Ví dụ về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Người trình bày: TS. HÀ THỊ NGỌC HÀ, CPA VN Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam [VACPA] 1NỘI DUNG 1. Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp 2. Tổng quan về Chuẩn mực Đạo đức Nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán Việt Nam 3. Yêu cầu chính của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kế toán viên, kiểm toán viên [KTV] hành nghề 4. Vận dụng những yêu cầu của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kế toán viên, KTV hành nghề 2TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Đạo đức nghề nghiệp là gì?  Đó là cách thức mà chúng ta cư xử với nhau, với khách hàng của chúng ta, cộng đồng và các cơ quan quản lý.  Đó là tính trung thực, tính chính trực, là sự làm việc tuân thủ quy định và tinh thần pháp luật.  Đó là việc ra quyết định thích hợp và lựa chọn cách giải quyết thể hiện sự chuyên nghiệp. 3TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Định hướng về mặt đạo đức làm cơ sở cho các quyết định và hành động Trở thành cá nhân/đơn vị xuất sắc trong nghề với chuẩn mực cao về đạo đức Nâng cao hình ảnh, danh tiếng và quan hệ với bên liên quan Xây dựng sự tín nhiệm trong nghề nghiệp Giảm thiểu các nguy cơ tiềm tàng cho công ty và tránh phải chịu trách nhiệm/tố tụng pháp lý 4TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VSQC: Chuẩn mực về kiểm soát chất lượng Kiểm toán và soát Các DV đảm bảo khác ngoài Các DV liên quan xét thông tin tài DV kiểm toán và soát xét chính quá khứ thông tin tài chính quá khứ Các chuẩn Các chuẩn Các chuẩn Các chuẩn mực về mực về kiểm mực về soát mực về các DV DV liên quan xét VSREs toán VSAs đảm bảo VSRSs 4000-4699 100-999 2000-2699 VSAEs 3000- 3699 5TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN VIÊN, KIỂM TOÁN VIÊN  Hiệu lực Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016  Đối tượng áp dụng • Người có Chứng chỉ kế toán viên • Người có Chứng chỉ KTV • Doanh nghiệp dịch vụ kế toán • Doanh nghiệp kiểm toán  Cơ sở xây dựng Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do Ban soạn thảo Chuẩn mực Đạo đức Nghề nghiệp Quốc tế có hiệu lực từ tháng 12 năm 2014. 6TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KT VÀ KiT VN Phần A Quy định chung và các nguyên tắc đạo đức cơ bản gồm 5 chương từ 110 đến 150 Phần B Áp dụng cho kế toán viên, KTV hành nghề Gồm 10 chương từ 200 đến 290 Phần C Áp dụng cho kế toán viên, KTV chuyên nghiệp trong DN Gồm 6 chương từ 300 đến 350 7TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KT VÀ KiT VN CMĐĐ 2015 sửa đổi và bổ sung một số thuật ngữ so với CMĐĐ 2005  Ban quản trị;  Đơn vị có lợi ích công chúng;  Kế toán viên, KTV chuyên nghiệp;  Kế toán viên, KTV hành nghề;  Kế toán viên, KTV chuyên nghiệp trong doanh nghiệp;  Thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán;  Thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán;  Quan hệ gia đình trực tiếp;  Quan hệ gia đình gần gũi. 8TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VN MỤC ĐÍCH: Nhằm đạt được những tiêu chuẩn cao nhất về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về: Sự tín nhiệm Chất lượng DV Tính chuyên nghiệp Sự tin cậy Và vì lợi ích của công chúng 9CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN Tính chính trực Tính khách quan 3 Năng lực chuyên môn và tính thận trọng Tính Bảo mật Tư cách nghề nghiệp 10CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN Chính trực Thẳng thắn, trung thực trong các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Hành xử một cách công bằng và đáng tin cậy. Khách quan Không để sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý của những đối tượng khác chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình. 11CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN Năng lực chuyên môn và tính thận trọng Duy trì hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo cung cấp DV chuyên môn có chất lượng dựa trên kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật. Hành động thận trọng theo các quy định của chuẩn mực về chuyên môn và kỹ thuật phù hợp khi cung cấp các DV chuyên môn. 12CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN Tính bảo mật Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh Không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp. Không sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, KTV chuyên nghiệp hoặc bên thứ ba 13CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN Tư cách nghề nghiệp Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp. Không được cường điệu hóa về các dịch vụ, trình độ, kinh nghiệm của bản thân hoặc đưa ra những thông tin, giới thiệu làm mất uy tín hoặc đưa ra những so sánh không có căn cứ về công việc của các bên khác 14PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN KHUÔN KHỔ Môi trường làm việc kế toán - kiểm Chuẩn mực xây dựng toán có thể làm phát sinh các nguy một khuôn khổ trong cơ cụ thể đối với việc tuân thủ các đó yêu cầu kế toán nguyên tắc ĐĐCB viên,KTV chuyên nghiệp xác định, đánh Không thể xác định và đưa ra những giá và khắc phục các biện pháp bảo vệ thích hợp cho tất cả nguy cơ ảnh hưởng các tình huống do có sự khác biệt về đến việc tuân thủ bản chất và công việc thực hiện của nguyên tắc Đạo đức cơ mỗi hợp đồng bản 15PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN KHUÔN KHỔ Xác định nguy Đánh giá Không Có thể giảm nhẹ Không Ngừng cơ nguy cơ chấp hoặc loại trừ cung cấp nhận được? Chấp được DV nhận được Có Cung cấp Áp dụng DV biện pháp bảo vệ 16CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Các nguy cơ: Nguy cơ tư lợi Nguy cơ Ảnh hưởng đến Nguy cơ bị đe dọa ĐĐNN tự kiểm tra Nguy cơ Nguy cơ từ sự về sự quen thuộc bào chữa 17CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Biện pháp bảo vệ: Quy định pháp luật Nguy cơ tư lợi Quy định tổ chức Nguy cơ Tự kiểm tra nghề nghiệp Nguy cơ về sự bào chữa Nguy cơ từ sự quen thuộc Môi trường làm việc Đạo đức nghề nghiệp Nguy cơ bị đe dọa 18CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Mức độ bảo vệ: 01 Loại bỏ nguy cơ 02 Giảm thiểu nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được 19CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Một số qui định của pháp luật có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp: Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12:  Đưa ra các nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập trong đó có quy định tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.  