Túi noãn hoàng dương tính là gì năm 2024

Theo mô tả của em, thai 6 tuần, túi ối 22mm mà chưa có túi noãn hoàng thì cần phải theo dõi thêm, có thể đây là trứng trống không thể phát triển thành phôi thai được.

Túi noãn hoàng hay còn gọi là túi Yolksac, đây là cấu trúc đầu tiên của thai nhi để chuẩn bị hình thành phôi. Chúng ta có thể nhìn thấy túi noãn hoàng qua tuần thứ 5 trở đi bằng phương pháp siêu âm.

Túi noãn hoàng được phát sinh từ nội bì phôi và được bao bọc ngoài bởi lá tạng trung bình ngoài phôi.

Túi noãn hoàng và phôi có mối liên hệ với nhau. Bởi vì khi nhìn thấy túi noãn hoàng cũng đồng nghĩa với việc có thể phát triển phôi. Trong trường hợp của em, bầu 6 tuần chưa có phôi thai, chưa nhìn thấy túi noãn hoàng, em nên trao đổi với bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm Beta HCG để đánh giá thêm về tình trạng phát triển của thai em nhé!

Đi khám và siêu âm là việc làm đầu tiên không thể thiếu khi mẹ phát hiện mình mang thai. Đối với mẹ bầu siêu âm lần đầu, cụm từ “yolksac” trên kết quả siêu âm vốn khá xa lạ và gây ra nhiều thắc mắc. Vậy yolksac là gì? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp mẹ nhé!

Yolksac là gì?

Yolksac là một thuật ngữ y học để chỉ túi noãn hoàng. Túi noãn hoàng là cấu trúc đầu tiên được hình thành để chuẩn bị cho quá trình mang thai sau này. Kích thước của Yolksac tương đối nhỏ, chỉ bằng khoảng hạt vừng. Yolksac được cấu tạo từ các nội bì thuộc phôi thai, bên ngoài bọc bởi lá tạng trung bì, sau đó sẽ dần phát triển thành những tế bào cơ bản của thai nhi.

Thông thường, sau khi mẹ phát hiện mang thai, nếu đi siêu âm, bào thai lúc đó mới chỉ khoảng 5 tuần tuổi và ba mẹ có thể đã nhìn thấy được túi noãn hoàng hay còn gọi là hiện tượng siêu âm có Yolksac trên phiếu khám.

Yolksac chứa rất nhiều protein cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai trong thời kỳ đầu khi nhau thai chưa được hình thành. Thời điểm phát triển thành phôi thai, các tế bào nội bì sẽ cuộn lại thành ruột nguyên thủy và mở rộng vào túi noãn hoàng. Túi ối dần được tạo nên và phát triển, chèn ép yolksac chỉ còn một ống hẹp thông ở giữa gọi là cuống noãn hoàng. Một thời gian ngắn sau cuống noãn hoàng sẽ biến mất để nhường chỗ cho nhau thai nuôi dưỡng thai nhi.

Yolksac trong bào thai có phải là bất thường không?

Khi siêu âm, nếu bác sĩ thông báo bào thai của mẹ đã có yolksac, ba mẹ hãy yên tâm bởi điều đó chứng tỏ thai nhi đã vào tổ an toàn, loại trừ được trường hợp mang thai ngoài tử cung và đồng thời cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.

Túi noãn hoàng thông thường dày dưới 5mm. Tuy nhiên nếu túi dày > 5mm thì tỷ lệ phôi thai gặp nguy hiểm sẽ khá cao, mẹ bầu có nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu bất cứ lúc nào. Vào tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành khám kết hợp siêu âm để phát hiện những bất thường ở túi noãn, từ đó đưa ra phương án tốt nhất cho ba mẹ.

Mẹ bầu cần làm gì khi siêu âm có yolksac?

Thời gian đầu mang thai, khi mẹ bầu phát hiện có yolksac thì mẹ cần chú ý tới sức khỏe của mình nhiều hơn. Bởi đây là giai đoạn thai nhi chuẩn bị có những bước tiến phát triển vô cùng mạnh mẽ. Ba mẹ nên đi siêu âm thường xuyên, một tuần một lần cho tới khi có tim thai. Lúc ấy, nếu thể trạng cả mẹ và bé khỏe, có thể đổi sang hai tuần một lần siêu âm hoặc tuân theo lịch của bác sĩ.

