Trường hợp nào được xem là trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu công nghệ

08/09/2021 13:11

Thay đổi cơ cấu ảnh hưởng thế nào đến nguồn lao động trong doanh nghiệp là vấn đề mà người sử dụng lao động cũng như người lao động đặc biệt quan tâm. Khi doanh nghiệp muốn thực hiện thay đổi cơ cấu công nghệ thì cần phải thực hiện các nghĩa vụ gì đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Thời điểm nào được chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan cho bạn đọc có thể tham khảo.

Hợp đồng lao động

>> Xem thêm: Trình tự chấm dứt hợp đồng với người lao động do thay đổi cơ cấu

Mục Lục

  • Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
    • Thay đổi cơ cấu, công nghệ
    • Lý do kinh tế
  • Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu, công nghệ
  • Nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
  • Thời điểm được phép chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu

Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

Thay đổi cơ cấu, công nghệ

Các trường hợp được xem là thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động 2019 bao gồm:

  • Thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động
  • Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm

Lý do kinh tế

Các trường hợp được xem là vì lý do kinh tế theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:

  • Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế
  • Thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu, công nghệ

Nghĩa vụ của doanh nghiệp

Khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ mà làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động, trường hợp có chỗ làm việc mới thì phải ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp không đảm bảo được vấn đề việc làm cho người lao động thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động 2019.

>> Xem thêm: Hướng dẫn trả lương cho người lao động trong thời gian dịch bệnh covid

Nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Trong trường hợp vì lý do kinh tế theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động 2019, có nguy cơ làm mất việc làm của nhiều người lao động thì người lao động phải xây dựng phương án và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2019. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động nếu phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2019.

Phương án sử dụng lao động tại Điều 44 Bộ luật lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:

  • Xây dựng phương án sử dụng lao động bao gồm những nội dung sau: số lượng danh sách lao động được tiếp tục sử dụng, số lượng được đào tạo lại để sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc bán thời gian. Số lượng danh sách lao động nghỉ hưu, số lượng lao động chấm dứt hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động. Biện pháp và nguồn tài chính để thực hiện phương án
  • Người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng phương án sử dụng lao động
  • Thông báo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phương án sử dụng lao động được thông qua cho người lao động biết.

Thời điểm được phép chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu

Chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

Đối với trường hợp người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc cho thôi việc theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2019. Doanh nghiệp phải thực hiện trao đổi với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người lao động trước 30 ngày.

>> Xem thêm: Khởi kiện vì cho rằng công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai quy định

Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến việc thay đổi nguồn lao động trong doanh nghiệp do thay đổi cơ cấu. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thực hiện thay đổi cơ cấu công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Thời điểm mà người sử dụng được phép chấm dứt hợp đồng với người lao động. Bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Thạc sĩ Luật sư Võ Mộng Thu - Thạc sĩ Luật sư 10 năm kinh nghiệm tố tụng, tranh chấp lao động, doanh nghiệp. Là LS thường trực Công ty Luật Long Phan PMT.

Chủ Đề