Đưa ra danh mục các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có các hành vi liên quan đến nội dung trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.  Đưa ra các trường hợp đơn vị kiểm toán không được thực hiện kiểm toán.  Đưa ra danh mục các DV đơn vị kiểm toán được cung cấp.  Đưa ra quy định về nghĩa vụ bảo mật và phí DV kiểm toán, tính độc lập khách quan trong đó quy định KTV hành nghề không được thực hiện kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng quá 4 năm 20CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Một số qui định của pháp luật có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp: Nghị định 17/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập Nghị định 84/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tiêu chuẩn, Điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng Nghị định 134/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với KTV hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngo [đơn vị kiểm toán không được thuê DNKT thực hiện kiểm toán quá 5 năm] ài Thông tư 183/2013/TT-BTC về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng 21CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Qui định của pháp luật: Từ chối chọn Tiêu chuẩn, KTV đã cung điều kiện và trình độ của cấp DV lập BCTC, đã KT 3 KTV năm 22CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Qui định của pháp luật: Cơ chế kỷ luật hành vi Tổ chức cho KiTV ký vi phạm tính độc lập cam kết về tính độc lập Cử thành viên BGĐ DNKT Thực hành kiểm soátchất lượng phụ trách nhóm KSCL hoạt động kit BCTC[CM220 Tránh bị phụ thuộc Chính sách và thủ tục vào phí cao từ KH cụ thể về tính độc lập 23CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Biện pháp bảo vệ do quy định của Pháp luật và Chuẩn mực nghề nghiệp Yêu cầu về điều kiện chuyên môn, năm kinh nghiệm của kế toán viên, KTV hành nghề Yêu cầu cập nhật kiến thức hàng năm Qui định về tiêu chuẩn, điều kiện DN kế toán, kiểm toán CM 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động KiT BCTC [CMKiT 220] Qui chế kiểm soát chất lượng hoạt động DV của DNKT [VSQC1] Luật KTĐL và các văn bản hướng dẫn Luật KTĐL 24CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Môi trường làm việc: TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG Tách biệt quyền phê duyệt, bổ nhiệm DN kế toán, kiểm toán 1 với BGĐ khách hàng. Có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên 2 môn có thể đưa ra được các quyết định quản lý Có các thủ tục nội bộ sự lựa chọn khách quan trong việc thực 3 hiện những hợp đồng DV phi đảm bảo. Có cơ cấu quản trị phù hợp để kiểm soát và trao đổi về các 4 DV được cung cấp với DNKT. 25CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Môi trường làm việc từ phiá DN kế toán, kiểm toán: Cấp độ DN kế toán, kiểm toán 1Quan tâm của Lãnh đạo DN đối với việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản; 2 Quan tâm của Lãnh đạo DN đối với việc hành động vì lợi ích của công chúng; 3 Chính sách, thủ tục thực hiện và giám sát chất lượng hợp đồng DV; 4Quy định bằng văn bản: Các nguy cơ ảnh hưởng và biện pháp bảo vệ; Các chính sách, thủ tục nội bộ về yêu cầu sự tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản5; Chính sách, thủ tục hỗ trợ giữa thành viên nhóm kiểm toán và giữa các DNKT 1Chính sách, thủ tục để giám sát, sự phụ thuộc vào doanh thu từ KH 2 26CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Môi trường làm việc từ phía DN: Cấp độ DN kế toán, kiểm toán 1 Tách biệt các thành viên thực hiện DV đảm bảo và DV phi đảm bảo; Chính sách và thủ tục ngăn chặn ảnh hưởng của thành viên ngoài nhóm 2 kiểm toán đến kết quả kiểm toán Thông tin, đào tạo tập huấn về các chính sách được ban hành đối với việc 3 tuân thủ chuẩn mực & các quy định về ĐĐ nghề nghiệp Phân công thành viên chịu trách nhiệm giám sát sự vận hành hệ thống KSCL 4 Thông báo danh sách các KH và các đơn vị có liên quan phải duy trì tính độc5lập; Mời một DNKT khác thực hiện hoặc thực hiện lại toàn bộ hoặc một phần của hợp 1đồng Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành viên DNKT trao đổi thông tin 2 các vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ các nguyên tắc ĐĐ cơ bản mà họ quan tâm 27CÁC NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Môi trường làm việc từ phía DN kế toán, kiểm toán: Cấp độ hợp đồng cụ thể 1 Thực hiên soát xét bởi một kế toán viên, KTV hành nghề độc lập đối với DV phi đảm bảo 2 Thực hiên soát xét bởi một KTV hành nghề độc lập đối với DV đảm bảo; Sử dụng tư vấn từ bên thứ ba độc lập như tổ chức nghề nghiệp, các 3 thành viên BGĐ không tham gia trực tiếp điều hành, hoặc KTV hành nghề khác; 4Thảo luận với BQT của khách hàng các vấn đề đạo đức; Thông tin cho BQT của KH về tính chất và mức phí của DV cung cấp; 5 Luân chuyển nhân sự cao cấp của nhóm thực hiện DV đảm bảo. 1 28HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG 1. Bổ nhiệm cung cấp DV chuyên môn 2. Xung đột về lợi ích 3. Ý kiến thứ hai 4. Giá phí DV - Phí tiềm tàng 5. Giá phí DV - Các khoản phụ phí khác 6. Quảng bá DV 7. Quà tặng và ưu đãi 8. Giữ hộ tài sản của khách hàng 9. Tính độc lập - Áp dụng cho DV kiểm toán và DV soát xét 291. Bổ nhiệm cung cấp DV chuyên môn 1. Chấp nhận khách