Tự ý xông vào nhà người khác là tội gì

Mục lục bài viết

  • 1. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định như thế nào?
  • 2. Bình luận tội xâm phạm chỗ ở của người khác
  • 2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
  • 2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
  • 2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
  • 2.4 Khung hình phạt được áp dụng
  • 3. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác
  • 4. Bình luận tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng
  • 4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
  • 4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
  • 4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
  • 4.4 Khung hình phạt được áp dụng

1. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định như thế nào?

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

7. Người nào thực hiện một trong các hành vỉ sau đây xâm phạm

197 Quy định tinh tiết tăng nặng này còn nhằm đáp ứng yêu cầu cùa Công ước chống tra tấn cùa Liên Hợp quốc mà Việt Nam là thành viên. Trong đó, có nội dung yêu cầu các quốc gia tham gia Công ước có nghĩa vụ trừng trị những hành vi tra tấn bàng các hình phạt thích đáng. chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đên 02 năm:

a] Khám xét trải pháp luật cho ở của người khác;

b] Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi cho ở của họ;

c] Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chô ở của họ;

d] Xâm nhập trái pháp luật cho ở của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Phạm tội 02 lần trở lên;

d] Làm người bị xâm phạm cho ở tự sát;

đ] Gây ảnh hưởng xẩu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

2. Bình luận tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm chỗ ở của người khác; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định có thể là:

+ Khám xét trải pháp luật cho ở của người khác: Đây là hành vi lục soát, tìm kiếm những gì mà người thực hiện có ý định tìm kiếm [chứng cứ, đồ vật, tài sản...] trong phạm vi chỗ ở của người khác mà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền hoặc tuy có lệnh đó nhưng không tuân thủ thủ tục khám xét chỗ ở được pháp luật quy định.

Như vậy, việc xác định tính trái pháp luật ở đây cần dựa vào các quy định của BLTTHS [Điều 193: Thẩm quyền ra lệnh khám xét và Điều 195: Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện] cũng như quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính về vấn đề này [Điêu 122].

+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi cho ở của họ: Đây là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở họp pháp của họ mà không có quyết định hợp pháp của các cơ quan có thẩm quyền [Quyết định của ủy ban nhân dân cấp quận, huyện trở lên; quyết định của Tòa án nhân dân khi có quyết định thi hành án liên quan đến chỗ ở...] như hành vi đuổi vợ, con của người đã mất ra khỏi nhà của bố mẹ, anh, chị em người đã mất đó.

+ Chiếm giữ cho ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào cho ở của họ: Đây là hành vi chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ. -

+ Xâm nhập trái pháp luật cho ở của người khác: Đây là hành vi mới được BLHS năm 2015 bổ sung, được hiểu là việc một người tự ý mở khóa vào ở trong nhà của người khác khi họ đi vắng, đi làm xa... mà chưa được sự đồng ý của họ.

2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là xâm phạm chỗ ở của người khác, là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

2.4 Khung hình phạt được áp dụng

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt co bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm xâm phạm chỗ ở của người khác mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao khi thực hiện hành vi khách quan được quy định.

- Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội phạm này ít nhất 02 lần nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS.

- Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát: Đây là trường hợp phạm tội đã dẫn đến việc tự sát của người bị xâm phạm chỗ ở.

- Gây ảnh hưởng xẩu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội'. Đây là trường hợp phạm tội mà quy mô, hậu quả của tội phạm phản ánh tính chất xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự, kỷ cương xã hội, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào các cấp chính quyền trong việc giữ ổn định trật tự, an toàn xã hội...

Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung [có thể được áp dụng] là: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác

của người khác được quy định như thế nào?

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vỉ sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a] Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b] Cổ ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ỷ lẩy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c] Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trải pháp luật;

d] Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ] Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Phạm tội 02 lần trở lên;

d] Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ] Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

4. Bình luận tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng

tư khác của người khác

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác có các dấu hiệu pháp lý sau:

4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn đòi hỏi là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Các hành vi này được liệt kê tại khoản 1 của điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.

4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định có thể là:

+ Hành vỉ chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viên thông: Đây là hành vi chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông bằng các thủ đoạn khác nhau. Đó là các thủ đoạn như lén lút, lừa dối, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; V.V.. để có được đối tượng được liệt kê. Các đối tượng có được này có thể được chủ thể chiếm hữu, sử dụng hoặc bị vứt bỏ.

+ Hành vỉ làm hư hỏng, thất lạc hoặc lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viên thông: Đây là hành vi làm cho thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác không còn nguyên vẹn, không đúng hành trình, đường đi hoặc không đến đúng địa chỉ của người nhận [làm hư hỏng, thất lạc] hoặc là hành vi sao chép, ghi lại nội dung trong thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn

bản khác nhưng vẫn bảo đảm nguyên vẹn, đúng hành trình, đường đi, đến đúng địa chỉ của người nhận của các đối tượng này.

+ Hành vi nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trải pháp luật: Đây là các hành vi để chủ thể có nội dung của cuộc đàm thoại [trao đổi qua mạng bưu chính, viễn thông] một cách bí mật giữa những người khác mà không thuộc trường hợp được phép theo quy định của pháp luật, có thể là nghe hoặc chỉ ghi âm lại bàng thiết bị nhất định.

+ Hành vi khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật: Đây là hành vi công khai hoặc bí mật lục soát người, chỗ ở, đồ vật để thu giữ thư tín, điện tín... mà không thuộc trường hợp pháp luật cho phép.

+ Hành vi khác xăm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác: Đây là hành vi tuy không phải là các hành vi được bình luận trên nhưng có tính chất nguy hiểm cho xã hội tương tự là xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín,... như hành vi tự tiện bóc thư, điện tín của người khác để biết nội dung sau đó dán lại như cũ hoặc hành vi đọc các thông tin trao đổi riêng tư của người khác được truyền tải qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber... mà không được phép của những người này.

4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác là ưái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

4.4 Khung hình phạt được áp dụng

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Có tổ chức: Đây là trường họp đồng phạm xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn, có thể là trong việc quản lý hoặc thực hiện các dịch vụ chuyển, phát thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để phạm tội.

- Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội phạm này ít nhất 02 lần nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS.

- Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, ưy tín, nhãn phẩm của người khác: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã để thông tin có được qua hành vi phạm tội cho người khác biết nên đã ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.

Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung [có thể được áp dụng] là: Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề