Vải sợi thiên nhiên gồm những loại nào năm 2024

Hiện nay, trên thị trường may đo đồng phục có rất nhiều loại vải sợi đa dạng với ưu điểm và giá thành đa dạng giúp quý khách có nhiều sự lựa chọn. Để giúp quý khách có cái nhìn tổng thể hơn về các loại vải sợi được sử dụng phổ biến nhất năm 2023 để may các loại trang phục thời trang, quần áo đồng phục tại Việt Nam. Đồng Phục Kim Vàng xin giới thiệu tới quý khách cách phân biệt các loại vải sợi phổ biến nhất hiện nay.

1. Các loại vải sợi phổ biến nhất năm 2023

Mặc dù hiện nay có rất nhiều loại vải sợi được sản xuất và sử dụng trên thị trường nhưng để phân biệt sợi vải được chia thành 3 nhóm chính theo nguồn gốc của sợi vải. 3 nhóm vải sợi bao gồm: vải sợi thiên nhiên, vải sợi tổng hợp và vải sợi pha, vải sợi pha là sự kết hợp giữa sợi thiên nhiên và sợi tổng hợp. Mỗi loại vải sẽ có những tính chất, đặc điểm riêng và không dễ dàng nhận biết.

Vải sợi phổ biến năm 2023

Dựa theo mục đích, nhu cầu sử dụng mà lựa chọn loại vải sợi sao cho phù hợp. Cụ thể hơn là may kiểu dáng trang phục khác nhau, thời gian sử dụng trong năm mà chọn lựa loại vải đáp ứng đủ các tiêu chí mà quý khách hàng đặt ra. Vào mùa hè thì nên chọn những loại vải có sự thoáng mát, một số loại vải sợi tự nhiên là tơ tằm, cotton. Những trang phục sử dụng để hoạt động mạnh, liên tục như áo thun thể thao thì nên chọn loại vải tổng hợp - sợi nhân tạo để đảm bảo độ bền cao phù hợp với quá trình hoạt động mạnh.

1.1 Các loại vải sợi thiên nhiên

Các loại vải sợi thiên nhiên được dệt từ những sợi vải có sẵn trong môi trường tự nhiên, chủ yếu là những loại cây do con người trồng, chăm sóc để khai thác sợi dệt vải. Vải sợi đã xuất hiện từ thời cổ đại và được sử dụng xuyên suốt hàng ngàn năm qua, trước cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra, loài người sử dụng loại vải tự nhiên để làm trang phục mặc hàng ngày. Các loại cây lấy vải sợi là cây lanh, cây bông gai, cây đay,...Từ đây, có thể thu hoạch được các loại sợi lanh, sợi gai, sợi đây nhằm dệt nên những loại vải sợi theo phương pháp thủ công hoặc công nghiệp.

Dệt lựa tơ tằm

Ngoài sợi vải được lấy từ thực vật thì còn có nhiều loại vải sợi từ động vật như: vải lụa tơ tằm thu được từ những con tằm nuôi để lấy tơ hay những sợi len thu được từ lông thú như lông cừu, thò và lạc đà. Ở Việt Nam vải sợi thiên nhiên được sử dụng phổ biến trên thế giới là vải dệt từ sợi bông, vải len, lụa tơ tằm. Đặc biệt, các loại vải được làm từ tơ tằm tự nhiên là loại vải quý, cao cấp nhất được thế giới ưa chuộng và giá thành cũng rất cao.

Xem Ngay: Vải Sợi Tổng Hợp Là Gì ? Đặc Điểm Của Loại Sợi Nhân Tạo Khi May Đồng Phục

Vải Cotton

Vải cotton được làm từ sợi bông tự nhiên từ cây bông vải, một loại cây đã được loài người sử dụng từ thời cổ đại.

- Ưu điểm: Khả năng hút ẩm cao, thấm hút ẩm - mồ hôi tốt. Sợi bông có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh chóng, theo khoa học loại sợi này có khả năng thám hút nước lên đến 65%. Do đó, các loại trang phục được may bằng sợi bộng nên khi mặc mang lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu phù hợp với thời tiết, khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam. Sợi bông thân thiện với da người kể cả da nhạy cảm thì sợi bông cũng không gây dị ứng, ngứa. Vì thế sợi bông trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành may mặc hiện nay.

- Nhược điểm: lại vải sợi bông dễ bị rút, co lại, nhàu nên phải ủi nhiều lần trước khí sử dụng và sau khi ủi sẽ khó giữ nếp, bám bụi bẩn. Hơn nữa, độ bền vải cotton không quá cao, dễ bị kéo dãn, chảy sệ,...