hàng 2. Chấp nhận hợp đồng DV 3. Thay đổi việc bổ nhiệm đơn vị cung cấp DV 301. Bổ nhiệm cung cấp DV chuyên môn - Trước khi chấp nhận một KH mới, kế toán viên, KTV hành nghề [gọi chung là người hành nghề] phải xác định liệu việc chấp nhận cung cấp DV cho KH đó có thể làm phát sinh nguy cơ đối với việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản hay không. Các nguy cơ tiềm tàng [đe dọa tính chính trực hoặc tư cách nghề nghiệp có thể phát sinh từ những nghi vấn liên quan đến khách hàng, gồm nghi vấn đối với chủ sở hữu DN, đội ngũ quản lý hoặc các hoạt động]. - Các vấn đề liên quan đến KH có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản, như có hoạt động bất hợp pháp [như rửa tiền], sự thiếu trung thực, hoặc có nghi vấn trong việc lập và trình bày BCTC. - Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ: + Thu thập kiến thức và hiểu biết về KH, chủ sở hữu DN cũng như các thành viên BQT và các hoạt động kinh doanh của KH; hoặc + Đảm bảo cam kết của khách hàng trong việc hoàn thiện hệ thống quản trị DN hoặc kiểm soát nội bộ. - Đối với các KH thường xuyên, người hành nghề phải định kỳ thực hiện việc xem xét lại quyết định chấp nhận hợp đồng DV với KH. 311. Bổ nhiệm cung cấp DV chuyên môn Chấp nhận hợp đồng DV Kế toán viên, KTV hành nghề phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ có thể bao gồm:  Tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh, mức độ phức tạp trong hoạt động của KH  Tìm hiểu về các lĩnh vực, ngành nghề và các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của KH  Tích lũy những kinh nghiệm phù hợp với các yêu cầu pháp luật và yêu cầu về lập BCTC  Phân công đầy đủ nhân sự với năng lực chuyên môn phù hợp  Sử dụng các chuyên gia khi cần thiết.  Thống nhất khung thời gian phù hợp để thực hiện hợp đồng DV  Tuân thủ chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng 321. Bổ nhiệm cung cấp DV chuyên môn Thay đổi việc bổ nhiệm đơn vị cung cấp DV:  Một DNKT khi thay thế một DNKT khác, cần xác định xem có những lý do nghề nghiệp hay lý do khác cho việc không chấp nhận hợp đồng  DNKT mới phải liên hệ trực tiếp với DNKT hiện tại.  KTV hiện tại phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật.  Trường hợp không thể loại bỏ hoặc giảm đến một mức độ có thể chấp nhận được nguy cơ vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì KTV nên từ chối hợp đồng. 331. Bổ nhiệm cung cấp DV chuyên môn Thay đổi việc bổ nhiệm cung cấp DV - Biện pháp bảo vệ: + Khi trả lời các yêu cầu của bên mời thầu, cần nêu rõ trong hồ sơ dự thầu rằng, trước khi chấp nhận hợp đồng, cần phải liên lạc với bên cung cấp DV hiện tại để thu thập thông tin nhằm xác định liệu có lý do nào, kể cả về mặt nghề nghiệp hoặc nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc không thể chấp nhận hợp đồng hay không; + Yêu cầu bên cung cấp DV hiện tại cung cấp thông tin về các sự kiện hoặc tình huống mà, theo đánh giá của họ, DNKT được đề cử cần nắm được trước khi quyết định có chấp nhận hợp đồng hay không; hoặc + Thu thập thông tin cần thiết từ các nguồn khác nhau. 341. Bổ nhiệm cung cấp DV chuyên môn Thay đổi việc bổ nhiệm cung cấp DV - DNKT có thể được yêu cầu thực hiện bổ sung hoặc hỗ trợ một phần công việc hiện tại. Ví dụ, thông báo tới bên cung cấp DV hiện tại để họ có thể cung cấp các thông tin cần thiết cho việc thực hiện DV đó. - DNKT cần được KH cho phép bằng văn bản để được thảo luận với bên cung cấp DV hiện tại của KH. Sau khi được cho phép, bên cung cấp DV hiện tại phải [i] tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến việc cung cấp thông tin, [ii] cung cấp thông tin trung thực, rõ ràng. Nếu DNKT được đề nghị cung cấp DV không thể liên lạc được với bên cung cấp DV hiện tại thì họ phải tìm hiểu về các nguy cơ có thể phát sinh bằng cách thức khác, như phỏng vấn bên thứ ba hoặc tìm hiểu thông tin về lãnh đạo cấp cao hoặc BQT của KH. 352. Xung đột về lợi ích Kế toán viên, KTV hành nghề có thể gặp phải xung đột về lợi ích khi cung cấp DV chuyên môn nên làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan và có thể làm phát sinh các nguy cơ khác, các nguy cơ này có thể phát sinh khi: + Kế toán viên, KTV hành nghề cung cấp DV chuyên môn liên quan đến một vấn đề cụ thể cho hai hoặc nhiều bên bị xung đột về lợi ích liên quan đến vấn đề trên; hoặc + Lợi ích của kế toán viên, KTV hành nghề liên quan đến một vấn đề cụ thể bị xung đột với lợi ích liên quan đến vấn đề đó của khách hàng sử dụng DV chuyên môn do người hành nghề cung cấp. 362. Xung đột về lợi ích Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích: + Cung cấp DV tư vấn cho một KH có nhu cầu mua lại một KH kiểm toán của DNKT khi DNKT đã thu thập được các thông tin bảo mật trong quá trình kiểm toán có thể có liên quan đến giao dịch mua lại đó; + Tư vấn cùng lúc cho hai KH đang cạnh tranh để mua lại cùng một DN, khi mà việc tư vấn này có thể có liên quan đến lợi thế cạnh tranh của các bên; + Cung cấp DV cho cả bên mua và bên bán trong cùng một giao dịch; + Cung cấp DV định giá tài sản cho hai KH đang có vị trí đối lập liên quan đến tài sản đó; + Đại diện cho hai KH liên quan đến cùng một vấn đề mà hai KH đó đang có tranh chấp pháp lý với nhau, như chia tách hoặc giải thể DN; + Cung cấp báo cáo DV đảm bảo cho bên cấp bản quyền về phí bản quyền được nhận theo thỏa thuận, đồng thời, tư vấn cho bên trả phí bản quyền về tính chính xác của khoản phí phải trả; 372. Xung đột về lợi ích Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích: + Tư vấn cho KH về việc đầu tư vào một DN, mà vợ hoặc chồng của người hành nghề có lợi ích tài chính trong DN đó; +Cung cấp DV tư vấn chiến lược liên quan đến vị thế cạnh tranh cho KH trong khi kế toán viên, KTV hành nghề đang có lợi ích tương tự với đối thủ cạnh tranh lớn của khách hàng đó; + Cung cấp DV tư vấn cho KH về việc mua lại một DN mà DN kế toán, kiểm toán cũng đang quan tâm