Hay ghi cụ thể và đây dụ công thức gam thứ

Trong âm nhạc học, âm giai là thuật ngữ tương ứng với tiếng Pháp là "gamme" và tiếng Anh là "scale", ở Việt Nam đã được dịch phổ biến là giọng nhạc hoặc Việt hóa theo phiên âm từ tiếng Pháp là gam. Từ phần tiếp theo dưới đây của trang này sẽ chỉ dùng duy nhất một từ thuần Việt là giọng, trong ngữ cảnh nói về âm nhạc.

1. Gam là gì?

Ký hiệu của nó ra sao? Tên các độ cao tương ứng trong âm thanh như thế nào?

 

Gam đơn giản là tập hợp của những nốt nhạc trong bản hòa âm. Vậy để hiểu gam thì mình chỉ cần đi hiểu những nốt nhạc trong bản hòa âm là gì thôi! Quá đơn giản đúng không ^.^
Theo nhạc lý độ cao của âm thanh được chia thành 7 nốt chính như sau:


   Các bạn phải thực sự nhớ vị trí, thứ tự của các nốt này nhé cho dù là nó đang ở chỗ nào hay bắt đầu bằng bất kỳ nốt nào. Khi nhắc đến một nốt nhạc bạn phải biết nốt đứng trước và nốt đứng sau nó là gì?
   Có như thế bạn mới có thể tiếp tục học tiếp và phát triển nhạc lý của mình hơn nữa nhé. Chú ý là đừng nóng vội cái gì cũng cần phải có thời gian nhé.
   Ngoài 7 nốt nhạc chính này còn có các nốt nhạc phụ khác như thăng[#] hay Giáng[b]. Chẳng hạn như La thăng[A#]. Đó là do sự chênh lêch giữa các nốt nhạc mà sự chênh lệch nhỏ nhất giữa các nốt là ½ cung và lớn nhất là 1 cung. Cụ thế như hình dưới:

Như vậy khoảng cách của tất cả các nốt nhạc đều là 1 cung trừ các nốt sau là nửa cung thôi:

E- F [Mi – Fa]: ½ cung

B- C[Si – Đô]: ½ cung.

Vậy giữa các nốt nhạc có cách nhau 1 cung thì cái khoản giữa của chúng là nửa cung sẽ là nốt gì đây?

Nếu các bạn tăng nốt nhạc đó lên 1/2 cung người ta gọi là thăng[#] còn nếu bạn giảm nốt nhạc đó xuống nửa cung ngươi ta gọi là giáng[b]. Cụ thể ta có hình sau nhé:

2. Nhận biết gam trong một bản nhạc giành cho guitar đệm hát

Để xác định được gam trong một bản nhạc thì điều đầu tiên đó là bạn phải biết được vị trí của các nốt nhạc trên một bản nhạc.

Và bây giờ mình sẽ áp dụng vào việc tìm kiếm những nốt nhạc này sẽ nằm ở vị trí nào trên khuôn nhạc nhé. ở đây mình chỉ nêu khái quát những vấn đề liên quan để hỗ trợ trong vấn đề xác định gam trong một bản nhạc thôi

Ở 1 bản nhạc cơ bản thì nó sẽ có 5 dòng và 7 nốt nhạc sẽ nằm ở các vị trí tương ứng trên dòng nhạc theo thứ tự tăng dần như hình sau:

Sau khi bạn đã nắm rõ về vị trí của các nốt nhạc trên bảng nhạc thì chúng ta cùng đến với phần thứ tự cố định của dấu hóa biểu. Đây là phần hết sức quan trọng !

Mẹo : Thực ra khi nhìn vào một bảng nhạc bất kỳ thì nó sẽ xảy ra 3 trường hơp chính như sau:

  • Trường hợp 1: Không có dấu hóa biểu thì bảng nhạc đó mình sẽ biết được là sẽ chơi trên gam Đô trưởng hoặc La Thứ. Sau đó các bạn nhìn nốt nhạc cuối cùng của bài hát nếu là nốt Đô thì bài đó chơi trên gam chủ là Đô trưởng và nếu là nốt La thì bài đó chơi trên gam chủ là La thứ.
  • Trường hợp 2: dấu hóa biểu thăng[#]
  • Trường hợp 3: dấu hóa biểu giáng[b].
 