Vải Cotton

- Cách phân biệt: Kéo đứt sợi vải nếu dai và chỗ đứt không bị xù lông, khi vò nhẹ vải để lại nhiều nếp nhăn. Đồng thời, khi đôi vải cháy nhanh, có mùi giống giấy cháy. Khi đổ nước lên vải, nước sẽ bị hút nhanh chóng, loang rộng trên bề mặt vải.

- Phù hợp may trang phục: Thích hợp để may trang phục mùa hè, một số loại quần áo như: áo thun công sở, áo thun cao cấp, phù hợp để may quần áo cho mọi độ tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Ngoài ra, còn được sử dụng để may đồng phục như đồng phục bảo hộ lao động, áo thun đồng phục,...

- Lưu Ý: nên bảo quản ở nơi khô ráo tránh bị ẩm mốc.

Đặt May: 600+ Mẫu Đồng Phục Áo Thun Giá Rẻ Chất Lượng Cao

Vải Lụa Tự Nhiên

Vải lụa tự nhiên được dệt từ tơ tằm tự nhiên. Hiện nay, có 4 loại tơ tằm tự nhiên như: tơ tằm dâu chiếm 95% sản lượng trên thế giới. Sợi tơ tằm được xem là "The Queen" được sử dụng trong ngành dệt may. Mặc dù, sợi tơ sản xuất thấp hơn so với các loại sợi khác như: sợi bông, sợi gai, sợi đay. Vải lụa là một trong những loại vải mịn nhất thế gưới được làm bằng sợi tơ tằm cao cấp.

- Ưu điểm: chất vải mềm mịn, có độ bóng mượt, nhẹ và chất vải sáng. Ngoài ra, hút ẩm nhanh chóng mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoáng mát cho người mặc. Là loại vải có khả năng giữ nhiệt tốt nên phù hợp để may trang phục vào mùa đồng.

- Nhược điểm: Là loại vải chịu nhiệt kém, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm cho sợi tơ lụa bị giòn, dễ mục và úa vàng. Đồng thời, vải sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ bị co rút và nhăn nhúm.

Vải lụa tơ tằm cao cấp

- Cách phân biệt: Cảm nhận bằng tay, khi sờ vào sẽ có cảm giác mát, bề mặt vải mềm mịn, mượt tay, có độ óng ánh tự nhiên. Khi đối vải lụa cháy chậm và có mùi khét như mùi tóc cháy.

- Ứng dụng trong ngành may: Vải lụa được sử dụng phô biến để may áo dàu, các loại vát dã hội, lễ phù và được sử dụng để may các sản phẩm thời trang cao cấp. Trang phục được may từ vải lụa phù hợp cho cả hai dạng thời tiết nóng và lạnh

- Cách bảo quản: Khi ủi nhiệt độ thích hợp từ 140 - 150 độ C. Không nên ngâm vải quá lâu trong xà phòng giặt đồ. Không nên phơi quần áo ở nhiệt độ hay ánh nắng quá cao sẽ làm cho sợi tơ lụa bị giòn và nhanh úa vàng. Nên phơi ở nơi râm mát và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào vải.

Đọc Thêm: Vải Áo Thun Thái? Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Loại Vải Này Là Gì?

Vải Len

Vải len được dệt từ lông cừu hoặc một số loài động vật khác. Sử dụng các dụng cụ quay sợi lông cừu lại với nhau hoặc bện thủ công tạo thành một liên kết sợi chắc chắn.

- Ưu điểm: vải len có khả năng giữ nhiệt tốt nên thường sử dụng để may đồ giữ nhiệt. Chất vải nhẹ, mịn và có độ bền cao. Đồng thời, loại vải ít bị nhăn, độ đàn hồi, co giãn cao.

- Nhược điểm: Độ bền của vải kém nên dễ bị nấm mốc, vị khuẩn phá hủy.

Len cao cấp

- Cách phân biệt: Khi sở vào bề mặt vải sẽ có cảm giác khô ráp, mặt vải có lông xù cứng, khí kéo sợi vải len có độ kéo dãn lớn. Khi đốt vải cháy yếu, có mùi khét như tóc cháy, tro tàn đen.

- Ứng dụng: Dùng để may quần áo mặc hàng ngày, áo giữ nhiệt, áo khoác đồng phục, áo dạ, măng tô.

1.2 Vải sợi hóa học

Là những loại vải được dệt bằng sợi hóa học. Vải sợi hóa học có ưu điểm là bề mặt không có tạp chất, tránh được tình trạng nấm mốc phá hủy làm giảm đi chất lượng của loại vải. Chia sợi hóa học thành 2 loại sợi nhân tạo: sợi được làm từ các loại tre, gỗ, nữa và sợi tổng hợp là than đá và dầu mỏ.