mua lại DN đó; + Cung cấp DV tư vấn cho KH về việc mua sản phẩm hoặc DV khi kế toán viên, KTV hành nghề đang có thỏa thuận được hưởng hoa hồng hoặc phí bản quyền với nhà tiềm năng cung cấp sản phẩm hoặc DV đó. 382. Xung đột về lợi ích Biện pháp bảo vệ: + Thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc tiết lộ trái phép thông tin bảo mật khi cung cấp DV liên quan đến một vấn đề cụ thể cho hai hoặc nhiều KH bị xung đột về lợi ích, ví dụ: [i] Sử dụng các nhóm nhân viên khác nhau để cung cấp DV và hướng dẫn rõ với họ yêu cầu về vấn đề an toàn và bảo mật dữ liệu; [ii] Phân chia khu vực làm việc riêng biệt cho các bộ phận chuyên môn khác nhau trong đơn vị nhằm ngăn chặn việc tiết lộ thông tin bảo mật từ khu vực này sang khu vực khác trong DN kế toán, kiểm toán; [iii]Thiết lập và thực hiện các chính sách và thủ tục nhằm hạn chế khả năng tiếp cận hồ sơ KH, yêu cầu các nhân viên và thành viên BGĐ ký cam kết bảo mật thông tin. + Cử người có kinh nghiệm không liên quan đến KH hoặc hợp đồng DV xem xét việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; + Cử kế toán viên, KTV chuyên nghiệp không tham gia nhóm cung cấp DV hoặc không chịu ảnh hưởng của xung đột, soát xét lại công việc đã được thực hiện và đánh giá xem liệu các xét đoán và kết luận quan trọng có phù hợp hay không; + Tham khảo ý kiến tư vấn của bên thứ ba, như chuyên gia tư vấn pháp luật ... 392. Xung đột về lợi ích - Ngoài các biện pháp bảo vệ trên, cần phải thông báo cho KH bị ảnh hưởng của xung đột về bản chất của xung đột về lợi ích và các biện pháp bảo vệ liên quan [nếu có]. - Kế toán viên, KTV hành nghề phải xem xét bản chất và mức độ nghiêm trọng của xung đột về lợi ích để xác định có cần thiết phải thông báo cụ thể với KH và phải được sự chấp nhận của KH hay không. - Khi kế toán viên, KTV hành nghề yêu cầu có sự chấp nhận của KH nhưng KH không đồng ý, phải [i] từ chối thực hiện hoặc ngừng cung cấp DV làm phát sinh xung đột về lợi ích; [ii] chấm dứt các mối quan hệ hoặc từ bỏ các lợi ích liên quan. 403. Đưa ra ý kiến thứ 2 [đoạn 230.1 – 230.3]  Có thể:  Ảnh hưởng đến nguyên tắc “năng lực chuyên môn và tính thận trọng”.  Tạo ra nguy cơ bị đe dọa.  Một số biện pháp bảo vệ bao gồm:  Liên lạc với kế toán viên, KTV hành nghề hiện tại khi được sự đồng ý của khách hàng;  Mô tả những hạn chế liên quan đến ý kiến được đưa ra khi trao đổi với khách hàng; và / hoặc  Cung cấp cho kế toán viên, KTV hành nghề hiện tại một bản copy ý kiến. Nếu đơn vị có yêu cầu về ý kiến thứ hai không cho phép liên lạc trực tiếp với kế toán viên, KTV hành nghề hiện tại, kế toán viên, KTV hành nghề nên xem xét việc đưa ra ý kiến thứ hai có hợp lý hay không. 413. Đưa ra ý kiến thứ 2 [đoạn 230.1 – 230.3] • Việc kiểm toán lại BCTC chỉ được thực hiện khi có yêu cầu cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan quản lý. • DNKT sau cần tham khảo ý kiến của DNKT tiền nhiệm về các vấn đề kế toán, kiểm toán có sự khác biệt trọng yếu trong quan điểm giữa hai DNKT. • Nếu không thể tham khảo ý kiến của DNKT tiền nhiệm thì cần tham khảo ý kiến của tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý phù hợp. 424. Giá phí DV  Phí DV quá thấp có thể phát sinh nguy cơ tư lợi làm ảnh hưởng đến nguyên tắc “năng lực chuyên môn và tính thận trọng”  Biện pháp bảo vệ: [1] Đảm bảo rằng khách hàng hiểu được các điều khoản của hợp đồng, trong đó có cơ sở tính phí, nội dung và phạm vi công việc tương ứng với mức phí đó; hoặc [2] Sắp xếp thời gian phù hợp và bố trí nhân viên có đủ năng lực chuyên môn thực hiện công việc. 434. Giá phí DV - Phí tiềm tàng [slide 101, 102]  Phí chưa xác định là phí tiềm tàng có thể phát sinh nguy cơ tư lợi ảnh hưởng đến tính khách quan. Phí tiềm tàng sử dụng trong các hợp đồng DV phi đảm bảo. Nguy cơ phụ thuộc vào:  Tính chất của hợp đồng DV;  Mức phí DV chưa xác định [khoản phí tiềm tàng];  Cơ sở xác định mức phí DV; và  Liệu kết quả của giao dịch có được soát xét bởi một bên thứ ba độc lập hay không.  Một số biện pháp bảo vệ bao gồm:  Thỏa thuận trước bằng văn bản với KH về cơ sở xác định mức phí;  Công bố cho các bên sử dụng kết quả DV về công việc thực hiện và cơ sở xác định mức phí;  Các chính sách và thủ tục liên quan KSCL; và  Các công việc thực hiện của kế toán viên, KTV hành nghề phải được soát xét một cách khách quan bởi một bên thứ ba. 445. Giá phí DV - Các khoản phụ phí khác  Kế toán viên, KTV hành nghề có thể nhận được phí giới thiệu hoặc hoa hồng liên quan đến KH, hoặc phải trả phí giới thiệu để có được KH.  DNKT, KTV hành nghề không được trả/nhận phí giới thiệu hoặc hoa hồng từ việc giới thiệu KH hoặc để có được KH cho DV đảm bảo do nguy cơ tư lợi và ảnh hưởng đến tính khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng.  Các biện pháp bảo vệ bao gồm:  Thông báo với KH về thỏa thuận [i] trả phí và [ii] nhận phí trong việc được giới thiệu hoặc giới thiệu KH cho kế toán viên, KTV.  Thu thập văn bản thỏa thuận trước từ KH về hoa hồng liên quan đến việc bên thứ ba cung cấp hàng hóa, DV cho KH. 456. Quảng bá DV [đoạn 250.1 – 250.2]  Quảng cáo DV, thành tích sản phẩm của mình hay tiếp thị không đúng mức sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc “tư cách nghề nghiệp”.  Kế toán viên, KTV hành nghề không được: [a] Cường điệu về các DV mà họ có thể thực hiện, về trình độ hay kinh nghiệm của bản thân; hoặc [b] Đưa ra những thông tin, giới thiệu làm mất uy tín hay đưa ra những so sánh không có căn cứ về công việc của các bên khác. Nếu không biết rõ hình thức quảng cáo hoặc tiếp thị có phù hợp hay không, kế toán viên, KTV hành nghề phải tham khảo ý kiến một hội nghề nghiệp có liên quan. 467. Quà tặng và ưu đãi [đoạn 260.1 – 260.3]  Tính khách quan có thể bị ảnh hưởng khi nhận quà tặng của KH hoặc vì lo ngại việc nhận quà bị công khai [đề nghị là binh thường nếu không có giới thiệu lớn và không đáng kể].  