Ưu điểm của phương pháp Bàn tay nặn bột

-->

CHUYÊN ĐỀ “DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4”MỤC LỤCSTT Nội dung Trang1 Lời mở đầu 22 Phần I: Những ưu và khuyết điểm trong quá trình thực hiện dạy họcphương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học lớp 4.33 Phần II: Mục tiêu, nội dung chương trình và các phương pháp dạyhọc môn Khoa học lớp 444 Phần III: Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột trong môn Khoahọc lớp 4.65 Phần IV: Tiến trình đề xuất dạy bài Ánh sáng 116 Phần V: Kết luận 131LỜI MỞ ĐẦUCùng với môn Tiếng Việt và Toán, môn Khoa học là một trong những môn có tầmquan trọng nhất của chương trình Tiểu học. Như chúng ta đã biết môn Khoa học lớp 4nói riêng và môn Khoa học trong chương trình Tiểu học nói chung tích hợp các nội dungcủa khoa học tự nhiên với khoa học về sức khoẻ trong các chủ đề: Con người và sứckhoẻ; Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật; Môi trường và tài nguyên; Bướcđầu hình thành và phát triển những kĩ năng như tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứngxử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn; …Các phương pháp dạy học thường xuyên sử dụng ở môn học này là: Phương phápquan sát, phương pháp thí nghiệm, phương pháp thực hành, đóng vai và truyền đạt. Cáchình thức tổ chức dạy học chủ yếu là dạy học theo nhóm, cá nhân, trò chơi học tập Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] đưa ra thí điểm phươngpháp “Bàn tay nặn bột” vào áp dụng ở bậc Tiểu học. Đây là phương pháp dạy hình thànhkiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, thông qua cách học sinh chia nhóm để tựlàm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộcsống. Giáo viên chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn. Với sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạongành và chuyên môn trường, tập thể giáo viên tổ 4 đã tích cực nghiên cứu soạn giảng,đổi mới phương pháp dạy học. Bước đầu sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trongmôn Khoa học phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh, nhằm mục đích nâng caochất lượng toàn diện vững chắc. Qua giảng dạy, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm có tính chất trọng tâm, thiếtthực, thật sự có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, cần được đúc kết kinhnghiệm học tập. Bên cạnh những kết quả đạt được, không sao tránh khỏi những tồn tại,thiếu sót cần được chấn chỉnh khắc phục, bổ sung cho hoàn thiện hơn. Tập thể giáo viêntổ 4 xin đưa ra tham luận chuyên đề “Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột trong mônKhoa học lớp 4 ”. Để phát huy mặt ưu điểm của phương pháp này, chúng tôi tập hợpmột số nội dung chính, cơ bản, tiêu biểu đưa ra hội thảo để trao đổi nhằm góp phần thiết2thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thiện và phát triển tư duy,năng lực cho học sinh.Chúng tôi rất mong và đón nhận ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô giáotrong hội đồng nhằm sửa đổi, bổ sung cho dự thảo chuyên đề được hoàn chỉnh, thiết thựchơn.PHẦN INHỮNG ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DẠYHỌC PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4.Qua quá trình tập huấn phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột, dưới sự chỉ đạo củangành và chuyên môn trường, đội ngũ giáo viên trong tổ đã nổ lực tìm hiểu tài liệu,những hiểu biết qua tập huấn, vận dụng phương pháp này nhằm từng bước đổi mớiphương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục. Trong thực tế giảng dạy của GV vàhọc tập của HS, chúng tôi rút ra một số ưu điểm và tồn tại sau:1. Ưu điểm: a. Đối với GV:- Có sự chỉ đạo tập huấn của chuyên môn trường.- Đội ngũ giáo viên trong tổ hiện nay đều chuẩn về trình độ và vững vàng vềchuyên môn, sẵn sàng cho ứng dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy.3- Sử dụng tốt trang thiết bị dạy học vào các tiết học.b. Đối với HS: - Phương pháp này, HS được tham gia các thí nghiệm, rồi tự đưa ra đánh giá, thảoluận so sánh kết quả với các bạn trong nhóm để đi đến kết luận kiến thức. Hầu hết HSđều cảm thấy hứng thú, chủ động trong suốt quá trình thời gian của tiết học, nắm vữngkiến thức, hiểu bài sâu hơn.