Tượng Phật ngôi lớn nhất Đông Nam Á có bao nhiêu bậc thang?

Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, hàng vạn du khách và phật tử thập phương tới chùa Khai Nguyên [Hà Nội] để chiêm bái, vãn cảnh.

Chùa Khai Nguyên [hay còn được gọi là Cổ Liêu Tự] trụ tại thôn Tây Ninh [xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội]. Những ngày đầu xuân năm mới, nơi đây thu hút hàng vạn phật tử, du khách tới vãn cảnh, chiêm bái. Pho tượng Phật có chiều cao 72m tại chùa được xem là bức đại tượng quy mô tầm cỡ lớn nhất khu vực Đông Nam Á tính đến nay.
Dòng người đổ về khu vực trung tâm chùa. Theo sư cô Thích Anh Nghiêm, đại diện ban truyền thông của chùa Khai Nguyên, những ngày đầu năm mới, trung bình chùa đón khoảng 1-1,5 vạn khách/ngày.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 40km, chùa Khai Nguyên có niên đại từ thời nhà Lý, nửa đầu thế kỷ XI. Năm 2003, được sự đồng thuận của người dân và các cấp chính quyền, đại đức Thích Đạo Thịnh về trông nom và từ đó tu bổ, cải tạo, xây dựng lại chùa Khai Nguyên để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, cũng như tín đồ phật tử, du khách thập phương.
Dù trải qua một số cuộc trùng tu lớn nhưng chùa vẫn giữ được lối kiến trúc cũ độc đáo, mang nhiều giá trị lịch sử.
Đầu năm 2015, chùa Khai Nguyên khởi công xây dựng bức Đại tượng Phật A Di Đà nguyện cầu quốc thái dân an thế giới hòa bình. Tượng phật cao khoảng 72m, có 13 tầng, trong đó 12 tầng được sử dụng cho khách tham quan thờ Bồ Tát và một tầng âm được an trí theo quan kiến của nhà Phật với lục đạo luân hồi...
Mỗi tầng được trang trí một phong cách thờ phụng riêng. Bước vào tầng 1 Đại tượng là nơi được an trí chư vị lịch đại Tổ sư. Tầng 2 của Đại tượng Phật được an trí và tôn thờ 33 hóa thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Tầng 3 được tôn thờ Đức Đại Nhật Như Lai và Ngũ Phương Phật. Tầng 4 được tôn thờ Đức Phật Dược Sư với tâm nguyện cầu mong cho nhân loại được bình an, hạnh phúc, trường thọ...
Điểm nhấn nằm tại tầng 12, nơi an trí và tôn thờ trái tim của Đức Phật A Di Đà, được tạc bằng chất liệu ngọc bích Nephrite Canada nguyên khối, có trọng lượng hơn một tấn. Nhiều du khách không quản ngại vất vả, đi hàng trăm bậc thang, qua 12 tầng lầu để tới đây chiêm bái.
Tết Nguyên đán Quý Mão, chùa tổ chức lễ hội hoa nhằm tạo ra một không gian tâm linh trang nghiêm, rực rỡ sắc màu đón chào du khách, phật tử tới chiêm bái lễ Phật, cầu nguyện năm mới an lành, hạnh phúc. Lễ hội bắt đầu diễn ra từ ngày mùng 4 Tết và được duy trì cảnh quan đến hết tháng Giêng Âm lịch.
Tại khuôn viên chùa có một hồ cá rộng lớn để du khách tham quan.
Hàng ngàn phương tiện đổ về khu vực bãi đỗ xe của chùa. Tại đây, du khách được gửi xe hoàn toàn miễn phí. Đội an ninh gồm nhiều phật tử tham gia điều phối giao thông, chỉ dẫn đường...

Theo Toàn Vũ/Dantri.com.vn

Link gốc: //dantri.com.vn/du-lich/ngoi-chua-ha-noi-co-tuong-phat-cao-bac-nhat-dong-nam-a-don-van-khachngay-20230126180520493.htm

Ngoài những danh lam thắng cảnh quen thuộc như rừng cao su Bù Đăng, Hồ thuỷ điện Thác Mơ, Thác Voi Bù Đăng… Bình Phước cũng nổi danh với các điểm du lịch tâm linh đặc sắc, điển hình là Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước. Ngôi chùa này sở hữu bức Tượng Phật ngồi cao nhất khu vực Đông Nam Á, nổi bật giữa lòng thành phố với kiến trúc độc đáo, vừa mang nét đẹp cổ kính vừa có điểm nhấn độc lạ. 