* Trong trường hợp dấu hóa biểu thăng[#]. Ta có quy tắc sau đây:

Quy tắc: Tính từ dấu thăng[#] cuối cùng đi lên ½ cung chính là âm gốc của gam trưởng . Tính từ âm gốc của gam trưởng xuống 1,5 cung chính là cung gốc của gam thứ.

Để làm rõ quy tắc các bạn xem hình ảnh dưới đây nhé:

Ví dụ: Bản nhạc có một dấu thăng thì chắc chắn thì nốt thăng cuối cùng là Fa thăng[Fa#] . 

Vậy F# đi lên ½ cung sẽ là Sol [G] và Sol chính là nốt gốc của gam trưởng. 

Từ đó mình sẽ xác định gam thứ bằng cách từ Sol đi xuống 1.5 cung sẽ xuống Mi thứ[Em]. 

Vậy từ đó ta sẽ biết bản nhạc này được chơi theo hai gam chính đó là gam Sol trưởng hoặc là gam Mi thứ. 

Vậy để biết chắc là gam gì trong hai gam đó các bạn chỉ cần lật vào cuối bản nhạc và nhìn vào nốt cuối cùng của bản nhạc và nốt cuối cùng là nốt gì thì chính là gam đó.

Đó là cách đơn giản nhất giúp bạn phân biệt được bản nhạc, bài hát này chơi theo gam gì.

Tiếp xúc với âm nhạc chắc hẳn không ít lần bạn nghe những câu nói như “bài này chơi ở giọng la thứ hoặc gam đô trưởng”, vậy thì khái nhiệm giọng hay gam là gì?

Gam hay âm giai hoặc giọng [tên gọi tiếng anh là scale] là một dãy các nốt nhạc được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Gam [âm giai] là gì? Cấu tạo gam trưởng, thứ

Có 5 loại âm giai cơ bản:

  • Diatonic scale: Âm giai có 7 nốt trong đó có chứa âm giai trưởng và thứ.
  • Chromatic scale: Âm giai gồm các nốt cách nhau nửa cung [chromatic]
  • Major scale:Âm giai trưởng có 7 nốt
  • Minor scale: Âm giai thứ có 7 nốt
  • Pentatonic scale: Âm giai ngũ cung chỉ có 5 nốt

Tuy nhiên, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là âm giai trưởng và âm giai thứ hay còn gọi là gam trưởng và gam thứ. Bài viết này sẽ dùng tên gọi là gam thay cho âm giai để trình bày được nhanh chóng hơn.

Mỗi gam sẽ có 7 bậc, được đánh số thứ tự la mã từ 1 đến 7, bắt đầu từ chủ âm: I – II – III – IV – V – VI – VII.

Gam trưởng

Công thức cấu tạo gam trưởng: I [1 cung] II [1 cung] III [1/2 cung] IV [1 cung] V [1 cung] VI [1 cung] VII.

Ví dụ gam Đô trưởng:

Đầu tiên, chúng ta liệt kê danh sách các nốt nhạc bắt đầu từ chủ âm Đô: C D E F G A B

Từ C đến D đúng bằng 1 cung => Bậc II là D.

Từ D đến E đúng bằng 1 cung => Bậc II là E.

Từ E đến F đúng bằng 1/2 cung => Bậc II là F.

Từ F đến G đúng bằng 1 cung => Bậc II là G.

Từ G đến A đúng bằng 1 cung => Bậc II là A.

Từ A đến B đúng bằng 1 cung => Bậc II là B.

Khoảng cách giữa các bậc đúng bằng với công thức => Như vậy, ta tìm được gam Đô trưởng bao gồm các nốt không có dấu hóa thăng [#] hoặc giáng [b], gồm: C D E F G A B.