- Rèn luyện được ở các em kĩ năng giao tiếp, diễn đạt nói và viết, kĩ năng làm việctheo nhóm.- Phát huy được tính tư duy, say mê sáng tạo, giải quyết vấn đề.2. Khuyết điểm:a. Đối với GV: - Đây là một phương pháp mới, hoạt động chưa đồng bộ, nên GV chưa hiểu đúngbản chất của phương pháp BTNB.- GV chưa được thực hành, áp dụng nhiều với phương pháp BTNB nên gặp nhiềukhó khăn trong quá trình áp dụng. - Tài liệu hướng dẫn, tham khảo, tài liệu hỗ trợ bước đầu còn hạn chế.- Việc chuẩn bị bài dạy bằng phương pháp này tốn rất nhiều thời gian: nghiên cứubài dạy, soạn bài theo phương pháp mới, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị đồ dùngcho học sinh. GV chưa có thời gian chuẩn bị chu đáo.- SGK chưa phù hợp với cách dạy học theo phương pháp BTNB, chưa kích thíchsự suy nghĩ sáng tạo của học sinh.- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được cho việc dạy học theo phươngpháp này. Bàn ghế không phù hợp với cách dạy học theo nhóm, chưa có phòng thínghiệm, chưa có đầy đủ thiết bị dạy học.- Một số lớp có số HS quá đông [34 em] nên việc tổ chức học nhóm khó, HS cácnhóm không thể quan sát và trao đổi với nhau, khó tổ chức các hoạt động dạy học.b. Đối với HS: - Các em chưa quen với phương pháp này thường hay lúng túng, rụt rè trong quátrình học.- HS chưa có vở thực hành, thí nghiệm trong quá trình học.4- HS chưa biết cách đặt câu hỏi sát với nội dung bài.PHẦN IIMỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌC MÔN KHOA HOC LƠP 4A – Mục tiêu chương trình môn Khoa học Sau khi học xong môn Khoa học ở tiểu học, học sinh cần đạt được: Một số kiến thứccơ bản, ban đầu và thiết thực. Một số kĩ năng ban đầu. Một số thái độ và hành vi. 1. Một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực- Sự trao đổi chất, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh. - Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.2. Một số kĩ năng ban đầu- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống.- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành.- Nêu thắc mắc, biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết.- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng.3. Một số thái độ và hành vi- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn.- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.B – Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4. Bao gồm 3 chủ đề. Chủ đề: Con người và sức khỏe [Trao đổi chất ở người; Dinh dưỡng; Phòng bệnh; An toàn trong cuộc sống]5 Chủ đề: Vật chất và năng lượng [Nước; Không khí; Âm thanh; Ánh sáng; Nhiệt] Chủ đề: Thực vật và động vật [Trao đổi chất ở thực vật;Trao đổi chất ở động vật; Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.]CÁC BÀI KHOA HỌC LỚP 4 CÓ THỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAYNẶN BỘTSTT BÀI TÊN BÀI DẠY1 2+3 Trao đổi chất ở người2 20 Nước có những tính chất gì?3 21 Ba thể của nước4 22 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?5 23 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên6 27 Một số cách làm sạch nước7 30 Làm thế nào để biết có không khí?8 31 Không khí có những tính chất gì?9 32 Không khí gồm những thành phần nào?10 35 Không khí cần cho sự cháy11 36 Không khí cần cho sự sống12 37 Tại sao có gió?13 41 Âm thanh14 42 Sự lan truyền âm thanh15 45 Ánh sáng616 46 Bóng tối17 47 Ánh sáng cần cho sự sống18 50+51 Nóng lạnh và nhiệt độ19 52 Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt20 55+56 Ôn tập: Vật chất và năng lượng21 57 Thực vật cần gì để sống?22 60 Nhu cầu không khí của thực vật23 61 Trao đổi chất ở thực vật24 62 Động vật cần gì để sống25 64 Trao đổi chất ở động vậtC – Một số phương pháp và tiến trình thực hiện phương pháp Bàn tay nặn bột.1. Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột.- Phương pháp quan sát - Phương pháp thí nghiệm trực tiếp- Phương pháp làm mô hình- Phương pháp nghiên cứu tài liệu2. Tiến trình thực hiện phương pháp Bàn tay nặn bột gồm 5 bước: Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức Lưu ý: Trong mỗi tiết học GV cần tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động, tập chocác em giải quyết vấn đề đơn giản, làm việc theo cặp. Tăng cường cho HS sử dụng tranhảnh, sơ đồ, mẫu vật, đồ dùng thí nghiệm.PHẦN III PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4I. Mục tiêu của phương pháp bàn tay nặn bột.Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sởcủa sự tìm tòi -nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Thựchiện phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính HS tìm ra câu trả lời cho7các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiêncứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoahọc của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp bàn taynặn bột còn chú ý đến rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho họcsinh.Dạy Khoa học trước đây Dạy Khoa học ứng dụng bàntay nặn bộtHọc khoa học qua nhìn, xem Học khoa học thông qua ứngdụng trực tiếpDo GV thực hiện là chính Chính cá nhân học sinh tự làmII. Một số PP tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu 1. PP quan sát. * Quan sát là:- Tìm câu trả lời cho câu hỏi đặt ra- Nhận thức bằng tất cả các giác quan- Tổ chức sự nghiên cứu một cách chặt chẽ và có PP - Xác lập các mối quan hệ bằng cách so sánh với các mô hình, những hiểu biết và các đốitượng khác.8Vấn đề khoa họcHS tự đặt câu hỏi giả thiết ban đầuTiến hành thí nghiệmKiểm chứngVấn đề khoa họcĐưa ra kết luận thông qua so sánh, thảo luận, phân tích, tổng hợp* Quan sát giúp HS phát triển các khả năng:- Chặt chẽ trong nhìn nhận- Tò mò trước một sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh- Khách quan- Tinh thần phê bình - Nhận biết- So sánh- Chọn lọc những điểm chủ yếu, quan trọng và đặc trưng của sự vật hiện tượng.2. PP thí nghiệm trực tiếp: [PP TNTT] - Đây là PP được khuyến khích thực hiện trong bước tiến hành thí nghiệm tìm tòi,nghiên cứu theo PP “BTNB”. - PP TNTT được thực hiện đối với các kiến thức cần làm thí nghiệm để chứng minh.Các thí nghiệm do chính HS thực hiện. GV tuyệt đối không được thực hiện thí nghiệmbiểu diễn như đối với các PP dạy học khác.- Thí nghiệm trong PP “BTNB” được thực hiện để kiểm chứng một giả thuyết đặt ra chứkhông phải là để khẳng định lại một kiến thức. VD: để kiểm tra giả thuyết: “Có phảikhông khí cần cho sự cháy không?” HS làm thí nghiệm úp cốc thuỷ tinh lên ngọn nếnđang cháy để kiểm chứng. 3. PP làm mô hình:- PP làm mô hình thường được tiến hành theo nhóm vì HS cần thảo luận với nhau để làmmô hình hợp lí.- Mô hình đối với HS tiểu học chỉ nên thực hiện đơn giản nhằm làm rõ một kiến thứcnhất định.- Để tiết kiệm thời gian GV có thể chuẩn bị trước một mô hình đúng để trình bày cho HSso sánh trong trường hợp không có nhóm nào làm đúng. Trong trường hợp này GV cầngiấu mô hình không cho HS nhìn thấy trước khi đưa ra trưng bày.4. PP nghiên cứu tài liệu: Khi cho HS tiến hành PP này, GV giúp HS xác định được: - Động cơ đọc tài liệu: tìm hiểu tổng quát, tìm hiểu chuyên sâu, tìm một định nghĩa, …- Vấn đề nào cần quan tâm. 9- Những thắc mắc đang cần tìm câu trả lời.- Kiểu thông tin nào đang cần có.- Vị trí cần đọc, nghiên cứu trong tài liệu.III. Các nguyên tắc của bàn tay nặn bộtTiến trình bài dạy:a. Quan sát: HS quan sát sự vật hay một hiện tượng [thực tại, gần gũi, dễ cảmnhận được]Sự vật ở đây được hiểu bao gồm: cả những vật có thể sờ được bằng tay [cái lá, quảbóng,….] và tiến hành các thí nghiệm với nó và cả những sự vật không thể tiếp xúc đượcVD: bầu trời, mặt trăng, b. Học: HS lập luận, đưa ra lí lẽ, thảo luận [các ý kiến, kết quả đề xuất], xây dựng kiếnthức cho mìnhc. Các hoạt động đề ra:- Tổ chức theo các giờ học- Tạo ra tiến bộ dần dần cho HS- Gắn với chương trình- Dành phần lớn quyền tự chủ cho HSd. Thời gian cho một đề tài 2 giờ/ tuần: Một đề tài có thể giảng dạy trong nhiều tuần sẽ giúp HS có thời gian tìm hiểu, xâydựng và hình thành kiến thức, các kiến thức có sự kế thừa liên quan với nhau.e. Vở thí nghiệm: Mỗi học sinh phải có vở thí nghiệm ghi những kí hiệu riêng của mình.g. Mục đích hàng đầu: Chính là giúp HS tiếp cận dần dần các khái niệm [Khoa học, kĩ thuật, Sự vữngvàng trong diễn đạt nói và viết,…]IV. Các bước tiến trình dạy học theo PP “Bàn tay nặn bột” Các bước của tiến trình dạy học đưa ra dưới đây là các tiêu chuẩn để áp dụngphương pháp BTNB vào dạy học các môn