1Tổng quan về Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước

1.1 Giới thiệu chùa Phật Quốc Vạn Thành

Địa chỉ: Khu phố Xa Cam 1, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.

Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần

Giá vé tham khảo: Miễn phí

Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước nằm cách TPHCM khoảng hơn 100km. Công trình này do công ty Kiến trúc Nam Cường phụ trách thiết kế với ý tưởng khởi thủy do vị chủ trì hiện tại của chùa đề xuất. Phong cách xây dựng chùa là sự giao thoa giữa Phật giáo Nam Bắc và Phật giáo Việt Nam cùng với sự ảnh hưởng từ văn hóa Nhật Bản. Ngôi chùa tráng lệ này gây ấn tượng với các tín đồ du lịch bằng kiến trúc độc đáo và nhiều chi tiết chạm trổ đẹp mắt, mang vẻ đẹp cổ điển, huyền bí nhưng vẫn có những điểm nhấn mới lạ, đặc sắc. Nếu như Chùa Sóc Lớn Bình Phước mang đậm nét văn hoá của người Khmer thì Phật Quốc Vạn Thành chính là niềm tự hào của người dân địa phương vùng đất Bình Phước bởi nơi đây sở hữu bức tượng Phật đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á.

Chùa Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước nổi tiếng

Xem thêm: Viếng cảnh Chùa Tứ Phương Tăng, ngôi chùa độc đáo của Phật giáo Nguyên Thuỷ

1.2 Thời điểm phù hợp nhất để đi viếng chùa Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước

Là địa phương có hai mùa khô, mưa rõ rệt và đôi khi khí hậu có phần thất thường, bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng tình hình thời tiết ở Bình Phước vào từng thời điểm cụ thể để có được lịch trình du lịch phù hợp.

Nếu bạn muốn đi vãng cảnh chùa Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước và chinh phục Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, bạn nên chọn thời điểm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 11. Đây là lúc vùng đất này bắt đầu bước vào mùa khô, khí hậu khá thoáng đãng, mát mẻ và không xuất hiện những cơn mưa bất chợt. Du lịch Bình Phước vào thời gian này sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời. 

Ngược lại, trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau sẽ không thích hợp để lên đường viếng thăm Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước. Ở thời điểm này thì nơi đây đã bắt đầu chuyển sang mùa mưa, trời thường âm u và ẩm ướt, sẽ gây ra những khó khăn và bất tiện cho chuyến du lịch của bạn. Vì thế, bạn nên lên kế hoạch từ sớm và sắp xếp lịch trình phù hợp để có một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ nhé.

Tháng 4 đến tháng 11 là thời gian thích hợp để đi vãng cảnh chùa

1.3 Một số lưu ý khi tham quan Phật Quốc Vạn Thành

- Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước là một địa điểm du lịch nổi tiếng linh thiêng nên bạn cần cân nhắc lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, gọn gàng, kín đáo và có màu sắc tối giản. Bạn nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận tiện cho việc di chuyển, hành lễ và tham quan chùa. 

- Tránh nói chuyện to hoặc cười đùa khi đang ở trong khuôn viên chùa. Bạn nên lưu ý về nguyên tắc ra vào chùa để không phạm lỗi với các bậc bề trên.

- Nếu đến thăm chùa vào ngày tuần tiết, bạn nên chuẩn bị lễ. Lưu ý đặc biệt là không nên dâng lên chùa lễ mặn, chỉ cần chuẩn bị hoa tươi, trái cây, bánh kẹo đơn giản. Đối với những ngày bình thường, bạn có thể đến thắp nhang và dâng lễ tùy vào lòng thành.  

- Theo quan niệm của chùa, Phật chỉ phù hộ bình an, che chở cho chúng sinh chứ không đề cập đến đường công, danh, tài, lộc. Vì thế, khi đến Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước, bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, gia đình, tình cảm…

- Không tự ý sử dụng hoặc lấy bất kỳ đồ đạc nào trong chùa về nhà làm của riêng.

Phật Quốc Vạn Thành là điểm du lịch tâm linh nên bạn cần lưu ý một số điều 

2Khám phá vẻ đẹp đồ sộ của Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước

2.1 Kiến trúc độc đáo ở Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước

Chùa Phật Quốc Vạn Thành bắt đầu khởi công xây dựng từ đầu năm 2017, sau thời gian 4 năm là hoàn thành phần chính điện và tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngay khi đặt chân bước vào chùa, bạn sẽ nhìn thấy hai bức tượng thần hộ vệ gác cổng, làm tăng thêm phần trang nghiêm và uy nghi cho không gian nơi đây. Nét kiến trúc độc đáo của Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước nổi bật ngay từ phần cổng chùa. 