Vải nhân tạo

- Sợi nhân tạo: Nguyên liệu chính là các loại tre, nứa, gỗ. Vì trong những nguyên liệu này có thành phần Cellulose cao. Để tạo ra sợi hóa học cao cấp, các nguyên liệu sẽ được hòa tan với các chất hóa học khác như: Axit sulfurique, Carbone disulfure, soude, muối sulfate để làm thành sợi có thể dệt vải. Hai loại vải nhân tạo phổ biến là vải sợi nhân tạo Cellulose là vải sợi Viscose và sợi Acetate.

- Sợi tổng hợp: nguyên liệu đầu tiên được sử dụng là than đá, khí đốt và dầu mỏ. Trải qua quá trình sản xuất phức tạp đã tạo ra nguyên liệu để làm ra sợi tổng hợp. Có 5 loại sợi tổng hợp chính là sợi PA, sợi PE, Sợi PAC, Sợi PVA, Sợi PU.

Vải sợi nhân tạo Viscose – Rayon

Vải sợi nhân tạo Viscose - Rayon giống như Cotton. Tuy nhiên, có sự khác biệt ở cấu trúc tinh thể trong Viscose nhỏ hơn cotton 4 đến 5 lần. Sợi tơ Viscose bóng hơn sợi cotton, thân hình trụ tròn hơn Cotton.

Vải Rayon

– Ưu điểm: Bề mặt vải bóng, mượt, mềm mại, cùng khả năng hút ẩm tốt.

– Nhược điểm: Dễ bị co lại và nhàu.

– Cách nhận biết: Khi sờ vào bề mặt vải thường có cảm giác mềm mại, tro tàn ít.

Vải sợi Acetate [CA]

Hầu hết các loại vải nhân tạo đều được làm từ các loại tre, nứa. Có hàm lượng Cellulose cao.

Vải sợi

– Ưu điểm: Bề mặt vải mịn màng giống với vải lụa thiên nhiên. Chất liệu vải ít nhăn, dễ bảo quản và làm sạch, ít bị thấm nước.

– Nhược điểm: Chất vải có độ bền kém và ít bị tổn thương bởi các loại Acid.

Vải dệt từ sợi tổng hợp polyester [PE]

Vải có độ bền cao, không dễ bị nấm mốc phá hủy. Bền bỉ với nhiệt độ cao, không bị co hay chảy xệ. Từ đó, quần áo được giữ nếp lâu, Form áo không bị ảnh hưởng sau một thời gian sử dụng. Dễ dàng nhuộm màu cho những trang phục được may.

– Nhược điểm: Khả năng hút ẩm kém, khi mặc có giác nóng bức.

– Ứng dụng: Vải PE có thể may nhiều loại trang phục cho cả nam, nữ cùng độ bền đẹp.

Vải PE - Polyeste

Tuy nhiên, loại vải này có khả năng hút ẩm kém, không tạo được được cảm giác mát mẻ nên thường được pha lẫn với cotton để may đồng phục. Loại vải này là loại vải hoàn hảo nhất với khả năng chống nước, chống bụi, chống cháy. Vì thê, vải PE được sử dụng phổ biến để sản xuất các đồ dùng như: gối, chăn, áo thun đồng phục chất lượng.

Xem Ngay: Top 10 Loại Vải May Áo Thun Cao Cấp Nhất Năm 2022

1.3 Vải sợi pha

Với hai loại vải được Kim Vàng Uniform giới thiệu ở trên là vải sợi tự nhiên và vải sợi tổng hợp thì mỗi loại vải đều ưu và nhược điểm riêng. Có thể nói, ưu điểm chung là mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc, nhược điểm là độ bền không cao, dễ chảy xệ và giá thành thường cao.

Vải sợi pha

Chính vì lý do đó thực tế đó, khi sử dụng trọng lĩnh vực may mặc vải tự nhiên sẽ được pha trộn với sợi tổng hợp. Nhằm tạo ra một loại vải mang tính ưu việt của các sợi pha thành phẩm.

2. Tổng kết

Trên đây là thông tin về những sợi vải cao cấp, phổ biến nhất năm 2023 được Kim Vàng Uniform giới thiệu tới quý khách. Mong rằng qua bài viết này, quý khách có thể hiểu hơn về những loại vải khi đặt may đồng phục cho công ty của mình. Khi có thắc mắc hãy liên hệ với Kim Vàng thông qua số Hotline: 0283 948 2599 nhân viên chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách lựa chọn loại vải phù hợp nhất với thương hiệu doanh nghiệp.

Chủ Đề