Tầm nghiêm trọng phụ thuộc vào bản chất, giá trị, và mục đích của quà tặng.  Áp dụng cho cả thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi với kế toán viên, KTV hành nghề 478. Giữ hộ tài sản của khách hàng [đoạn 270.1 – 270.3] • Kế toán viên, KTV hành nghề không được giữ hộ tiền hay tài sản khác của KH trừ khi được pháp luật cho phép [do ảnh hưởng đến tính khách quan và tư cách nghề nghiệp do nguy cơ tư lợi]. • Để phòng ngừa các nguy cơ như vậy, người hành nghề được giao giữ hộ tiền hoặc tài sản khác của người khác phải: [a] Giữ riêng biệt các tài sản đó với tài sản cá nhân hoặc tài sản của đơn vị; [b] Chỉ sử dụng các tài sản đó cho mục đích định trước; [c] Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu tài sản về tài sản đó, cũng như thu nhập, cổ tức hoặc các khoản thu nhập khác thu được từ tài sản tại bất cứ thời điểm nào; [d] Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến việc nắm giữ và chịu trách nhiệm về các tài sản đó. [nếu hợp đồng DV có điều khoản giữ hộ tài sản của KH, người hành nghề phải tìm hiểu nguồn gốc tài sản, nghĩa vụ quản lý & các quy định có liên quan] 489. Tính độc lập Quan hệ kinh Làm việc cho khách Lãnh đạo DN kiểm toán là nhân doanh mật sự cấp cao của khách hàng Lợi ích tài chính thiết hàng sử dụng DV đảm bảo Quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân DV tuyển dụng Nguy cơ do tư lợi Quà tặng Đưa giá phí thấp và ưu đãi Phí DV lớn Các loại phí tiềm tàng Các khoản cho vay và bảo lãnh Phí quá hạn 49

9. Tính độc lập Đã từng làm việc DV ghi sổ kế toán và cho khách hàng sử lập báo cáo tài chính dụng DV đảm bảo Các DV khác Nguy cơ tự kiểm tra DV định giá DV DV thuế tài chính doanh nghiệp DV kiểm toán nội bộ 50


Page 2

9. Tính độc lập DV hỗ trợ kiện tụng, tranh chấp 519. Tính độc lập 529. Tính độc lập Tranh chấp Mối quan hệ kinh doanh Các mối quan pháp lý mật thiết hệ gia đình Nguy cơ bị đe dọa hoặc quan hệ cá nhân Thành viên nhóm cung cấp DV đảm bảo chuyển sang làm việc cho khách hàng 539. Tính độc lập Yêu cầu chung  Áp dụng cho DV đảm bảo [kiểm toán, soát xét và các DV đảm bảo khác]  Áp dụng cho DNKT và các công ty trong cùng mạng lưới  KTV hành nghề cần trao đổi thường xuyên với BQT của khách hàng về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập  CMĐĐ 2015 đưa ra một số quy định riêng cho KH kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng. 549. Tính độc lập Yêu cầu chung [tt]  Tính độc lập yêu cầu:  Độc lập về tư tưởng  Độc lập về hình thức  Phương pháp tiếp cận với khái niệm tính độc lập dựa trên khuôn khổ: DNKT và thành viên của nhóm thực hiện DV đảm bảo: a] Xác định nguy cơ đe dọa tính độc lập; b] Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đã được xác định; c] Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm loại trừ hoặc giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. Việc xem xét các nguy cơ cần được thực cho cả một số thành viên ngoài nhóm cung cấp DV 559. Tính độc lập Yêu cầu chung [tt] Các biện pháp bảo vệ thường được áp dụng: • Loại bỏ yếu tố dẫn đến nguy cơ hoặc giảm xuống tới mức không đáng kể • Mời KTV chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc của thành viên nhóm cung cấp DV đảm bảo bị ảnh hưởng • Rút thành viên nhóm cung cấp DV đảm bảo bị ảnh hưởng ra khỏi nhóm cung cấp DV DNKT rút khỏi DV nếu không có biện pháp bảo vệ thích hợp. 56TÍNH ĐỘC LẬP ÁP DỤNG CHO DV KIỂM TOÁN VÀ DV SOÁT XÉT VÀ HỢP ĐỒNG DV ĐẢM BẢO  CHƯƠNG 290 - Tính độc lập - Áp dụng cho DV kiểm toán và DV soát xét  CHƯƠNG 291 – Tính độc lập – Áp dụng cho các hợp đồng DV đảm bảo khác  Thành viên nhóm kiểm toán, các DNKT và các công ty mạng lưới phải duy trì tính độc lập đối với khách hàng kiểm toán để đạt được và duy trì tính độc lập. 57TÍNH ĐỘC LẬP ÁP DỤNG CHO DV KIỂM TOÁN VÀ DV SOÁT XÉT Mạng lưới và công ty mạng lưới Đơn vị có lợi ích công chúng Các bên liên quan BQT của khách hàng Tài liệu, hồ sơ Thời gian thực hiện hợp đồng DV Sáp nhập và mua bán 58TÍNH ĐỘC LẬP ÁP DỤNG CHO DV KIỂM TOÁN VÀ DV SOÁT XÉT Lợi ích tài chính Các khoản cho vay và bảo lãnh Các mối quan hệ kinh doanh Các mối quan hệ cá nhân và mối quan hệ gia đình Làm việc cho KH kiểm toán Cử nhân viên đến làm việc tạm thời cho KH kiểm toán Làm việc với vai trò là Giám đốc, nhân sự cấp cao của KH 59 Cung cấp DV kiểm toán cho KH trong nhiều năm Cung cấp DV phi đảm bảo cho KH kiểm toánCÔNG TY MẠNG LƯỚI Mục đích hợp tác và chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí [đến mức trọng yếu] Hợp tác cùng nắm quyền sở hữu, kiểm soát hay quản trị Là sự Hợp tác có cùng chính sách & thủ tục KSCL kết hợp Hợp tác cùng chiến lược kinh doanh Sử dụng chung thương hiệu hoặc không cùng thương hiệu nhưng dùng thương hiệu để quảng bá với tư cách thành viên của mạng lưới 60ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG Tổ chức niêm yết Được pháp luật quy định là đơn vị có lợi ích công chúng Pháp luật quy định như đối với các tổ chức niêm yết 61CÁC BÊN LIÊN QUAN  Đối với KH kiểm toán là tổ chức niêm yết là các bên liên quan của KH đó.  Đối với tất cả các KH kiểm toán khác, là các bên có liên quan mà KH kiểm toán nắm quyền kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp.  