Vai trò của chuyên gia công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin và hiện đại hoá ngành Tài nguyên và Môi trường 

Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tiềm lực kinh tế ngày được nâng cao, đất nước đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tuy nhiên về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, những yếu kém, hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân chủ yếu là chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của công nghệ thông tin [CNTT] trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

CNTT vừa có vai trò là hạ tầng mềm cho sự phát triển vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành và các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ có CNTT mà hàng loạt các ngành khoa học, công nghiệp và dịch vụ mới ra đời, cho phép giải quyết các bài toán phát triển, khắc phục được những khó khăn, ách tắc trong quản lý, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, lĩnh vực. Hạ tầng CNTT vừa là hạ tầng kinh tế, vừa là hạ tầng xã hội, là hạ tầng của hạ tầng. CNTT không chỉ có vai trò quan trọng hàng đầu trong khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội mà còn góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, minh bạch hóa thông tin, thực hiện công bằng xã hội.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, giải pháp để phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, phát triển các doanh nghiệp, phục vụ nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy CNTT nước ta đã có bước phát triển ấn tượng với nhiều thành tựu trong ngành công nghiệp phần mềm, viễn thông và ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động quản lý. Tuy nhiên nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT hiện nay gặp nhiều khó khăn, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp chưa khai thác hết sức mạnh, khả năng của CNTT trong giải quyết các vấn đề của quản lý và phát triển, chưa thực sự chú trọng phát triển CNTT, chậm triển khai xây dựng hạ tầng CNTT đồng bộ... Nhằm khắc phục một trong những hạn chế, tắc nghẽn của tăng trưởng đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba mũi đột phá quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Hội nghị Trung ương lần thứ tư [Khóa XI] đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 về " Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020". Trong đó CNTT và truyền thông được coi là một bộ phận của hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia; coi thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành, từng lĩnh vực. Để triển khai thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, trong đó quy định những nội dung quan trọng về nhiệm vụ của các cấp, các ngành phải thực hiện về định hướng phát triển hạ tầng thông tin và ứng dụng CNTT, đồng thời xác định trách nhiệm của các Bộ, ngành, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong xây dựng hạ tầng CNTT.

Việc triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13 của Trung ương và Chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng hạ tầng CNTT, sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giải quyết những khó khăn, trở ngại trong hoạt động và phát triển ngành tài nguyên và môi trường, từng bước hiện đại hóa ngành. Những nhiệm vụ chủ yếu toàn ngành cần tập trung thực hiện trong giai đoạn tới:

Thứ nhất, đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm hệ thống mạng thông tin tài nguyên môi trường đồng bộ, hiện đại được kết nối từ Bộ đến các đơn vị trong toàn ngành; giải quyết tốt nhiệm vụ lưu trữ, xử lý, truyền tải thông tin; xây dựng trung tâm dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường hiện đại, nhằm tích hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu của 7 lĩnh vực chuyên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý gồm: Đất đai, nước, địa chất khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp, công dân; xây dựng hệ thống, giám sát an ninh, an toàn, bảo mật và khắc phục sự cố; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường, trong đó ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; đảm bảo tính đồng bộ và cập nhật kịp thời dữ liệu giữa các cấp quản lý trong ngành; xây dựng trung tâm tính toán hiệu năng cao có khả năng xử lý các bài toán đòi hỏi tốc độ tính toán cao để xử lý khối lượng dữ liệu lớn; đầu tư thiết bị, công nghệ phục vụ công việc điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc bằng công nghệ số, bảo đảm tự động hoá hầu hết việc thu nhận, truyền tải dữ liệu tài nguyên và môi trường.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành bao gồm: Ứng dụng có hiệu quả các phần mềm chuyên ngành, ưu tiên xây dựng các ứng dụng mã nguồn mở; các tác nghiệp trong quản lý hành chính thực hiện trên môi trường mạng; đẩy mạnh các hình thức giao dịch điện tử; sử dụng văn bản, chữ ký điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho nền hành chính hiện đại phục vụ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành chính cung ứng; nâng cao năng lực giải quyết thủ tục hành chính [hiện tại toàn ngành đang quản lý 257 thủ tục hành chính] thông qua dịch vụ công trực tuyến; cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm ngành tài nguyên và môi trường cho mọi đối tượng qua các hệ thống thông tin trực tuyến.

Thứ ba, Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, để triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường; phổ cập kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành; đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường.

