Tỷ lệ ký quỹ 60 là gì

Hiện nay tỷ lệ ký quỹ là 50%, tức là có 1 đồng sẽ được vay thêm 1 đồng để mua thêm cổ phiếu [CP] [tỷ lệ 1:1 hoặc 5:5]. Mua danh mục CP trị giá 1 tỷ đồng, NĐT chỉ phải có sẵn 500 triệu đồng và vay thêm 500 triệu đồng nữa từ CTCK. Trong trường hợp dự thảo mới được áp dụng, để mua danh mục 1 tỷ đồng, vốn tự có của NĐT phải đạt ít nhất 600 triệu đồng [ký quỹ 60%] và chỉ có thể vay thêm 400 triệu đồng [tỷ lệ lúc này là 6:4]. Từng NĐT sẽ phải bỏ nhiều vốn tự có hơn và CTCK cũng phải giảm số tiền cho vay tính trên từng NĐT.

Có thể hiểu tiêu chí của UBCKNN khi công bố dự thảo này một cách dễ dàng, đó là việc hạ nhiệt dòng vốn margin vốn đang cuồn cuộn chảy trên TTCK. VN Index càng lên cao, dòng tiền đổ vào thị trường [TT] càng gấp gáp để tận dụng cơ hội và tất nhiên margin cũng sẽ được sử dụng tối đa. TT tăng nóng, vốn nóng được sử dụng liên tục có thể gây ra những phiên điều chỉnh ngắn hạn với mức độ tổn thất cho NĐT là rất lớn, nên có thể khẳng định động thái của UBCKNN là rất phù hợp. Tuy nhiên, động thái của UBCKNN không nằm ở việc định lượng 10% mà nhìn rộng hơn có thể thấy được nhiều điều tích cực:

Thứ nhất, trong rất nhiều nguyên nhân khiến cho TTCK điều chỉnh sâu, lao dốc mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới thì dòng vốn nóng, vốn vay là một trong những nguyên nhân chủ đạo và lớn nhất. Vì vậy, việc kiểm soát chặt chẽ dòng vốn margin cho thấy sự thận trọng cần thiết của cơ quan quản lý, đồng thời cũng nhất quán với tiêu chí bảo vệ lợi ích của NĐT. NĐT nước ngoài khi tham gia TT Việt Nam cũng sẽ thấy động thái này của UBCKNN mà an tâm hơn rất nhiều và có thể giải ngân với kỳ vọng dài hạn.

Thứ hai, dự thảo của UBCKNN cũng là lời nhắc nhở nghiêm khắc đến một số CTCK bằng cách này hay cách khác đã và đang tìm cách “xé rào” trong tỷ lệ ký quỹ. Dân chứng khoán không lạ gì việc mặc dù tỷ lệ ký quỹ tối thiểu hiện nay là 50%, nhưng các CTCK vẫn tìm cách lách để đẩy tỷ lệ này xuống 40% thậm chí 30%. Nhờ vậy, NĐT được vay nhiều hơn, trong khi CTCK cũng tăng thu từ phí giao dịch và lãi vay. Hiểu nôm na thì tỷ lệ ký quỹ vượt khung trước mắt sẽ được chỉnh đốn lên mức 50% chứ không bất chấp “xé rào” như trước nữa.

Thứ ba, sau khi dự thảo tăng ký quỹ xuất hiện, đã có một số NĐT đưa ra ý kiến rằng xu hướng tăng của TT sẽ bị hãm lại, thậm chí có điều chỉnh sâu. Diễn biến những ngày qua lại trái ngược khi cung-cầu vẫn cân bằng, dòng tiền không hề có chút e ngại, chứng tỏ rằng, dòng vốn tự có trên TTCK rất dồi dào. Vì vậy, việc kiểm soát dòng vốn margin một mặt sẽ hạn chế được những giai đoạn nóng bất thường của TT, mặt khác giúp cho dòng tiền dịch chuyển ổn định hơn và qua đó cũng tránh những tâm lý theo kiểu quá hưng phấn hoặc quá sợ hãi.