Ngoài ra trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau đây:

  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Ngủ đủ giấc và ăn uống đúng giờ.
  • Tránh mang vác nặng hoặc làm việc căng thẳng.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Ăn vừa đủ để tránh bị thừa cân, béo phì.
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống có ga, các chất kích thích.
  • Duy trì lịch khám định kỳ đều đặn để theo dõi sức khỏe mẹ và bé, kịp thời phát hiện những bất thường trong thai kỳ nếu có.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng trong thời gian mang thai khi chưa có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Mang thai là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Và mẹ bầu cần phải chú ý đến sự phát triển của thai nhi nhiều hơn trong mỗi lần đi siêu âm, đặc biệt là ba tháng đầu mang thai để kịp thời phát hiện những bất thường. Chúc ba mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, trọn vẹn!

Túi chứa em bé ở bên trong được gọi là túi thai. Khi siêu âm, ở tuần thai thứ 4 - 5, sẽ thấy túi thai màu đen trong tử cung và nhờ vậy có thể xác đinh là đã mang thai. Điểm màu trắng nhỏ hiện lên trong túi thai chính là phôi thai. Ở tuần thứ 7, em bé trong bụng chưa gọi là thai nhi mà gọi là phôi thai. Khi siêu âm sẽ thấy có một vòng tròn ở ngang bên cạnh phôi thai. Ở tuần thai thứ 5~6, vòng tròn này sẽ to và rõ ràng hơn. Đây gọi là túi noãn hoàng, giống như hộp cơm của em bé. Em bé sẽ nhận dinh dưỡng từ túi noãn hoàng để lớn lên, cho tới khi nhau thai và dây rốn hình thành.

Khi siêu âm ở tuần mang thai thứ 6 sẽ thấy được chuyển động của tim

Siêu âm có 2 phương pháp là siêu âm thành bụng và siêu âm đầu dò. Siêu âm thành bụng là việc áp dụng cụ siêu âm lên thành bụng, còn siêu âm đầu dò là việc đưa dụng cụ siêu âm vào trong âm đạo. Siêu âm đầu dò sẽ nhìn thấy được rõ nét bên trong tử cung nên trong thời kỳ đầu mang thai hầu hết sẽ siêu âm theo phương pháp này. Khi thai được khoảng 6 tuần, siêu âm có thể thấy được chuyển động của tim em bé. Khi thấy tim thai thì có nghĩa là thai không bị sảy và em bé đang phát triển.

Ở tuần thai thứ 7 cơ thể thai nhi sẽ có 2 phần

Giai đoạn này, sự phát triển của em bé là khá rõ rệt, phần đuôi giống như mang cá đã không còn và phát triển dần giống con người. Tuy nhiên vẫn còn là “cơ thể 2 phần”, mới chỉ tách thành phần đầu và phần thân. Dù vậy, cũng đã phân biệt được chân, tay, và cũng hình thành các cơ quan nội tạng như tim, gan, phổi, dạ dày… Cuối tuần mang thai thứ 7, khoảng 80% các tế bào thần kinh của bộ phận não và tủy được hình thành. Các dây thần kinh của mắt hay thần kinh não, thần kinh nghe gọi là tai cũng nhanh chóng hình thành. Nhau thai, dây rốn cũng dần được hình thành và nước ối cũng xuất hiện.

Túi noãn hoàng và phôi thai khác nhau như thế nào?

Túi noãn hoàng được hình thành khi thai nhi [hợp tử cấy vào tử cung] khoảng 5 tuần tuổi, còn phôi thai cũng như tim thai sẽ được hình thành khi thai nhi được 6 - 6,5 tuần tuổi.

Túi thai 12mm là bao nhiêu tuần?

Thời điểm ngày 33 đến 36 của thai kỳ, đường kính túi thai [GS] ≥12mm, đường kính noãn hoàng [yolk sac] từ 2-6mm, có hoạt động của tim thai.

Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu?

Từ tuần thứ 7 là đã có thể tiến hành đo chiều dài đầu mông của thai nhi và thai nhi lúc này chỉ có kích thước bằng một quả mâm xôi, dài khoảng 1,3 cm và nặng khoảng 0,5 - 2g. Sau thời điểm này, thai nhi phát triển với tốc độ rất nhanh, mẹ bầu nên để ý tới chiều dài và trọng lượng của thai nhi.

Thai 5 tuần có yolksac là gì?

Túi yolksac hay còn được gọi là túi noãn hoàng thường được tìm thấy trong quá trình siêu âm tuần thứ 5 của thai kỳ. Túi yolksac có kích thước tương đối nhỏ, khoảng bằng hạt vừng nhưng có vai trò rất quan trọng. Sự xuất hiện của yolksac là đánh dấu sự chuẩn bị cho sự hình thành nhau thai sau này.

Chủ Đề