: Tư cách pháp nhân, tư cách pháp lý của công ty hợp danh

Như vậy, nếu như mục tiêu chính của các pháp nhân thương mại là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đó được chia cho các thành viên, thì ngược lại, pháp nhân phi thương mại không đặt ra mục tiêu này, và nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

5. Luật điều chỉnh đối với pháp nhân thương mại và phi thương mại

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên, do pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp  và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong khi đó, pháp nhân thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị… nên sẽ còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Video liên quan

Chủ Đề