Văn khấn cúng đất đầu năm ngoài trời năm 2024

Tại Việt Nam, tùy theo từng vùng miền, từng tục lễ của từng gia đình mà lễ cúng tạ đất được thực hiện vào khoảng thời gian khác nhau.

Có nơi, có gia đình thực hiện lễ tạ đất nhân dịp cuối năm, thường là từ ngày rằm tháng chạp đến trước ngày cúng ông Công ông Táo. Nhưng cũng có gia đình lại thực hiện lễ tạ đất vào dịp đầu xuân năm mới, sau ngày hạ nêu mùng 7 tết đến trước ngày rằm tháng giêng.

Do đó, ngày lễ tạ đất là không bắt buộc và không giống nhau ở mỗi gia đình và vùng miền. Nhưng thông thường thì các gia đình thường tiến hành lễ cúng tạ đất vào dịp cuối năm. Vậy tại sao cần chuẩn bị văn khấn tạ đất đầu năm? Cùng Tử Vi Đông Tây tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Tại sao cần chuẩn bị văn khấn tạ đất đầu năm 2024?

Ngoài ra, những bài văn khấn khác như Văn khấn Thổ Công và Văn khấn ông Hoàng Mười cũng là thông tin bổ ích cho bạn đọc, đáng tham khảo!

2. Tại sao cần chuẩn bị bài khấn tạ đất đầu năm 2024?

Lễ cúng tạ đất được thực hiện nhằm thể hiện lòng biết ơn, thành kính của các thành viên trong gia đình tới các vị tổ tiên, thần linh cai quản khu đất ngôi nhà bạn đang sống, tạ ơn sự phù hộ độ trì, che chở của các vị thần linh trong một năm qua. Lễ cúng tạ đất cũng được thực hiện nhằm cầu xin sự chứng giám, phù hộ của các vị thần linh, cầu xin một năm tới toàn gia đều được bình an vô sự.

Khi cúng tạ đất, ngoài việc chuẩn bị các lễ vật cúng thì văn khấn tạ đất có ý nghĩa quan trọng không kém. Bởi lời văn khấn có được chuẩn bị kỹ lưỡng thì mới thể hiện được sự thành tâm và được các vị thần linh chứng giám, phù hộ độ trì.

Do đó, trước khi khấn cúng, gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn tạ thần linh, văn khấn tạ đất tại nhà bằng việc đọc thuộc hoặc ghi chép ra giấy để khi khấn cúng được trôi chảy và thành tâm nhất.

3. Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng tạ đất

Trước khi tiến hành lễ cúng tạ đất, gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cúng cần thiết cơ bản sau đây:

  • Hoa quả tươi
  • Hương
  • Nến
  • Cau trầu
  • Rượu
  • 5 chén nước
  • Thuốc lá, chè, nước ngọt
  • Cỗ cúng [cỗ mặn hoặc cố chay], cỗ mặn thì có 1 con gà luộc, xôi đồ, cùng các món ăn mặn khác.
  • Vàng mã thì cần chuẩn bị: 6 con ngựa, gồm 5 con ngựa 5 màu khác nhau [đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím] cùng với 5 bộ mũ, áo, giày, kèm theo là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi con ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng cùng 1 con ngựa đỏ to nhất đi kèm các lễ cúng trên nhưng kích thước cần lớn hơn cả; 1 cây vàng hoa đỏ [1000 vàng]; 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền [dâng cúng gia tiên].

Sau khi chuẩn bị hết các lễ vật cúng trên, gia chủ cần đặt và sắp xếp hết lên bàn thờ ngay ngắn, trang nghiêm, thắp nén nhang và bắt đầu đọc văn khấn tạ đất.

Dưới đây là mẫu bài văn khấn tạ đất, tạ cúng thần Thổ Công, Thổ Địa, mời các bạn cùng tham khảo:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con xin kính lạy Ngài Quan đương xứ thổ địa chính thần.

Con xin kính lạy Ngài Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.

Hôm nay, là ngày......tháng......năm......., tức ngày…. tháng… năm … [âm lịch].

Tín chủ con tên là….. Ngụ tại……

Hôm nay, tín chủ con cùng con cháu trong gia đình xin được thành tâm đọc văn khấn tạ đất và sửa soạn phẩm vật, hương hoa ngũ quả, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc tạ lễ thần linh Thổ Địa tại đây.

Con lạy xin thưa, toàn gia chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi đây. Chúng con xin đội ơn thần linh Thổ địa che chở, phù hộ độ trì, đất này được phong thủy an yên, khí sung, mạch vượng, quanh năm suốt tháng không hạn hán, lũ lụt. Trong ngoài ấm êm, gia đình mạnh khỏe.

Hôm nay, nhân ngày lành tháng tốt, toàn gia chúng con xin được sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ơn trên, tỏ lòng tôn kính. Một năm qua đi, trần gian mắt thịt, chúng con có điều gì chưa phải cúi xin các vị Thần Linh bao dung lượng thứ. Kính lạy cầu xin các Chư vị Tôn Thần tề tựu, thụ hưởng lễ vật, giáng lâm tâm đức.

Con xin cúi lạy cầu nguyện cho toàn gia chúng con luôn được bình an vô sự, mọi sự hanh thông, công việc tốt lành.

Kính mong các vị thần linh soi thấu tâm can chấp nhận lễ bạc lòng thành.

Con xin cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Hi vọng, với nội dung văn khấn tạ đất đầu năm 2024 trên đây đã giúp quý bạn chuẩn bị được bài văn khấn tạ Thần Linh một cách kỹ lưỡng và tôn nghiêm nhất. Cùng tham khảo thêm nhiều mẫu bài văn khấn khác được đăng tải tại website tuvidongtay.com nhé!

Năm 2023 cũng đất ngày nào tốt?

Vậy thì ta cúng tạ đất vào ngày nào thì đẹp? Nếu cúng đất đai đầu năm, người ta thường chọn một trong các ngày sau: từ mùng 3 Tết đến hết tháng 1 âm lịch. Nếu cúng đất cuối năm, gia chủ có thể làm chung với lễ cúng ông Công ông Táo hoặc những ngày từ sau ngày 15 tháng 12 âm lịch đến trước ngày 23 tháng 12 âm lịch.

Cũng đất tháng 3 ngày nào tốt?

Cứ vào tháng 3 âm lịch người dân Bình Thuận lại nô nức chuẩn bị cho lễ cúng đất. Quy mô tổ chức không còn thuộc phạm vi làng xã mà gói gọn trong phạm vi gia đình. Người ta thường cúng vào ngày mùng 10 tháng 3 vì cho đó là ngày vía của ông chủ đất.

Tháng 2 âm lịch cung gì?

Vì năm nay nhuận có đến hai tháng 2 âm lịch, nên tính theo thời gian 24 tháng thì nhằm vào tháng 2 âm lịch [Giáp Thìn- 2024] là tháng cúng lễ Đại tường.

Lễ cúng đất đầu năm gồm những gì?

Lễ vật cúng đầu năm.

Gà trống tơ luộc..

Xôi gấc..

Trái cây..

Đèn nến..

Rượu/ trà.

Mũ cúng tế các vị thần..

Nhang đèn..

Chủ Đề