Được thiết kế theo dạng cổng tam quan, phần cổng được phủ bằng một lớp sơn trắng và khắc nổi các hoa văn tinh xảo, đẹp mắt. Cổng chùa gồm 3 lối đi với cửa chính rộng lớn và hai cửa nhỏ có kích thước giống với nhau. Trên phần trán cổng của mỗi lối đi vào đều được điêu khắc một hình đầu rồng bằng đá, mang đến cảm giác mạnh mẽ và quyền uy. Cổng mái của chùa được thiết kế theo kiến trúc Nhật Bản với phần chóp mái thẳng đứng, từ từ thoải dần và uốn cong ở phần đỉnh. Mái chùa được thiết kế khá rộng và có phần dốc xuống để nước mưa có thể dễ dàng trôi đi, không gây sức nặng lên phần cổng mái của chùa. Đặc biệt, các họa tiết hoa văn khắc ở trên cổng cũng mang nét đẹp tinh tế và đậm nét văn hóa cổ xưa của nước nhà.

Chùa Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước sở hữu 3 tầng tháp với quy mô cực kỳ đồ sộ. Phần thân của tháp chùa được thiết kế và xây dựng theo dạng hình vuông. Có thể hình dung như sau, tháp chùa sẽ có phần thân ở tầng đầu tiên là lớn nhất, càng lên cao thì thân tháp càng nhỏ dần. Ngọn tháp cuối cùng vươn cao lên trời và được chạm trổ bằng các chi tiết tỉ mỉ, sắc sảo. Điểm độc đáo trong kiến trúc của ngôi chùa có tượng Phật ngồi cao nhất Bình Phước này đó chính là tháp chùa có hình dáng giống như một bông hoa sen, còn phần mái chùa là những cánh hoa đang nở rộ rực rỡ dưới ánh mặt trời. Đưa mắt quan sát xung quanh tháp chùa, bạn sẽ nhìn thấy một không gian rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh và dịu mắt bởi sắc xanh tràn ngập của cỏ cây, hoa lá.

Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước có thiết kế độc đáo 

Không gian của khu vực chính điện cực kỳ nguy nga, tráng lệ 

Hàng ngàn tín đồ Phật Giáo đổ xô về thăm viếng chùa

2.2 Ấn tượng với bức tượng Phật cao 73m

Nổi tiếng nhất tại chùa Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước đó chính là bức tượng Phật cao 73m ngồi trên mái chùa. Đây cũng được xem là bức tượng Phật cao nhất khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại, được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 8.100m2.

Ngoài độ cao đồ sộ gây ấn tượng mạnh, một điểm nhấn độc đáo khác là bức tượng Phật nằm trên mái của chùa, tạo nên một cái nhìn rất uy nghi và tôn nghiêm. Phía trước tượng Phật là một hồ nước, xung quanh được bao phủ bởi rừng cao su bạt ngàn hình thành nên một vị trí đắc địa, khiến cho bất kỳ ai đặt chân đến nơi đây đều phải trầm trồ, ngạc nhiên. Khung cảnh của ngôi chùa vào lúc sáng sớm mang vẻ đẹp vô cùng lộng lẫy, tráng lệ do ánh nắng ban mai chiếu vào.

Không chỉ sở hữu tượng Phật ngồi nổi tiếng, trong khuôn viên Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước còn thờ phượng bức tượng Phật Di Lặc cao 30m và có cân nặng lên đến 1 tấn. Điều này đã thu hút hàng nghìn Phật tử về chùa để vãng cảnh, thắp hương và bái phỏng ở mọi thời điểm, đặc biệt là vào những dịp lễ quan trọng trong năm.

Bức tượng Đức Phật cao 73m trên mái chùa Phật Quốc Vạn Thành 

Tượng Phật được xây dựng trên diện tích 8.100m2

Bức tượng Phật màu trắng xuất hiện vô cùng nổi bật 

Hình ảnh Đức Phật ngồi xếp bằng mang đến cảm giác sống động như thật

Với kiến trúc ấn tượng cùng bức tượng Phật cao đồ sộ, chùa Phật Quốc Vạn Thành Bình Phước là điểm dừng chân dành cho những người yêu thích sự thanh tịnh và có niềm đam mê khám phá Phật Giáo. Nếu bạn muốn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn sau những giây phút mỏi mệt, căng thẳng thì bạn không nên bỏ lỡ cơ hội đến tham quan ngôi chùa này. Lưu ngay bài viết này vào cẩm nang du lịch để chuẩn bị cho hành trình vi vu Bình Phước sắp tới của mình bạn nhé!

Chủ Đề