Áp dụng công thức tương tự với gam La trưởng, chúng ta sẽ thấy các dấu hóa xuất hiện.

Ví dụ gam La trưởng:

Đầu tiên, chúng ta liệt kê danh sách các nốt nhạc bắt đầu từ chủ âm La: A B C D E F G

Từ A đến B đúng bằng 1 cung => Bậc II là B.

Từ B đến C chỉ bằng 1/2 cung => Cần tăng lên 1/2 cung theo công thức => Bậc III là C#.

Từ C# đến D đúng bằng 1/2 cung => Bậc IV là D.

Từ D đến E đúng bằng 1 cung => Bậc V là E.

Từ E đến F chỉ bằng 1/2 cung => Cần tăng lên 1/2 cung theo công thức => Bậc VI là F#.

Từ F# đến G chỉ bằng 1/2 cung => Cần tăng lên 1/2 cung theo công thức => Bậc VII là G#.

Như vậy, ta tìm được dãy các bậc của gam La trưởng gồm: A B C# D E F# G#.

Gam thứ

Công thức cấu tạo gam trưởng: I [1 cung] II [1/2 cung] III [1 cung] IV [1 cung] V [1/2 cung] VI [1 cung] VII.

Ví dụ gam La thứ:

Đầu tiên, chúng ta liệt kê danh sách các nốt nhạc bắt đầu từ chủ âm La: A B C D E F G

Từ A đến B đúng bằng 1 cung => Bậc II là B.

Từ B đến C đúng bằng 1/2 cung => Bậc III là C.

Từ C đến D đúng bằng 1 cung => Bậc IV là D.

Từ D đến E đúng bằng 1 cung => Bậc V là E.

Từ E đến F đúng bằng 1/2 cung => Bậc VI là F.

Từ F đến G đúng bằng 1 cung => Bậc VII là G.

Khoảng cách giữa các bậc đúng bằng với công thức => Như vậy, ta tìm được gam La thứ bao gồm các nốt không có dấu hóa thăng [#] hoặc giáng [b], gồm: C D E F G A B – tương đương với gam Đô trưởng.

Ví dụ gam Rê thứ:

Đầu tiên, chúng ta liệt kê danh sách các nốt nhạc bắt đầu từ chủ âm Rê: D E F G A B C

Từ D đến E đúng bằng 1 cung => Bậc II là E.

Từ E đến F đúng bằng 1/2 cung => Bậc III là F.

Từ F đến G đúng bằng 1 cung => Bậc IV là G.

Từ G đến A đúng bằng 1 cung => Bậc V là A.

Từ A đến B bằng 1 cung => Cần giảm 1/2 cung theo công thức => Bậc VI là Bb.

Từ Bb đến C đúng bằng 1 cung => Bậc VII là C.

Như vậy, ta tìm được dãy các bậc của gam Rê thứ gồm: D E F G A Bb C.

Vì sao nên học chạy gam?

Chạy gam là một trong những phương pháp luyện ngón rất hiệu quả, đặc biệt đối với những bạn muốn học piano theo hướng đệm hát hoặc cover bài hát tự do.

Khi thuộc nằm lòng các gam, bạn có thể dễ dàng cover một tác phẩm theo phong cách cá nhân và hạn chế tối đa sai sót về hòa âm, tốc độ và sự chính xác của các ngón tay cũng được cải thiện.

Hiểu biết về gam cũng góp phần giúp người chơi am hiểu hơn về cấu tạo bản nhạc, từ đó có những cảm nhận sâu sắc và cách chơi phù hợp để giúp tác phẩm thêm hoàn thiện.

Trước khi bắt đầu mỗi buổi tập, bạn nên dành ít phút cho các bài chạy gam để giúp đôi tay mềm dẻo và linh hoạt, hỗ trợ buổi tập diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Bắt đầu học piano ngay hôm nay

Chủ Đề