TK được giao dịch chứng khoán hoặc có thể được rút tiền mặt từ tài khoản GDKQ theo điều kiện của HSC

2

Ngưỡng duy trì [MMR]

80% =< MR < 100%

Tài khoản thiếu ký quỹ nhưng không bắt buộc ký quỹ bổ sung

TK không được giao dịch chứng khoán

3

Ngưỡng yêu cầu ký quỹ [Margin call]

60% =< MR < 80%

Tài khoản bắt buộc yêu ký quỹ bổ sung

TK phải bổ sung ký quỹ chậm nhất trong buổi sáng của ngày T+1, giá trị ký quỹ bổ sung bắt buộc phải ký quỹ đủ để đảm bảo Ngưỡng ký quỹ ban đầu [IMR], MR >= 100%. Trong trường hợp TK không thực hiện đúng yêu cầu sẽ phải bán giải chấp tài sản vào đầu giờ chiều của ngày T+1.

4

Ngưỡng bắt buộc bán giải chấp [Forced sell]

MR < 60%

Tài khoản bắt buộc bán giải chấp

Ngay khi TK có trạng thái này, ngay lập tức sẽ bán bắt buộc về Ngưỡng ký quỹ ban đầu [IMR], MR >= 100%.

Tỉ lệ ký quỹ [Margin ratio – MR] là tỉ lệ dùng để quản lý rủi ro đối với tài khoản giao dịch ký quỹ. 

Là dịch vụ cung cấp bởi công ty chứng khoán, cho phép nhà đầu tư có thể vay thêm tiền để mua số lượng cổ phiếu có giá trị nhiều hơn giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư.Nhà đầu tư khi sử dụng margin là sử dụng “đòn bẩy tài chính”, hay “giao dịch ký quỹ”, tức là vay tiền của công ty chứng khoán để mua cổ phiếu với số lượng cao hơn nhiều so với số tiền đang có trong tài khoản. Các nhà đầu tư dùng Margin nhằm gia tăng lợi nhuận đồng thời phải chịu mức rủi ro cao hơn. Ví Dụ: Anh A sử dụng 500 triệu của chính mình để mua cổ phiếu VNM với số lượng trị giá 500 triệu đồng. Nghĩa là anh A đã mua lượng cổ phiếu đúng bằng số vốn sẵn có [không dùng Margin]. Còn chị B thì muốn mua cổ phiếu VNM số lượng nhiều gấp đôi anh A, nhưng cũng chỉ có 500 triệu đồng, vì vậy chị B sử dụng Margin để mua cổ phiếu VNM với số lượng trị giá 1 tỷ đồng. Như vậy chị B đã vay của công ty chứng khoán 500 triệu đồng.Nếu giá VNM tăng 20%, anh sẽ A lời 100 triệu, còn chị B sẽ lời 200 triệu. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu VNM giảm 20% thì anh A sẽ lỗ 100 triệu, còn chị B sẽ lỗ 200 triệu.*Để có thể sử dụng Margin bạn cần phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình, các tài sản thế chấp đó chính là số cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt đang có trong tài khoản. Có nghĩa là, bạn không thể vay bao nhiêu tùy ý, mà phụ thuộc vào giá trị số cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ. Tùy từng thời điểm mà các công ty chứng khoán sẽ có các mức tỷ lệ đòn bẩy khác nhau. Ví dụ, bạn có tổng tài sản là 100 triệu [trong đó bao gồm cả cổ phiếu và tiền mặt], nếu:• Tỷ lệ đòn bẩy là 1:1.5 – tức là CTCK cho phép bạn vay 150 triệu.• Tỷ lệ đòn bẩy là 1:2 – tức là CTCK cho phép bạn vay 200 triệu.• Tỷ lệ đòn bẩy là 1:3 – tức là CTCK cho phép bạn vay 300 triệu.*Margin là con dao 2 lưỡi. Nếu đầu tư có hiệu quả thì tài sản sẽ tăng lên rất nhanh nhưng cũng có thể thua lỗ rất lớn nếu quản lý vốn không tốt.

Chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây

Vay Margin [giao dịch ký quỹ]: Rủi ro hay cơ hội?

Vay margin [Giao dịch ký quỹ] là gì?

Giao dịch ký quỹ [Vay margin/Margin Trading] là hình thức nhà đầu tư vay tiền các công ty chứng khoán để mua chứng khoán với tỷ lệ hỗ trợ có sử dụng hạn mức tín dụng bằng cách thế chấp tài sản đảm bảo.

Về bản chất, đây là khi khách mua sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư chứng khoán, tạo ra nhiều cơ hội tốt và nâng cao hiệu quả đầu tư nhưng tính rủi ro tiềm ẩn khá cao. Vì lẽ đó, vay margin [giao dịch ký quỹ] có thể mang lại mức sinh lời gấp nhiều lần so với việc nhà đầu tư chỉ sử dụng vốn của chính minh, đồng nghĩa khiến nhiều khách mua lo lắng bởi rủi ro cao.

[Nguồn ảnh: Tapchitaichinh]

Khi quan tâm và quyết định vay margin [giao dịch ký quỹ], nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng về 4 vấn đề là mã chứng khoán dự định mua có được cấp margin hay không, tỷ lệ cho vay margin là bao nhiêu, hạn mức cho vay và lãi suất vay margin. Theo đó, số tiền đầu tư nhà đầu tư được vay tuỳ thuộc vào giá trị cổ phiếu đang nắm giữ ở từng thời điểm, tỷ lệ đòn bẩy với từng mã.

Trong vay margin [giao dịch ký quỹ] sẽ có một số thuật ngữ phổ biến như:

- Tài sản đảm bảo: Bao gồm tất cả tài sản có trong tài khoản chứng khoán của người vay margin như tiền mặt, chứng khoán, cổ tức, quyền mua cổ phiếu, những tài sản khác [được công ty chứng khoán chấp thuận]...

- Tỷ lệ nợ: Là tỷ lệ phần trăm giữa Tổng dư nợ vay chia cho Tổng giá trị được phép vay margin. Giao dịch ký quỹ chỉ được thực hiện khi giao kết hợp đồng với công ty chứng khoán.

- Tỷ lệ ký quỹ [Tỷ lệ hỗ trợ]: Cho một tài khoản chứng khoán/mã chứng khoán cao nhất thường là 50%, thấp nhất là 0%. Trong đó, tỷ lệ hỗ trợ 50% còn được gọi là tỷ lệ 1:1, tức là với giá trị mua 100 triệu, đối đa nhà đầu tư cần 50 triệu sẵn có và 50 triệu đi vay. Bên cạnh đó, tỷ lệ hỗ trợ 0% dùng để chỉ nhà đầu tư phải dùng tiền thật để mua chứng khoán. Công thức tính tỷ lệ ký quỹ là: R = [A – D] / A

Trong đó:

- R: Tỷ lệ ký quỹ

- A: Tổng giá trị các loại chứng khoán của khách hàng tính theo giá thị trường

- D: Tổng giá trị nợ vay ký quỹ tính cả gốc lẫn lãi.

- [A – D]: Giá trị tài sản ban đầu còn lại

Tỷ lệ ký quỹ gồm tỷ lệ ký quỹ ban đầu và tỷ lệ ký quỹ duy trì. Trên thực tế tỷ lệ ký quỹ ban đầu ở các công ty chứng khoán thường là 50%, tỷ lệ duy trì tối thiểu phải đạt 30%.

Ví dụ: Công ty chứng khoán A có dịch vụ giao dịch ký quỹ gồm tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 50% và tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu là 30%. Nhà đầu tư có vốn 100 triệu, đã giao dịch ký quỹ với A để mua cổ phiếu. Sau khi ký quỹ cùng tỷ lệ 50% thì số vốn cần dùng để mua cổ phiếu trên là 100 triệu/50% = 200 triệu. Giả sử khi hoàn tất giao dịch, giá cổ phiếu giảm 20%, nhà đầu tư sẽ mất giá trị là 200 triệu x 27% = 40 triệu, tổng tài sản thực lúc này là: 200 triệu - 40 triệu = 160 triệu.