Thứ tư, để tạo điều kiện thực hiện được các mục tiêu nêu trên, cần xây dựng cơ chế, chính sách toàn diện về phát triển hạ tầng CNTT bao gồm: Phân cấp quản lý thông tin, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT, huy động các nguồn tài chính đầu tư từ các thành phần kinh tế...

Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Bộ, toàn ngành tài nguyên và môi trường ra sức phấn đấu, kiên trì thực hiện một cách đồng bộ trong triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngành, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành mục tiêu xây dựng hiện đại hóa ngành tài nguyên và môi trường với hạ tầng CNTT đồng bộ, hoàn chỉnh.

Tác giả bài viết: TTTT [theo ciren.vn]

Học ngành gì bây giờ? luôn là câu hỏi thường trực của tôi trong những ngày tháng cuối cùng của thời áo trắng. Đúng là ngày đó, học sinh đều khá bị động trong vấn đề định hướng nghề nghiệp thế này, nhiều người vẫn chưa định hình ra được mình sẽ thi trường nào, sẽ học ngành gì, sau này ra trường sẽ làm nghề gì. Ngày ấy Công nghệ thông tin [CNTT] mới đang nhen nhóm, cái sở thích ôm máy tính cùng với suy nghĩ “làm giàu” từ chính sở thích của mình đã đưa tôi đến với lựa chọn ngành CNTT. Lúc đó trong suy nghĩ, tôi chỉ hình dung ra rằng CNTT đơn giản là mình sẽ trở thành một lập trình viên chứ không nghĩ được nhiều hơn. Chỉ đến khi gia nhập vào “làng CNTT”, tôi mới thấy hết được sự rộng lớn trong lĩnh vực này.

CNTT- Cánh cửa mở ra thế giới rộng lớn

[Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn]

 I. Tìm hiểu về khái niệm CNTT:

Ngành CNTT là lĩnh vực mà nhiều bạn trẻ yêu thích tuy nhiên khái niệm ngành này ra sao, xu hướng trong tương lai sẽ như thế nào thì không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ. CNTT hiểu theo nghĩa rộng và tổng quát nhất là việc sử dụng các công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin.

Có nhiều cách phân loại các chuyên ngành học CNTT nhưng theo chuẩn ACM của Mỹ thì CNTT được chia làm 5 chuyên ngành là:

  • Khoa học máy tính [Computer Science]: thiên về các lý thuyết cơ bản của ngành CNTT như lý thuyết tính toán, khoa học vật liệu, lý thuyết xử lý hình ảnh, âm thanh, lý thuyết khai thác cơ sở dữ liệu, …
  • Kỹ nghệ máy tính [Computer Technology]: thiên về đào tạo lý thuyết và ứng dụng liên quan đến thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính.
  • Kỹ nghệ phần mềm [Software Technology]: lý thuyết và ứng dụng các công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình, công cụ, ngôn ngữ lập trình.
  • Hệ thống thông tin [Information System]: lý thuyết và ứng dụng CNTT trong việc quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tổ chức
  • Ứng dụng CNTT [Information Technology]: ứng dụng và triển khai CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống.

Mỗi ngành chính lại có thể chia ra một số hướng hẹp hơn như trong Kỹ nghệ phần mềm có thể có hướng chuyên sâu về phần mềm nhúng, về các hệ thống phân tán…

 II. Học CNTT làm việc ở đâu?

Câu trả lời là bất kỳ nơi nào bạn muốn, trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội… Thậm chí, bạn có thể là một chuyên gia Công nghệ thông tin tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Bạn cũng có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình. Tóm lại, Công nghệ thông tin là một ngành nghề phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tự chủ của bạn.

 

CNTT- ngành nghề phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tự chủ của bạn.

[Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn]

 Nhìn chung, nếu muốn lựa chọn công tác ở những địa chỉ chuyên nghiệp về Công nghệ thông tin, bạn sẽ làm việc tại:

  • Các công ty phần mềm: Các công ty này nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng, xây dựng website, games… cho thị trường;
  • Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;
  • Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp: Các công ty này chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm;
  • Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng: Với sự phát triển “thần tốc” của Internet và cả những vấn đề về an ninh mạng như virus, hacker… lĩnh vực này đầy tiềm năng phát triển và đang mở ra những cơ hội lớn.