Khoa học. Đó là một định hướng hành độngchứ không phải là định nghĩa một phương pháp khoa học hay một tiến trình cứng nhắc đitừ vấn đề đến khám phá và cuối cùng là cấu trúc kiến thức. Việc vận dụng tiến trình đótheo một phương pháp tích cực, sáng tạo và linh hoạt giữa các bước, tùy theo chủ đề10nghiên cứu là điều cực kì cần thiết. Nói cách khác, mỗi bước được xác định như là yếu tốcần thiết để đảm bảo rằng quá trình khám phá của HS được thông suốt về mặt tư duy.Bước 1:Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủđộng đưa ra như là một cách hấp dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS; nhằm lồng ghép câuhỏi nêu vấn đề. VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? GV nêu câu hỏi: Theo emkhông khí gồm những thành phần nào? - Khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh: GV hỏi: Theo em âm thanh được lan truyền nhưthế nào?- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học; cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trìnhđộ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HSnhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. GV dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng [trả lời có hoặc không]đối với câu hỏi nêu vấn đề.Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các câuhỏi hay giả thuyết của HS là bước quan trọng đặc trưng của PPBTNB. Trong bước này,GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiệntượng mới [kiến thức mới] trước khi học được kiến thức đó. Khi yêu cầu HS trình bàyquan niệm ban đầu, GV có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như cóthể là bằng lời nói [thông qua phát biểu cá nhân], bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suynghĩ.VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? HS trình bày quan điểm: [có thể có các ý kiến khác nhau] VD: Không khí gồm cóô-xi, ni-tơ; không khí gồm có bụi; không khí gồm có vi khuẩn;…Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm - Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của HS, GVgiúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt11liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học. Đây là một bước khá khó khăn vì GV cầnphải chọn lựa các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong hàng chục biểu tượng của HS mộtcách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận củaHS nhằm giúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo ý đồ dạy học Sau khi chọnlọc các biểu tượng ban đầu của HS để ghi chép [đối với mô tả bằng lời] hoặc gắn hình vẽlên bảng hoặc vẽ nhanh lên bảng [đối với hình vẽ], GV cần khéo léo gợi ý cho HS sosánh các điểm giống [đồng thuận giữa các ý kiến] hoặc khác nhau [không nhất trí giữacác ý kiến] các biểu tượng ban đầu. Từ những sự khác nhau cơ bản đó GV giúp HS đềxuất các câu hỏi. Sau khi giúp HS so sánh và gợi ý để HS phân nhóm các ý kiến ban đầu,GV hướng dẫn HS đặt các câu hỏi nghi vấn.VD: * Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? HS đặt câu hỏi: - Trong không khí có ô-xi và ni-tơ không?- Trong không khí có khí các-bô-níc không?- Trong không khí có bụi không?- Trong không khí có khí độc và vi khuẩn không?* Khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh. HS đặt câu hỏi: - Âm thanh có truyền qua được không khí không?- Âm thanh có truyền qau chất lỏng không?- Âm thanh có truyền qua được chất rắn không?- Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn?- Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu: Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thựcnghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể là:“Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên?”; “Bâygiờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra?”…Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, GV nêu nhận xét chungvà quyết định tiến hành PP thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn.12Lưu ý rằng phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu ở đây được hiểu là các phươngán để tìm ra câu trả lời. Có nhiều PP như quan sát, thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu tàiliệu, …Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu- Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu mà HS nêu ra, GV khéo léo nhậnxét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu.- Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu cầu HScho biết mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó GV phát cho HS các dụngcụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với các hoạt động.- Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong, GV nên dừng lại để HS rút ra kết luận. GV lưu ýHS ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm [mô tả bằng lời hayvẽ sơ đồ], ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào vở thựchành. GV chú ý yêu cầu HS thực hiện độc lập các thí nghiệm [theo cá nhân hoặc nhóm] đểtránh việc HS nhìn và làm theo cách của nhau, thụ động trong suy nghĩ và cũng tiện lợicho GV phát hiện các nhóm hay các cá nhân xuất sắc trong thực hiện thí nghiệm.* Lưu ý: Trong quá trình HS vẽ hình và thực hiện thí nghiệm, nếu sách giáo khoa cóhình vẽ tương ứng thì không cho HS mở sách để tránh việc các em không quan sát màchỉ sao chép lại hình vẽ trong sách ra vở thí nghiệm.VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? - Với nội dung tìm hiểu không khí có khí các-bô-níc, GV sử dụng phương pháp thínghiệm với nước vôi trong kết hợp với nghiên cứu tài liệu. Nên tổ chức HS thực hiệnvào đầu tiết học để có hiệu quả. Quan sát một lọ thuỷ tinh đựng nước vôi trong, sau thờigian 30 phút, lọ nước vôi còn trong nữa không? [HS giải thích dựa vào bài học]- Với nội dung tìm hiểu không khí có khí ô-xi duy trì sự cháy và ni – tơ không duy trì sựcháy, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu. thí nghiệm: đốt cháymột cây nến, gắn vào một đĩa thuỷ tinh rồi rót nước vào đĩa , lấy một lọ thuỷ tinh úp lêncây nến đang cháy. Yêu cầu HS quan sát: HS sẽ thấy sau khi nến tắt, nước lại dâng vàocốc. Chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vàocố chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. Vì nến bị tắt nên phần không khí còn lại không13duy trì sự cháy. Cho HS nghiên cứu tài liệu và rút ra kết luận: Không khí gồm 2 thànhphần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy… Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức Sau khi khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, các câu trả lời dần dần dượcgiải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫnchưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiếnthức của bài học. Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS chokết luận sau khi thực nghiệm. GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại các ý kiếnban đầu [bước 2]. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình thựcnghiệm tìm tòi-nghiên cứu, chính HS tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phảido GV nhận xét một cách áp đặt. Chính HS tự phát hiện những sai lệch trong nhận thứcvà tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp HS ghi nhớ mộtcách lâu hơn, khắc sâu kiến thức.V. Các kĩ thuật dạy học và rèn luyện kĩ năng cho HS trong PP “Bàn tay nặn bột”1.Tổ chức lớp học2. Giúp HS bộc lộ quan niệm ban đầu3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho HS4. Kĩ thuật tổ chức hoạt động nhóm5. Kĩ thuật đặt câu hỏi của GV6. Rèn luyện ngôn ngữ cho HS7. Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của HS: [VD nhóm nho xanh, nhóm táo đỏ, nhóm cam vàng,.]8. Hướng dẫn HS đề xuất thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời:9. Hướng dẫn HS sử dụng vở thực hành:10. Hướng dẫn HS phân tích thông tin, hiện tượng quan sát được khi nghiên cứu để đưa ra kết luận:11. So sánh, đối chiếu kết quả thu nhận được với kiến thức khoa học:12. Đánh giá HS trong dạy học:14 * Tóm lại: PP “BTNB” chú trọng việc giúp cho HS bộc lộ quan niệm ban đầu để tạora các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi và giả thuyết. Hoạt động tìmtòi-nghiên cứu trong PP BTNB rất đa dạng, trong đó các phương án thí nghiệm nếu đượctiến hành thì chủ yếu là các phương án được đề xuất bởi chính HS. Đặc biệt trong PPBTNB, HS bắt buộc phải có mỗi em một quyển vở thực hành do chính các em ghi chéptheo cách thức và ngôn ngữ của chính các em. Thông qua các hoạt động như vậy, PP BTNB nhằm đạt được mục