Ứng dụng của quy luật cảm giác trong dạy học

MỤC LỤC Trang Mục lục Bài làm A – Mở đầu B – Nội dung I. Nhận thức cảm tính 1. Cảm giác 1.1. Khái niệm 1.2. Đặc điểm của cảm giác 1.3. Vai trò của cảm giác 1.4. Các quy luật cơ bản của cảm giác 1.4.1. Quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng của cảm giác 1.4.2. Quy luật về tính thích ửng của cảm giác 1.4.3. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác 2. Tri giác 2.1. Khái niệm 2.2. Đặc điểm của tri giác 2.3. Vai trò của tri giác 2.4. Các quy luật cơ bản của tri giác 2.4.1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác 2.4.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác 2.4.3. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác 2.4.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác 2.4.5. Quy luật về tính tổng giác của tri giác II. Ứng dụng của nhận thức cảm tính trong hoạt động học tập 1. Ứng dụng của cảm giác 1.1. Quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng của cảm giác 1.2. Quy luật về tính thích ứng của cảm giác 1.3. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các giác quan 2. Ứng dụng của tri giác 2.1. Quy luật về tính ổn định của tri giác 2.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác 2.3. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác 2.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác 2.5. Quy luật về tính tổng giác của tri giác C – Kết luận 1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 7 8 8 8 9 9 9 10 BÀI LÀM A – Mở đầu Con người chúng ta sinh ra, tồn tại và nhận thức thế giới này như một lẽ tự nhiên. Dựa vào hoạt động nhận thức, chúng ta có thể lí giải được một phần nào câu hỏi vì sao con người và xã hội càng ngày càng phát triển. Theo đó, có thể hiểu rằng quá trình nhận thức giúp chúng ta lĩnh hội và tiếp thu những tri thức cần thiết để từ đó làm mới và hoàn thiện bản thân mình, phát triển theo một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có hiểu biết về nhận thức, các giai đoạn của nhận thức cũng như vai trò, ứng dụng của nhận thức trong các lĩnh vực của đời sống. Với lý do đó, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề bài: “Trình bày hiểu biết về nhận thức cảm tính và ứng dụng của chúng trong hoạt động học tập”, để nghiên cứu và tìm hiểu. B – Nội dung I. Nhận thức cảm tính Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác. 1. Cảm giác 1.1. Khái niệm Cảm giác là quá trình nhận thức phản ảnh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. 2 Ví dụ : tay động vào một vật nhọn thấy đau, sờ vào nước đá thấy lạnh. Để một vật tròn trên tay, nhắm mắt lại cảm thấy vật đó tròn và nhẵn. Hay ta cắn quả ớt thấy cay…vv… tất cả những hiện tượng đó đều được gọi là cảm giác. 1.2. Đặc điểm của cảm giác - Cảm giác là quá trình nhận thức, nghĩa là nó nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra cảm giác là các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan và các trạng thái tâm sinh lý của bản thân ta. - Cảm giác không chỉ phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng mà còn phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể. Ví dụ: cảm giác hồi hộp… - Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp. Nghĩa là cảm giác phản ánh những sự vật, hiện tượng đang tác động vào các giác quan của ta. - Cảm giác con người mang bản chất xã hội, lịch sử. 1.3. Vai trò của cảm giác - Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong môi trường xung quanh. - Cảm giác là nguồn cung cấp những nguyên vật liệu cho chính các hình thức nhận thức cao hơn. - Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của võ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường. 1.4. Các quy luật cơ bản của cảm giác 1.4.1. Quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng của cảm giác Tính nhạy cảm của các giác quan là khả năng của các giác quan đảm nhận kích thích trực tiếp tác động đến các giác quan đó. Ngưỡng của cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác. Ngưỡng của cảm giác có hai loại là: ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt. 3 1.4.2. Quy luật về tính thích ửng của cảm giác Tính thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của giác quan cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích. Khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm, khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. Khả năng thích ứng của cảm giác có thể phát triển do hoạt động rèn luyện. 1.4.3. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác thể hiện như sau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia. Ví dụ: một số mùi thơm dễ chịu làm cho mắt ta nhìn tinh hơn, đồng thời mùi hôi hám khó chịu lại khiến cho tính nhạy cảm của cảm giác nhìn kém đi. Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp ở những cảm giác cùng loại hay khác loại. 2. Tri giác 2.1. Khái niệm Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta. 2.2. Đặc điểm của tri giác - Tri giác là quá trình nhận thức tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra tri giác chính là các sự vật, hiện tượng trong sự thật khách quan. - Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn. Nghĩa là nó đem lại cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng. - Tri giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp nghĩa là sự vật hiện tượng phải đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. - Tri giác của con người mang bản chất xã hội, lịch sử. 4 - Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính nhất là ở con người trưởng thành. 2.3. Vai trò của tri giác - Trên cơ sở phản ánh thế giới một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn cảm giác mà tri giác giúp cho con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong môi trường xung quanh. - Hình ảnh tri giác với sự tham gia của vốn kinh nghiệm sống của các chức năng tâm lý hành vi và hoạt động của con người trong thế giới, giúp cho con người phản ánh thế giới có lựa chọn và mang tính ý nghĩa. - Ở trình độ phát triển cao của tri giác có mục đích, có kế hoạch, có biện pháp và đạt tới mức phản ánh đối tượng tốt nhất thì tri giác trở thành hoạt động quan sát của con người. 2.4. Các quy luật cơ bản của tri giác 2.4.1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác Mỗi hành động tri giác [nghe, nhìn,…] có một đối tượng cụ thể [nghe âm thanh, nhìn sự vật] tồn tại khách quan được ta phản ánh. Đó là tính đối tượng của tri giác. 2.4.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác Các sự vật, hiện tượng tác động vào con người đa dạng tới mức con người không thể tri giác và phản ứng với tất cả những kích thích đó một cách đồng thời. Chúng ta chỉ tách ra một cách rõ ràng từ trong vô số những tác động đó và tri giác một vài tác động mà thôi. Đặc điểm này nói lên tính lực chọn của tri giác. 2.4.3. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác Mặc dù tri giác nảy sinh do sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng vào các giác quan nhưng những hình ảnh tri giác luôn luôn có một ý nghĩa xác định. 5 Tri giác ở con người được gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật. Tri giác sự vật một cách có ý nghĩa – điều đó có nghĩa là gọi tên được tên sự vật đó và xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm, một lớp các sự vật xác định, khái quát nó trong một từ xác định. 2.4.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. 2.4.5. Quy luật về tính tổng giác của tri giác Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. II. Ứng dụng của nhận thức cảm tính trong hoạt động học tập 1. Ứng dụng của cảm giác 1.1. Quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng của cảm giác Trong quá trình học tập, vị trí và tư thế ngồi học là rất quan trọng, cụ thể là trong khi ngồi học ta phải chọn một tư thế ngồi học làm sao mà khoảng cách từ mắt đến quyển sách là hợp lí nhất, từ đó ta có thể đọc sách một cách rõ nhất. Theo như quy luật về ngưỡng của cảm giác thì : Giới hạn giữa ngưỡng phía dưới và phía trên người ta gọi là vùng cảm giác, và trong vùng cảm giác được có một vùng phản ánh tốt nhất. Nếu theo như ví dụ trên thì khi chúng ta nhìn quyển sách quá gần hay quá xa thì cũng sẽ không thấy gì vì khi nhìn quá gần chúng ta đã vượt qua ngưỡng tuyệt đối phía trên và khi ta nhìn quá xa thì ta đã vượt quá ngưỡng tuyệt đối phía dưới và kết quả là ta không thể đọc được chữ trên quyển sách, nhưng trong khoảng cách từ nhìn quá gần đến nhìn quá xa quyển sách lại có một địa điểm mà ta nhìn thấy rất rõ, vì vậy tùy từng người mà địa điểm đó được đặt ở các vị trí khác nhau thì mới có thể nhìn rõ. 6 Kết luận: Trong khi đọc sách không nên nhìn quá gần hoặc quá xa quyển sách mà hãy chọn một vị trí thích hợp giữa hai ngưỡng của cảm giác khi đó ta sẽ đọc sách một cách dễ dàng hơn, hiện nay khoảng cách từ sách đến mắt của một người bình thường là từ 30 – 35 cm. 1.2. Quy luật về tính thích ứng của cảm giác Trong quá trình học tiếng Anh, kĩ năng nghe là một phần rất khó. Lúc đầu nghe tiếng Anh thì ta không hiểu được gì, để có thể nghe tiếng Anh tốt thì phải thường xuyên nghe nhiều tiếng Anh [trên tivi, trên đài, các trung tâm tiếng Anh….], lúc đầu nghe sẽ rất khó nhưng nếu quá trình luyện tập nghe được thường xuyên tiếp cận với ngôn ngữ đó dần dần ta sẽ nghe tốt hơn. Không chỉ luyện nghe trên tivi, trên đài mà có thể tiếp xúc với người bản địa để quen với cách phát âm của họ, từ đó ta có thể nghe chuẩn các từ. Theo quy luật về tính thích ứng của cảm giác thì cảm giác là khả năng thay đổi nhạy cảm của các giác quan cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích. Khả năng thích ứng của cảm giác có thể được phát triển do khả năng rèn luyện. Như vậy, sau một thời gian chăm chỉ rèn luyện nghe các chương trình về tiếng Anh, trình độ nghe tiếng Anh sẽ được nâng lên và từ đó tạo thành thói quen giúp ta thành thạo trong việc nghe và hiểu loại ngôn ngữ này. Ngoài việc luyện nghe tiếng Anh trong học tập còn rất nhiều quá trình phải do rèn luyện mói có thể tốt được như : luyện viết chữ đẹp, luyện vẽ, luyện nói trước đám đông. 1.3. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các giác quan Vào mùa hè ta nên chọn vị trí học bên cửa sổ nơi nhìn được ra cây cối, bởi vì lúc đấy trời rất nóng và rất khó để tập trung, để khắc phục được tình trạng trên cứ mỗi lần mất tập trung như vậy ta nhìn ra cây cối, màu xanh của lá sẽ làm cho ta cảm giác dịu mát, cảm thấy tâm trạng tốt hơn để tập trung vào việc học hơn. Từ đó việc học sẽ hiệu quả hơn. 7 Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác thể hiện: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia. Và trong ví dụ trên thì sự kích thích của màu xanh của cây cối sẽ làm tăng sự tập trung hơn. Theo quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các giác quan: một cảm giác này có thể ảnh hưởng đến một cảm giác khác. Trong trường hợp trên thị giác đã có ảnh hưởng đến xúc giác, cụ thể là màu xanh của lá tác động trực tiếp vào thị giác của ta tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ nên màu xanh đó đã ảnh hưởng đến xúc giác để ta tập trung hơn trong quá trình học tập. 2. Ứng dụng của tri giác 2.1. Quy luật về tính ổn định của tri giác Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng là cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài. Khi được giao làm một bài tập nào đó, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ đề bài và đối tượng mà chúng ta cần tìm hiểu, không nên chỉ nhìn qua đề rồi làm luôn trong khi chưa hiểu rõ bản chất vấn đề, chưa hiểu kỹ. Việc chủ quan, bất cẩn, cho là mình đã hiểu đươc luôn khi mới nhìn qua vấn đề sẽ khiến chúng ta mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong quá trình làm bài. 2.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác Khi tri giác, con người chỉ phản ánh một vài sự vật hiện tượng trong vô số các sự vật hiện tượng cùng một lúc tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác tương ứng của con người. Đó là tính lựa chọn của tri giác. Sự lựa chọn trong tri giác không mang tính chất cố định, vai trò của đôí tượng và bối cảnh có thể hoán đổi cho nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu, động cơ, mục đích của cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác. 8 Ví dụ: trong sách có nhiều chữ in nghiêng, tô đậm để nhấn mạnh hay trong bài kiểm tra giáo viên dung mực đỏ đánh dấu chỗ sai của học sinh để nhấn mạnh với học sinh. Như vậy, việc trang trí bố cục, hình thức cuả sách cũng có tác dụng quan trọng trong việc học tập. Trong quá trình giảng dạy, thầy cô giáo có thể kết hợp bài giảng với những hình ảnh trực quan sinh động, yêu cầu học sinh chú ý vào những phần quan trọng giúp học sinh tiếp thu bài dễ hơn. 2.3. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác Những hình ảnh của tri giác mà con người thu được luôn luôn có một ý nghĩa xác định. Khi tri giác một sự vật hiện tượng nào đó ta gọi tên, và xếp sự vật hiện tượng đó vào một nhóm, một lớp các sự vật hiện tượng nhất định. Ngay cả tri giác sự vật không quen thuộc, chúng ta cũng cố thu nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những đối tượng mà mình đã biết, xếp nó vào một nhóm phạm trù nào đó. Ví dụ: Cô giáo giao cho 1 nhóm học sinh nhiệm vụ làm một bức báo tường nhân ngày 26/3. Để làm được việc này thì học sinh phải tìm hiểu được ngày 26/3 là ngày gì, có ý nghĩa như thế nào, các hoạt động gì thường được tổ chức trong ngày 26/3. Từ đó, mới làm được một bức báo tường phù hợp với chủ đề yêu cầu. 2.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có. Khi đã giải một dạng toàn nhiều lần ta có thể nhớ được những đặc điểm cũng như cách giải của dạng toán đó. Gặp một bài toán khác, mặc dù nó có thể bị thay đổi 1 số yếu tố, nhưng nhờ có kinh nghiệm giải, chũng ta vẫn có thể nhận dạng được bài toán đó thuộc dạng toán nào và cách giải ra sao. Như vậy, nhờ có kinh nghiệm, chúng ta vẫn nhận dạng được bài toán của mình. 2.5. Quy luật về tính tổng giác của tri giác 9 Ngoài bản thân những kích thích gây ra nó, tri giác của con người còn bị quy định bởi một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác. Chẳng hạn, trong hoạt động làm việc nhóm, nhóm trưởng có thể quan tâm chú ý tới trạng thái tâm trạng của các thành viên trong nhóm, có những hoạt động khuấy động không khí làm việc, gây hứng thú cho nhóm thì hoạt động làm việc nhóm sẽ có hiệu quả tốt hơn. C – Kết luận Hoạt động nhận thức của con người luôn đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Bằng phương thức phản ánh gián tiếp với nội dung về các thuộc tính bản chất, những mối lien hệ khách quan của sự vật hiện tượng, quá trình nhận thức luôn đem lại cho con người những hình ảnh mang tính khái quát và trừu tượng nhất về thế giới xung quanh.Với vai trò là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, nhận thức cảm tính chính là bước khởi đầu quan trọng trong việc giúp con người nhận thức thế giới khách quan. 10 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG, Nbx Công an nhân dân, năm 2007. 2. Daitudien.com, NHẬN THỨC CẢM TÍNH. 11

Video liên quan

Chủ Đề