Áp dụng công thức trên: Tỷ lệ ký quỹ R = [160 - 100]/160 =37.5%.

Về bản chất, Vay margin là sử dụng đòn bẩy khi đầu tư chứng khoán

Bên cạnh những thuật ngữ trên, vay margin [giao dịch ký quỹ] còn có các vị thế chính gồm mua ký quỹ [mua trước bán sau - Long Position] và bán ký quỹ [Bán trước mua sau - Short Position], cụ thể:

- Mua ký quỹ dùng để chỉ khi nhà đầu tư mua chứng khoán bằng cách vay tiền từ công ty chứng khoán và phải hoàn trả nợ, đầy đủ khoản lãi cay cùng chi phí phát sinh theo hợp đồng đã thống nhất.

- Bán ký quỹ: Hình thức giao dịch mà theo Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI là chưa được Thị trường Chứng khoán Việt Nam chấp thuận. Đây là khi nhà đầu tư vay chứng khoán từ chứng khoán của công ty để bán và phải hoàn trả số chứng khoán đã vay cùng những khoản phát sinh từ hợp đồng liên quan.

Call margin [Lệnh dừng ký quỹ là gì?]

Xảy ra khi tỷ lệ Giá trị thực có/Tổng Giá trị chứng khoá nhỏ lên tỷ lệ call margin mà công ty chứng khoán cho phép. Nói cách khác, Call Margin được hiểu là thông báo của công ty chứng khoán tới nhà đầu tư rằng tài khoản của họ sắp không đạt ngưỡng tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu và cần nạp thêm tiền/bán bớt chứng khoán để duy trì tỷ lệ ký quỹ tối thiểu.

Ví dụ: Nhà đầu tư thực hiện giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán A và được cho tỷ lệ call margin 30%. Nhà đầu tư có 100 triệu đồng được A cho dùng tỷ lệ margin 1:2 để mua lượng cổ phiếu trị giá 200 triệu đồng. Sau khi hoàn tất giao dịch, giá cổ phiếu giảm xuống 20%, giá trị tài sản ròng lúc này đã giảm còn 160 triệu đồng. Trừ phần vay margin 100 triệu, nhà đầu tư còn 60 triệu, tỷ lệ ký quỹ tại thời điểm này là 60 triệu/160 triệu = 37,5%, lớn hơn tỷ lệ call margin.

Nếu cổ phiếu giảm 30% sẽ tương ứng với tỷ lệ ký quỹ là 28% [thấp hơn con số 30% đã được quy định] thì nhà đầu tư sẽ bị call margin. Giả sử họ không muốn bán cổ phiếu thì phải nạp tiền vào để con số trên lớn hơn ngưỡng call margin.

Call margin là một rủi ro của Vay Margin [Giao dịch ký quỹ]

Giao dịch ký quỹ rủi ro hay cơ hội?

Theo nhiều nhà đầu tư và chuyên gia, giao dịch ký quỹ như một con dao hai lưỡi. Rủi ro nhiều nhưng cơ hội cũng chẳng ít, chẳng hạn như:

Cơ hội:

- Đối với nhà đầu tư:

+ Đạt được lợi nhuận gấp nhiều lần so với chỉ sử dụng vốn của bản thân

+ Tối ưu hiệu suất đầu tư bởi mang đến cơ hội tăng lợi nhuận nếu thị giá cổ phiếu tăng cao hơn lãi suất giao dịch ký quỹ cần trả cho công ty chứng khoán

+ Có thể mua các cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng tốt và không để vuột mất cơ hội khi thị trường tăng tưởng

- Đối với công ty chứng khoán: Tăng khối lượng giao dịch, hoa hồng

- Đối với thị trường: Góp phần gia tăng tính thanh khoản, khuyến khích nhà đầu tư mới tham gia thị trường

Rủi ro:

+ Nhà đầu tư dễ rơi vào nguy cơ thua lỗ lớn khi giá cổ phiếu giảm

+ Nguy cơ call margin và force-cell [Tạm dịch: Thanh lý bắt buộc]