tiêu chính là sựchiếm lĩnh dần dần của HS các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theolà sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.PHẦN IVTIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DẠY BÀI ÁNH SÁNG - KHOA HỌC LỚP 4I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:- Phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng. Biết được ánh sángtruyền qua được một số vật và không truyền qua được một số vật, ánh sáng truyền theođường thẳng, ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. - Đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu các nội dung về ánh sáng - Có ý thức chọn nơi có đủ ánh sáng để học, đọc sách…II. Đồ dùng dạy học: - Tranh 1,2 SGK phóng to - 4 tấm bìa gương, 4 tấm bìa giấy, 4 chậu nước - 4 hộp đen, 4 thẻ số, 4 miếng bìa nhỏ. - 4 đèn pin, 4 thùng caton III. Tiến trình dạy học đề xuất:[Tiến trình này đề xuất cho các hoạt động tìm hiểu về đường truyền ánh sáng, vềsự truyền ánh sáng qua các vật, tìm hiểu về vấn đề mắt nhìn thấy vật khi nào.]Khởi động1. Tình huống xuất phát:15- GV tắt hết đèn trong lớp học, đóng kín các cánh cửa và hỏi HS có thấy được các dòngchữ ghi trên bảng không?- Sau đó, GV mở các cánh cửa ra, bật hết các bóng đèn, hỏi HS có thấy các dòng chữtrên bảng không? Vì sao?2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về ánh sáng.- Cho HS ghi vào vở thí nghiệm, thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm. 3. Đề xuất các câu hỏi:- Giáo viên định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi xoay quanh nội dung vềánh sáng.- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm [nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bàihọc], ví dụ:+ Ánh sáng có thể truyền qua những vật nào và không truyền qua những vật nào?+ Ánh sáng đi như thế nào?+ Những vật như li, chén, xô, quần áo, có tự phát sáng được không? 4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất, dự đoán kết quả và tiến hành thínghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3liên quan đến các nội dung:+ Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng [Thí nghiệm chiếu đèn pin qua khe hẹp củamột tấm bìa. Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe sẽ như thế nào?]+ Tìm hiểu về sự truyền ánh sáng qua các vật [Làm thí nghiệm để tìm hiểu xem ánh sángcó thể truyền qua một tấm bìa, quyển vở, tấm thuỷ tinh,… hay không.]+ Tìm hiểu vấn đề khi nào mắt nhìn thấy được vật [HS làm thí nghiệm 3 ở SGK]5. Kết luận, kiến thức mới:- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: + Ánh sáng có thể truyền qua cửa kính, vải thưa,…và không truyền qua cửa gỗ, tấm bìa,quyển vở. + Ánh sáng truyền theo đướng thẳng.16+ Những vật như li, chén, xô, quần áo,… không tự phát sáng được.- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2để khắc sâu kiến thức.[Hoạt động Tìm hiểu vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng ở bài học này có thể giảngdạy theo các phương pháp thông thường sử dụng các tranh ảnh trong SGK]- Liên hệ giáo dục: - Dặn dò: Yêu cầu HS ghi lại những điều em biết được về ánh sáng sau bài học vào vởthí nghiệm.17PHẦN VKẾT LUẬNTrong quá trình nghiên cứu giảng dạy, tập thể GV tổ 4 đã đúc kết và rút ra nộidung và phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột để làm cơ sở tham gia đóng góp ý kiếnnhằm vận dụng vào việc soạn giảng bổ sung, hoàn thiện phương pháp dạy học này. Mặtkhác, nhằm tích cực nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục phát huy tính tích cực, độclập sáng tạo của HS trong học tập.Tuy nhiên với sự hiểu biết có hạn và sự mới mẻ của phương pháp Bàn tay nặn bộttrong việc dạy học môn Khoa học, nên nội dung đưa ra trong hội thảo lần này chắckhông tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, thiếu cụ thể. Tập thể tổ 4 rất mong sự góp ýcủa lãnh đạo nhà trường và quý thầy cô giáo để dự thảo chuyên đề được hoàn thiện hơn.Tập thể tổ 4 xin ghi nhận những đóng góp quý báu và xin chân thành cảm ơn! Mỹ Lộc, ngày 28 tháng 1 năm 2013Soạn thảo Tập thể tổ 418Ý KIẾN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG Mỹ Lộc, ngày …. tháng … năm 2013HIỆU TRƯỞNG19

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề