Về đạo đức, lối sống, tác phong, phong cách làm việc

Tác phong lề lối làm việc là gì?

Tác phong lề lối làm việc là tất cả cách thức, phong cách làm việc, ứng xử với mọi người xung quanh theo một khuôn mẫu, chuẩn mực nhất định, được hình thành từ trong cốt cách, quá trình rèn luyện, trau dồi bản thân trong công việc, cuộc sống, xã hội.

Tác phong lề lối làm việc của một con người tốt hay xấu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của cá nhân, đồng thời một đơn vị, cơ quan, tổ chức có tạo được sự tin tưởng, tính chuyên nghiệp trong công việc hay không phần nhiều quyết định từ tác phong của từng cá nhân làm việc trong lĩnh vực đó.

Tác phong lề lối làm việc đẹp, đúng chuẩn mực thông thường phải tuân thủ theo pháp luật, theo kỷ cương, quy định riêng của từng đơn vị, có kỹ năng, trình độ làm việc, có tinh thần học hỏi, năng lực sáng tạo, ứng xử giao tiếp với mọi người lịch sự, văn minh…

>>>>>> Tham khảo: Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong quần chúng, dân chủ, nêu gương ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang

T3, 11/06/2013 - 13:05|admin

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Tư tưởng của Người là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc và là tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách là một chỉnh thể, tạo nên nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh, là các mặt có liên quan chặt chẽ với nhau. Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong, phong cách; tác phong, phong cách là sự thể hiện, cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức.

Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với yêu cầu đặt ra: Việc tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh "bao gồm cả việc học tập và làm theo tác phong, phong cách của Bác, thể hiện cụ thể trong công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp...".

Trên thực tế, từ lâu Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Bác Hồ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa V [1983] đã yêu cầu: "Đề cao việc học tập đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đôi với giáo dục, nâng cao ý chí chiến đấu và đạo đức, phẩm chất cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân viên Nhà nước trong tất cả mọi cấp, mọi ngành". Văn kiện Đại hội VI [1986] nêu rõ: "Mỗi người cộng sản chúng ta cần phải suốt đời học tập, noi gương đạo đức, tác phong của Bác Hồ...". Đại hội VII [1991] khẳng định: "Phải tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng". Đại hội X đã ban hành Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách là một chỉnh thể, tạo nên nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh, là các mặt có liên quan chặt chẽ với nhau. Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong, phong cách; tác phong, phong cách là sự thể hiện, cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức. Sinh thời, Bác Hồ là tấm gương thể hiện sinh động và luôn giáo dục cán bộ, đảng viên những nội dung đó. Do vậy, cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tác phong, phong cách Bác Hồ cùng với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Bác.

Trước hết, về phong cách quần chúng ở Bác, bắt nguồn từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Từ đó, Người có lòng tin vô tận đối với quần chúng, luôn chăm lo tăng cường mối quan hệ với quần chúng, coi đó là nguồn động lực, sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải có tình thương yêu bao la và niềm tin tưởng vô tận đối với quần chúng. Người luôn sâu sát, quan hệ mật thiết với quần chúng, nắm bắt sâu sắc tình hình thực tế, nhất là thực tế đời sống, thực tế tâm lý, văn hóa của quần chúng để quan tâm, chăm lo lợi ích chính đáng và thiết thực của quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp Cách mạng.

Những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang luôn xác định gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với xây dựng phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát theo lời Người dạy: "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn". Đặc biệt, từ năm 2012, toàn ngành hăng hái thi đua thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỹ cương và trách nhiệm” do Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động. Phong cách quần chúng được thể hiện ở việcquán xuyến, sâu sát của các đồng chí lãnh đạo Viện. Đó là sự cảm thông, gắn bó, chia sẻ đối với cán bộ, kiểm sát viên trên từng khâu công tác, vì lợi ích của cán bộ, đảng viên, nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương, luôn cầu thị, thẳng thắn, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và tin tưởng vào sức mạnh của cán bộ - kiểm sát viên trong khối đoàn kết chung toàn ngành. Luôn sâu sát, coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên phải coi trọng mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng, phải có tinh thần trách nhiệm trước nhân dân. Theo chúng tôi những quan điểm và việc làm nêu trên của lãnh đạo ngành Kiểm sát Bắc Giang đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới hoàn toàn phù hợp với những điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định 5 điểm đạo đức mà người Đảng viên phải giữ gìn cho đúng là: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân; Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng; Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết; Hòa mình với quần chúng thành một khối thống nhất, tin quần chúng; Hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.

Và cũng như Bác Hồ khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng dân; trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân; trong xã hội không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”. Vì vậy, người dạy: “Việc gì có ích cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, phải yêu dân, kính dân, thân dân, gần dân, hiểu dân. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay, nếu ỷ vào quyền lực, thiếu gương mẫu, xa dân thì nhân dân xa lánh, khinh ghét. Quần chúng nhân dân chỉ quý trọng những người có đức, có tài, hết lòng phụng sự nhân dân; nên Người thường phê phán “quan cách mạng”, “quan nhân dân”. Do đó, chúng ta phải phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, xứng đáng là người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân. Gần dân còn là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, của người cán bộ lãnh đạo với cán bộ đảng viên bình thường. Hiểu dân là hiểu cấp dưới!

Hai là, về phong cách dân chủ, Bác dạy: Phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Người chỉ ra: Cá nhân phụ trách là phải nhận trách nhiệm cá nhân. “Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung”; cương vị lãnh đạo càng cao thì càng phải có tác phong tập thể - dân chủ thật sự. Ngược lại mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, phá vỡ tập thể. Người dạy: Trong xã hội mới, giá trị cao nhất của độc lập dân tộc là đem lại quyền làm chủ thật sự cho nhân dân, phải trao lại cho nhân dân mọi quyền hành. Từ thực hành dân chủ trong nhân dân, đến thực hành trong Đảng, trong cơ quan, trong tổ chức.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là phải có sự lãnh đạo của Đảng. Khi đề ra đường lối, chính sách, giải quyết nhiệm vụ chính trị, theo Hồ Chí Minh, cần phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng, phải dùng kinh nghiệm dân chúng để thêm cho kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, dân chủ của quần chúng nhân dân, theo Người, phải có sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, thống nhất của Đảng theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ có tư duy, có trí tuệ. Theo Hồ Chí Minh, cơ sở của phong cách dân chủ là tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của dân, quan hệ tốt với dân, học hỏi dân. Người luôn khẳng định chế độ ta “dân là chủ” và khi dân là chủ thì cách lãnh đạo phải dân chủ. Người nói: “Không một người nào có thể hiểu được mọi thứ, làm hết được mọi việc. Ngay đến anh hùng lãnh tụ cũng vậy. Đem so với công việc của cả loài người trên thế giới, thì những người đại anh hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một bộ phận mà thôi”. Do vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ phải biết cách tập hợp được tài năng, trí tuệ của nhiều người, của tập thể để phấn đấu cho mục tiêu chung. Mà muốn làm được như vậy, phải tạo ra được một không khí dân chủ thực sự trong nội bộ. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề. Người viết: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và, trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều”. Tuy nhiên, phong cách dân chủ không có nghĩa là mạnh ai nấy làm mà phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc tập thể lãnh đạo phải luôn đi đôi với cá nhân phụ trách; phải tuyệt đối tránh phong cách quan liêu.

Thời gian qua từng cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ và Ngành kiểm sát Bắc Giang nói chung luôn gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể. Mỗi cán bộ, kiểm sát viên luôn đề cao ý thức tổ chức, tập thể, không bao giờ đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra của tổ chức. Mỗi đồng chí Lãnh đạo ngành luôn có nhu cầu lắng nghe, sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến của Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và của từng cán bộ, đảng viên; Chính bởi điều đó tạo nên bầu không khí dân chủ, gần gũi, thân thiện, không có sự phân biệt cấp trên với cấp dưới... phù hợp với định hướng của ngành trong Chỉ thị công tác năm của Viện trưởng tối cao là hướng về cơ sở. Do đó, mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh tập thể là điều mà lãnh đạo ngành Kiểm sát Bắc Giang đã thực hiện trong thời gian qua.

Ba là, phong cách nêu gương, theo Bác, nêu gương thì trước hết phải làm gương từ việc nhỏ đến việc lớn; phải cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm. Và trước hết là vai trò gương mẫu của người lãnh đạo!

Bác nói “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, mà trước hết là người cán bộ lãnh đạo phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo. Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính; mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý.

Chúng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. một trong những yêu cầu mà nghị quyết đặt ra là vai trò nêu gương của cán bộ đảng viên, mà trước hết phải là cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Như Bác nói, cán bộ đảng viên với tư cách là người lãnh đạo, quản lý, ví như “cái đầu”, “bộ óc” của quần chúng nhân dân; do vậy cán bộ, đảng viên phải là người tiên phong gương mẫu trong mọi hoàn cảnh. Giai đoạn hiện nay đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có lập trường cách mạng vững vàng; miệng nói, tay làm; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Bởi lẽ nó là chuẩn mực cốt lõi của đạo đức cách mạng.

Tóm lại “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp” là nội dung chủ yếu để mỗi cán bộ, đảng viên tiếp tục nâng cao nhận thức chính trị, lập trường cách mạng, trở thành thường xuyên trong hoạt động hàng ngày.

Với từng cán bộ, đảng viên nói riêng, tập thể Đảng bộ và ngành Kiểm sát Bắc Giang nói chung đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa thiết thực tạo nên một luồng sinh khí mới lan tỏa đến từng cán bộ, đảng viên và mỗi buổi sinh hoạt chi bộ thực sự uyển chuyển hơn, linh hoạt và phong phú hơn với bầu không khí cởi mở, chân thành nhưng gắn bó, trách nhiệm và tâm huyết. Từ mỗi cán bộ, đảng viên làm công tác nghiệp vụ đến cán bộ làm công tác khác, từ cấp ủy, người đứng đầu ngành luôn thể hiện sự gương mẫu và thân thiện, vui vẻ và gần gũi. Dân chủ ở đây là việc mỗi cán bộ đảng viên luôn được tham gia được bàn bạc công khai những chủ trương, quyết sách của lãnh đạo, dân chủ là việc nói đi đôi với làm, dân chủ là việc người đúng đầu dám nhìn thắng vào thực tế, không né tránh, dám thay đổi để đối mới, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước mỗi quyết định của mình và không chỉ dừng lại ở lời nói, lời hứa xáo rỗng mà thể hiện ra bởi hành động tạo động lực, niền tin để mỗi cán bộ, đảng viên phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó cho ngành Kiểm sát.

Trong bầu không khí quần chúng, dân chủ, nhiệt huyết, bản lĩnh và trách nhiệm trong công việc của mỗi cán bộ, kiểm sát viên, toàn ngành Kiểm sát Bắc Giang đang tích cực phấn đấu để xứng đáng với lời dạy của Bác đối với cán bộ Kiểm sát “Công minh, Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Khiêm tốn”; thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” mà Ngành đã đề ra... Đó thực sự là hình ảnh sinh động của sự gắn bó, đoàn kết mà nét khởi đầu của ngọn sóng là người đứng đầu ngành, tiếp theo sau là đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên tận tâm, tận lực với trọng trách được Đảng và nhân dân giao phó. Đó là mối liên kết dẻo dai, bền bỉ, uyển chuyển với những đợt sóng trách nhiệm, tâm huyết không ngừng chảy, dồn về tạo nên sức mạnh khối thống nhất đoàn kết toàn ngành Kiểm sát Bắc Giang...

Video liên quan

Chủ Đề