+ Dễ dẫn tới hệ luỵ bán tháo cổ phiếu nhiều lần, ảnh hưởng tới thị trường chung

Phân biệt giao dịch ký quỹ và bán khống

Điểm tương đồng lớn nhất giữa giao dịch ký quỹ và bán khống là tính rủi ro và sự khác biệt nổi bật là ở cơ chế hoạt động. Bán khống có nghĩa là mượn cổ phiếu mà nhà đầu nhận định sẽ giảm giá trị trong tương lai. Sau đó họ đem chúng bán cho những khách mua sẵn sàng trả theo giá thị trường. Trước khi số cổ phiếu này được hoàn trả, nhà đầu tư tin rằng giá sẽ giảm và theo đó họ sẽ sở hữu chúng với chi phí thấp hơn. Về mặt lý thuyết, bán khống nếu thua lỗ thì thiệt hạn là không giới hạn. Nhưng xét theo một khía cạnh khác, bán khống thường chỉ cần số vốn ít nhưng khả năng sinh lời cao, có thể tận dụng đòn bẩy trong quá trình giao dịch.

Những điều cần lưu ý khi giao dịch ký quỹ

Vay margin [giao dịch ký quỹ] vẫn còn tồn tại bởi vì bên cạnh những nhược điểm vẫn còn ưu điểm đáng cân nhắc. Vì vậy để hạn chế tối thiểu rủi ro, nhà đầu tư cần nhìn nhận kỹ lưỡng các thông tin về xu thế thị trường, định hướng đầu tư, giá trị cổ phiếu đang lựa chọn trước khi đưa ra quyết định. Hay nói cách khác, vay margin [giao dịch ký quỹ] chỉ nên được áp dụng nếu nhà đầu tư đã đủ kinh nghiệm, kiến thức lẫn tâm lý chịu đựng rủi ro vững vàng. Không nên chủ quan và xem xét những lời khuyên bên dưới:

- Chỉ sử dụng giao dịch ký quỹ khi xác định chắn chắn thị trường có dấu hiệu tích cực rõ ràng

- Chỉ áp dụng cho giao dịch ngắn hạn và cho những mã cổ phiếu có tính thanh khoán cao

Để cập nhật thêm những bài viết về giao dịch ký quỹ nói riêng và thông tin tài chính - chứng khoán Việt Nam nói chung, vui lòng truy cập website hoặc tải app 24hmoney hoàn toàn miễn phí!

Tỷ lệ ký quỹ là gì?

Khái niệm: Tỷ lệ ký quỹ [RTT] là tỷ lệ giữa giá trị tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch margin. Có 2 loại tỷ lệ ký quỹ: Tỷ lệ ký quỹ ban đầu và Tỷ lệ ký quỹ duy trì. Hiện tại Tỷ lệ ký quỹ ban đầu tại Pinetree tối thiểu 50%, Tỷ lệ ký quỹ duy trì 40%.

Mức ký quỹ tối thiểu là gì?

​​​​​Mức ký quỹ là một chỉ số quản lý rủi ro giúp bạn hiểu được ảnh hưởng của các lệnh hiện đang mở đối với tài khoản của bạn. Mức ký quỹ là một phương trình toán học cho trader biết số tiền của họ có sẵn cho các giao dịch mới. Mức ký quỹ càng cao, lượng tiền mặt có sẵn để giao dịch càng cao.

Tỷ lệ ký quỹ là gì HSC?

Tỉ lệ ký quỹ [Margin ratio – MR] tỉ lệ dùng để quản lý rủi ro đối với tài khoản giao dịch ký quỹ. Tài khoản giao dịch có Tỉ lệ ký quỹ càng cao được xem càng an toàn và ngược lại.

Tỷ lệ ký quỹ bảo nhiêu thì bị call margin?

Margin call hay được gọi là lệnh gọi ký quỹ. Margin call xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư giảm xuống mức 35%. Nhà đầu tư sẽ cần bán cổ phiếu hoặc nộp tiền vào tài khoản để đáp ứng được tỷ lệ ký quỹ duy trì 40%.

Chủ Đề