III. Nhân lực CNTT- Cung không đủ cầu

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các công ty chứng khoán, bất động sản, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên tục cắt giảm, sa thải nhân viên với tần suất và số lượng lớn. Trong khi đó, CNTT vẫn tiếp tục tìm kiếm nhân lực chất lượng cao bởi ngành này hầu như không bị ảnh hưởng bởi các cơn bão suy thoái kinh tế. Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này ngày càng tăng cao do tác động của cả “ngoại lực” và “nội lực”. Theo dự báo về tình hình phát triển nội dung số [NDS] toàn cầu từ 2010 – 2014 Price Water House Coopers, doanh số từ NDS toàn cầu sẽ đạt con số cực kỳ ấn tượng: từ 1,3-1,7 nghìn tỉ USD vào năm 2014. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ có doanh số tăng mạnh nhất.

 

Lĩnh vực CNTT vẫn không ngừng tìm kiếm nhân lực chất lượng cao

mặc cho cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu

[Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn]

 Hiện nay, toàn thế giới đang thiếu khoảng 3,5 triệu kỹ sư và đến năm 2015, dự kiến sẽ thiếu khoảng 6 triệu kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nước Mỹ đang mất dần vị thế thống trị trong ngành phần mềm thế giới vì mỗi năm Ấn Độ và Trung Quốc có số sinh viên tốt nghiệp cao gấp 10 lần Mỹ.

 IV. Học CNTT ở đâu? 

Hiện nay cả nước có hàng chục trường ĐH, CĐ, THCN với hàng trăm khoa đào tạo CNTT với các tên gọi khác nhau như Công nghệ thông tin, Tin học quản lý, Đồ họa vi tính, Tin học kế toán, Điện tử tin học… Ngoài ra còn có nhiều trung tâm cũng mở lớp đào tạo CNTT, đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách rất lớn cho những học sinh khi lựa chọn hệ đào tạo, bậc học cho phù hợp với năng lực và học lực của mình.

Trước đây, khi CNTT mới phát triển, làm việc với máy tính là rất khó khăn và đòi hỏi các chuyên gia có những kỹ năng đặc biệt nên để học được ngành CNTT cần những người có trình độ Toán xuất sắc, đầu óc tư duy rất tốt. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành CNTT và việc ứng dụng rộng rãi CNTT trong đời sống, nhu cầu nguồn lực trở nên đại chúng hơn và bất cứ ai có đủ khả năng trở thành một kỹ sư cũng đều có thể theo học và làm việc trong ngành CNTT. Tất nhiên những vị trí mũi nhọn và một số công việc nghiên cứu chuyên sâu thì vẫn rất cần và luôn có chỗ đứng cho những cá nhân xuất sắc. Ngoại ngữ là điều bắt buộc khi theo học CNTT, nhưng nếu bạn chưa biết hay còn rất yếu về ngoại ngữ thì cũng đừng nên lấy đó là rào cản cho niềm say mê của mình.

Thông tin quan trọng:

1. 10 ngành nghề CNTT hàng đầu năm 2012- So sánh và đánh giá: Tham khảo tại đây

2. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập và tìm kiếm các khóa học tại Úc: Tham khảo tại đây

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

4. Truyện cười IT: tại đây

 Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn  

hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 –  08 3929 3995 – 031 3686 689, email:   

 Đón xem kì 2: 6 dạng chuyên gia công nghệ đắt giá

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T 

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh

Các lựa chọn khoá học Để trở thành Luật sư hoặc các ngành liên quan đến Luật tại Úc, sinh viên sẽ học LLB, tức Bachelor of Law – bậc…

Bạn có phải là một du học sinh đang quan tâm đến việc trở thành một nhà lãnh đạo trong kinh doanh hoặc trong việc lập kế hoạch, điều hành…

Các khóa học ngành Chuỗi cung ứng và Logistics tại Vương quốc Anh sẽ giúp sinh viên phát triển các kỹ năng phân tích-giải quyết vấn đề từ sự tương…

Bạn muốn trở thành bác sỹ quốc tế, làm việc tại các khu vực các quốc gia có nền y học tiên tiến, phát triển nhất?! Bạn đang băn khoăn…

I. Tại sao Western Sydney là địa điểm lý tưởng du học ngành Psychology? Diện tích gần gấp 3 lần diện tích TP.HCM – hiện là trọng tâm kinh tế…

Nhận lương “khủng”, đãi ngộ tốt, cơ hội thăng tiến, học ngành IT thời này là mong muốn của hầu hết mọi người. Với dân IT, những điều này không…

Video liên quan

Chủ Đề