Khi có mối quan hệ với các bên liên quan của khách hàng, KTV phải xem xét ảnh hưởng đến tính độc lập của DNKT với KH kiểm toán đối với các mối quan hệ này, khi xác định và đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập cũng như áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp.BAN QUẢN TRỊ CỦA KHÁCH HÀNG 63 DNKT và BQT của KH nên trao đổi thường xuyên với nhau về các mối quan hệ và vấn đề khác mà theo đánh giá của DNKT là có ảnh hưởng đến tính độc lập. Việc trao đổi này cho phép BQT của KH: o Xem xét các xét đoán của DNKT về việc xác định và đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập; o Đánh giá sự phù hợp của các biện pháp bảo vệ áp dụng để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được; o Có biện pháp xử lý thích hợp. Việc trao đổi thường xuyên này hữu dụng đối với các nguy cơ bị đe dọa và nguy cơ từ sự quen thuộc.TÀI LIỆU, HỒ SƠ Là các tài liệu, hồ sơ cung cấp bằng chứng làm cơ sở đưa ra kết luận của KTV hành nghề liên quan đến việc tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập. KTV hành nghề phải ghi chép kết luận về việc tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập cũng như nội dung các thảo luận liên quan làm căn cứ đưa ra kết luận này.TÀI LIỆU, HỒ SƠ  Khi KTV hành nghề áp dụng các biện pháp làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, phải ghi chép lại bản chất của nguy cơ và các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng;  Các nguy cơ cần phải được phân tích một cách tỉ mỉ và kỹ càng để xác định liệu có cần các biện pháp bảo vệ hay không và KTV hành nghề kết luận rằng không cần các biện pháp bảo vệ do các nguy cơ đã ở mức có thể chấp nhận được và phải ghi chép lại bản chất của các nguy cơ và cơ sở để đưa ra kết luận.THỜI GIAN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DV KTV hành nghề cần phải độc lập với KH kiểm toán trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng DV & kỳ kế toán được lập BCTC Thời gian thực hiện hợp đồng DV được tính từ khi nhóm kiểm toán bắt đầu thực hiện công việc cho đến khi báo cáo kiểm toán được phát hành Các nguy cơ đe dọa tính độc lập:  Các mối quan hệ về tài chính hoặc kinh doanh với các KH kiểm toán trong hoặc sau giai đoạn BCTC nhưng trước khi chấp thuận cung cấp DV kiểm toán.  Các DV đã cung cấp trước đó cho KH kiểm toán.THỜI GIAN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DV Khi DNKT đã cung cấp DV phi đảm bảo cho KH trong hoặc sau giai đoạn BCTC nhưng trước khi bắt đầu thực hiện DV kiểm toán mà DV phi đảm bảo đó không được phép thực hiện trong thời gian thực hiện kiểm toán, DNKT phải đánh giá các nguy cơ và loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ: o Không đưa nhân viên cung cấp DV phi đảm bảo vào nhóm cung cấp DV kiểm toán; o Bố trí KTV chuyên nghiệp rà soát lại công việc của nhóm cung cấp DV kiểm toán và nhóm cung cấp DV phi đảm bảo; hoặc o Thuê DNKT khác đánh giá kết quả công việc của nhóm DV phi đảm bảo hoặc thực hiện lại DV phi đảm bảo trong phạm vi thích hợp đủ để đơn vị đó chịu trách nhiệm về DV được cung cấpSÁP NHẬP, MUA BÁN  Khi việc sáp nhập hoặc mua bán làm cho một đơn vị trở thành bên liên quan của khách hàng kiểm toán, DNKT phải xác định và đánh giá các lợi ích trước và sau sáp nhập hoặc mua bán, các mối quan hệ của DNKT với bên liên quan, có tính đến các biện pháp bảo vệ sẵn có, có thể đe dọa tính độc lập, và do đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục thực hiện cuộc kiểm toán sau ngày sáp nhập hoặc mua bán.9. Tính độc lập Một số lưu ý Lợi ích tài chính trực tiếp và lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu bị cấm tuyệt đối. 699. Tính độc lập Một số lưu ý [tt] DNKT không được:  Cung cấp DV kiểm toán nội bộ cho KH kiểm toán  Cung cấp DV kiểm toán nếu đang hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề:  DV ghi sổ kế toán  Lập báo cáo tài chính  Thỏa thuận phí kiểm toán theo cách tính phí tiềm tàng  Cung cấp DV kiểm toán nội bộ cho KH kiểm toán. 709. Tính độc lập Một số lưu ý [tt] Đối với đơn vị có lợi ích công chúng:  Tính độc lập sẽ bị vi phạm: Khi thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán hoặc KTV hành nghề trong cuộc kiểm toán chuyển sang nắm giữ các vị trí quan trọng trong KH kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng trong vòng 12 tháng kể từ khi kết thúc cuộc kiểm toán;  CMĐĐ 2015 đưa ra yêu cầu trao đổi với Ban quản trị của KH kiểm toán và áp dụng các biện pháp bảo vệ nếu DNKiT có tổng mức phí DV từ một KH kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng [bao gồm cả các đơn vị có liên quan] chiếm hơn 15% tổng doanh thu của DNKT. 719. Tính độc lập Một số lưu ý [tt] Đối với đơn vị có lợi ích công chúng: Đối tượng và thời gian luân chuyển khi kiểm toán KH là đơn vị có lợi ích công chúng:  KTV hành nghề không được ký báo cáo quá 3 năm liên tục;  KTV hành nghề không được tham gia nhóm kiểm toán quá 4 năm liên tục;  Nếu đã tham gia nhóm kiểm toán trong 4 năm liên tục, KTV hành nghề không được đảm nhiệm bất kỳ vị trí nào trong nhóm kiểm toán và không được giữ vai trò là thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán trong năm thứ 5; và  Khi KH trở thành đơn vị có lợi ích công chúng, quy định luân chuyển được áp dụng từ năm tài chính mà khách hàng trở thành đơn vị có lợi ích công chúng. 72LỢI ÍCH TÀI CHÍNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ CÁC LỢI ÍCH TÀI CHÍNH Chuyển nhượng 100% lợi ích tài chính cho tổ chức, 1 cá nhân khác Chuyển nhượng phần lớn lợi ích tài chính cho tổ chức, 2 các nhân khác 3 Rút thành viên có lợi ích tài chính ra khỏi nhóm kiểm toán 4 Mời KTV thuộc nhóm khác soát xét báo cáo kiểm toán 5Từ chối cuộc kiểm toánCUNG CẤP DV PHI ĐẢM BẢO CHO KHÁCH HÀNG KIỂM TOÁN Cung cấp DV tài Cung cấp DV ghi sổ kế chính doanh nghiệp toán, lập BCTC Cung cấp DV tuyển DV định giá tài sản dụng Cung cấp DV tư vấn Cung cấp DV thuế về luật Cung cấp DV hỗ trợ Cung cấp DV Kiểm toán nội bộ kiện tụng, tranh chấp Cung cấp DV về công nghệ thông tin 74CUNG CẤP DV PHI ĐẢM BẢO CHO KHÁCH HÀNG KIỂM TOÁN Khi thực hiện các DV phi đảm bảo cần xem xét:  Phân biệt đối tượng KH kiểm toán - Đơn vị có lợi ích công chúng - Đơn vị không có lợi ích công chúng  Xác định tác động của kết quả DV - Đến việc ghi nhận nghiệp vụ trên sổ kế toán - Ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC  Trách nhiệm quản lý: chính sách, xét duyệt, xử lý - Thuộc về khách hàng -Thuộc về doanh nghiệp kiểm toán 75CUNG CẤP DV GHI SỔ KẾ TOÁN VÀ LẬP BCTC CHO KHÁCH HÀNG KIỂM TOÁN Việc cung cấp DV kế toán cho khách hàng kiểm toán, như việc ghi sổ kế toán, lập BCTC có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra nên DNKT không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề DV ghi sổ kế toán, lập BCTC cho khách hàng kiểm toán. -> Chú ý: Thông tư 09/2021/TT-BTC 76Theo Mục 4 Phụ lục II Thông tư 09/2021/TT - BTC 4. Đoàn kiểm tra căn cứ nội dung DV mà đơn vị được kiểm tra cung cấp cho KH để việc đánh giá tình hình tuân thủ chuẩn mực [CM] nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan cụ thể như sau: a]Nếu đối tượng được kiểm tra cung cấp cả DV lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lập và trình bày BCTC cho khách hàng thì trách nhiệm đối với công tác kế toán của người được thuê làm DV kế toán như người làm kế toán của đơn vị kế toán và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh DV kế toán đối với công tác kế toán như trách nhiệm của đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế toán. Việc kiểm tra tình hình tuân thủ CM nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan đối với đơn vị kinh doanh DV kế toán tương tự như kiểm tra công tác kế toán tại đơn vị kế toán; b]Nếu đối tượng được kiểm tra cung cấp DV làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán cho KH thì trách nhiệm của người được thuê làm DV kế toán trưởng, phụ trách kế toán như kế toán trưởng của đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế toán. Việc kiểm tra tình hình tuân thủ CM nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan đối với DV làm kế toán, phụ trách kế toán tương tự như kiểm tra kế toán trưởng, phụ trách kế toán của đơn vị kế toán; 77Theo Mục 4 Phụ lục II Thông tư 09/2021/TT - BTC c] Nếu đối tượng được kiểm tra cung cấp DV ghi sổ kế toán, lập và trình bày BCTC cho khách hàng trên cơ sở chứng từ kế toán do khách hàng cung cấp thì căn cứ đánh giá là các giấy tờ, tài liệu và hồ sơ làm việc chứng minh cho việc thực hiện các thủ tục hướng dẫn tại mục 1, 2 và 3 Phụ lục này; d] Nếu đối tượng được kiểm tra cung cấp DV lập và trình bày BCTC cho KH trên cơ sở sổ kế toán do khách hàng cung cấp thì căn cứ đánh giá là các giấy tờ, tài liệu và hồ sơ làm việc chứng minh cho việc thực hiện các thủ tục hướng dẫn tại mục 2 và 3 Phụ lục này. 78CUNG CẤP DV ĐỊNH GIÁ CHO KHÁCH HÀNG KIỂM TOÁN  DNKT phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ  Áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ:  Cử cá nhân không thực hiện DV định giá soát xét lại công việc kiểm toán hay định giá; hoặc  Không bố trí nhân sự thực hiện DV định giá tham gia nhóm kiểm toán.CUNG CẤP DV ĐỊNH GIÁ CHO KHÁCH HÀNG KIỂM TOÁN Nếu DV định giá ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC mà DNKT đưa ra ý kiến và kết quả định giá có mức độ chủ quan đáng kể Không được cung cấp DV định giá này cho KH Nếu DV định giá không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC mà DNKT đưa ra ý kiến và kết quả định giá không có mức độ chủ quan đáng kể như các giả định, kỹ thuật và phương pháp định giá đã được chuẩn hóa theo pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc đã được chấp nhận rộng rãi Được cung cấp DV định giá này cho KHCUNG CẤP DV ĐỊNH GIÁ CHO KHÁCH HÀNG KIỂM TOÁN Đơn vị có lợi ích công chúng Không được cung cấp DV định giá cho khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng nếu việc định giá có ảnh hưởng trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp, đến BCTC mà DNKT đưa ra ý kiến.CUNG CẤP DV THUẾ CHO KH Lập tờ khai thuế A Hỗ trợ giải quyết CUNG CẤP Tính thuế cho các tranh chấp D DV THUẾ B mục đích ghi CHO KH về thuế sổ kế toán C 82 Hoạch định thuế và các DV tư vấn thuế khácLẬP TỜ KHAI THUẾ DV lập tờ khai thuế bao gồm hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghĩa vụ báo cáo về thuế bằng cách lập và hoàn thiện thông tin cần thiết [thường là điền vào các biểu mẫu chuẩn] cho cơ quan thuế. Việc cung cấp các DV này thường không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập nếu BGĐ của khách hàng kiểm toán chịu trách nhiệm về các tờ khai thuế và các xét đoán quan trọng có liên quan. 83HOẠCH ĐỊNH THUẾ, TƯ VẤN THUẾ - Tư vấn cho khách hàng cách thức tiến hành giao dịch để tối ưu hóa lợi ích về thuế - Tư vấn về việc áp dụng luật hoặc quy định mới về thuế. DNKT phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận đượcHOẠCH ĐỊNH THUẾ, TƯ VẤN THUẾ Nếu hiệu quả của ý kiến tư vấn về thuế phụ thuộc vào phương thức hạch toán kế toán hoặc trình bày cụ thể trong BCTC và: - Nhóm kiểm toán có nghi ngờ về tính thích hợp của phương thức hạch toán kế toán hoặc trình bày BCTC theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC có liên quan; - Kết quả hoặc hệ quả của ý kiến tư vấn về thuế sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC mà DNKT sẽ đưa ra ý kiến. Trường hợp này DNKT không được cung cấp ý kiến tư vấn về thuế đó cho KH kiểm toán.TÍNH THUẾ CHO MỤC ĐÍCH GHI SỔ KẾ TOÁN + KH kiểm toán không phải là đơn vị có lợi ích công chúng Việc tính toán thuế TNDN hiện hành hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả [hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại] cho KH kiểm toán nhằm mục đích ghi sổ kế toán. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào: [a]Mức độ phức tạp của pháp luật và các quy định về thuế có liên quan, mức độ xét đoán cần thiết khi áp dụng pháp luật và các quy định này; [b]Trình độ chuyên môn về thuế của nhân viên khách hàng; [c]Mức độ trọng yếu của số liệu thuế đối với BCTC. •Biện pháp bảo vệ: [1]Cử cá nhân không phải là thành viên nhóm kiểm toán thực hiện DV; [2]Cử một thành viên BGĐ hoặc trưởng nhóm kiểm toán có kinh nghiệm phù hợp không phải là thành viên nhóm kiểm toán soát xét lại các bảng tính thuế, nếu DV đó do một thành viên nhóm kiểm toán thực hiện; hoặc [3]Tham khảo ý kiến tư vấn về DV từ chuyên gia thuế bên ngoài DNKT. 86TÍNH THUẾ CHO MỤC ĐÍCH GHI SỔ + KH kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng Nếu KH kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng, trừ trường hợp khẩn cấp, DNKT không được cung cấp DV tính thuế cho mục đích ghi sổ kế toán vì có ảnh hưởng trọng yếu đối với BCTC mà DNKT đưa ra ý kiến. Trường hợp khẩn cấp hoặc tình huống bất thường, KH kiểm toán không thể lựa chọn được bên cung cấp DV nào khác khi: [i] Chỉ DNKT đó mới có nguồn lực và hiểu biết cần thiết về ngành nghề hoạt động của KH để giúp KH kịp thời; và [ii] Nếu DNKT đó không cung cấp các DV này thì sẽ gây ra khó khăn đáng kể cho KH [các yêu cầu báo cáo theo quy định của pháp luật]. Trường hợp này DNKT cần phải thỏa mãn các điều kiện sau: [a] Thành viên thực hiện DV không được là thành viên nhóm kiểm toán; [b] DV được thực hiện trong thời gian ngắn và không lặp lại; [c] Tình huống này phải được thảo luận với BQT của khách hàng. 87HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ THUẾ 88 Đại diện cho khách hàng kiểm toán giải quyết tranh chấp về thuế của một vấn đề cụ thể khi cơ quan thuế không chấp nhận giải trình của khách hàng, và vấn đề đó đang được phán xử trong một vụ kiện tụngHỖ TRỢ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ THUẾ + Nếu giữ vai trò người bào chữa cho một khách hàng kiểm toán trong một phiên tòa xét xử công khai về một vấn đề về thuế và các số liệu có liên quan là trọng yếu đối với BCTC mà DNKT sẽ đưa ra ý kiến, thì DNKT không được cung cấp DV đó cho KH kiểm toán. + DNKT được cung cấp thông tin cụ thể, cung cấp bằng chứng, lời khai về công việc đã được thực hiện hoặc trợ giúp KH phân tích các vấn đề thuế cho KH kiểm toán liên quan đến vấn đề được xem xét trong một phiên tòa xét xử công khai.CUNG CẤP DV VÊ CNTT Việc cung cấp DV về CNTT có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra, tùy thuộc vào đặc điểm của DV và của hệ thống CNTT. Khi nhân viên của DNKT không giữ trách nhiệm quản lý trong KH kiểm toán, các DV về CNTT sau sẽ không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập: [a] Thiết kế hoặc xây dựng hệ thống CNKT không liên quan đến KSNB đối với việc lập và trình bày BCTC; [b] Thiết kế hoặc xây dựng hệ thống CNKT không tạo ra thông tin hình thành nên một phần quan trọng của sổ, tài liệu kế toán hoặc BCTC; [c] Sửa đổi phần mềm kế toán hoặc phần mềm lập và trình bày BCTC bán sẵn trên thị trường mà không do DNKT thiết kế nếu việc sửa đổi phần mềm đó để đáp ứng nhu cầu của KH là không đáng kể; [d] Đánh giá và đưa ra các khuyến nghị về hệ thống CNTT do một nhà cung cấp DV khác hoặc KH thiết kế, xây dựng, hoặc vận hành.CUNG CẤP DV VÊ CNTT + KH kiểm toán không phải là đơn vị có lợi ích công chúng DNKT không được thiết kế hoặc xây dựng hệ thống CNTT mà hệ thống này: [i] Hình thành một phần quan trọng của KSNB đối với việc lập và trình bày BCTC; hoặc [ii] Tạo ra thông tin quan trọng đối với sổ, tài liệu kế toán hoặc BCTC của KH mà DNKT sẽ đưa ra ý kiến, trừ khi áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo rằng khách hàng: [a] Thừa nhận trách nhiệm đối với việc xây dựng và giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ; [b] Phân công một cá nhân có năng lực, tốt nhất là lãnh đạo cấp cao, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quản lý đối với việc thiết kế và áp dụng hệ thống phần cứng hoặc phần mềm; [c] Đưa ra các quyết định quản lý đối với quy trình thiết kế và áp dụng hệ thống phần cứng hoặc phần mềm; [d] Đánh giá tính đầy đủ và kết quả của việc thiết kế và áp dụng hệ thống phần cứng hoặc phần mềm; [e] Chịu trách nhiệm vận hành hệ thống phần cứng hoặc phần mềm và chịu trách nhiệm đối với dữ liệu mà hệ thống sử dụng hoặc tạo ra.CUNG CẤP DV VÊ CNTT + KH kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng DNKT không được cung cấp các DV bao gồm thiết kế hoặc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mà hệ thống này: [i] Hình thành một phần quan trọng của kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày BCTC; hoặc [ii] Tạo ra thông tin quan trọng đối với sổ, tài liệu kế toán hoặc BCTC của khách hàng mà DNKT sẽ đưa ra ý kiến.CUNG CẤP DV HỖ TRỢ KIỆN TỤNG, TRANH CHẤP DV tư vấn về luật bao gồm • DV tư vấn doanh nghiệp và tư vấn thương mại cho khách hàng, • Tư vấn về hợp đồng, kiện tụng, mua bán, sáp nhập • Hỗ trợ cho bộ phận pháp chế nội bộ của khách hàng,... + DV tư vấn về luật hỗ trợ khách hàng kiểm toán thực hiện một giao dịch [tư vấn về hợp đồng, tư vấn pháp luật, soát xét tổng thể và tái cơ cấu về pháp lý] DNKT phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào [đặc điểm DV, liệu dịch vụ có do thành viên nhóm kiểm toán cung cấp hay không, mức độ trọng yếu liên quan đến BCTC của KH kiểm toán] và áp dụng các biện pháp bảo vệ: [1] Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện DV tư vấn về luật; hoặc [2] Cử chuyên gia không cung cấp DV tư vấn về luật cho KH để tư vấn cho nhóm kiểm toán về DV và soát xét cách thức xử lý đối với BCTC. 93CUNG CẤP DV HỖ TRỢ KIỆN TỤNG, TRANH CHẤP - DV hỗ trợ kiện tụng, tranh chấp gồm: + Làm nhân chứng chuyên môn + Ước tính thiệt hại hoặc tính toán các số liệu về các khoản phải thu hoặc phải trả do kết quả kiện tụng hoặc tranh chấp, hỗ trợ quản lý và khôi phục tài liệu. - Khi được yêu cầu giữ vai trò bào chữa cho KH kiểm toán để giải quyết một vụ kiện tụng hoặc tranh chấp khi các số liệu có liên quan [i] là trọng yếu đối với BCTC mà DNKT sẽ đưa ra ý kiến -> Không được thực hiện; [ii] là không trọng yếu đối với BCTC mà DNKT sẽ đưa ra ý kiến, DNKT phải đánh giá các nguy cơ về sự bào chữa và nguy cơ tự kiểm tra nào phát sinh và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết: [1] Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện DV; hoặc [2] Cử chuyên gia không cung cấp DV tư vấn về luật cho khách hàng để tư vấn cho nhóm kiểm toán về DV và soát xét cách thức xử lý đối với BCTC. - Không cá nhân nào của DNKT được chấp nhận đảm nhiệm vị trí Trưởng ban pháp chế cho KH kiểm toán. 94CUNG CẤP DV TUYỂN DỤNG Cung cấp DV như soát xét bằng cấp, trình độ chuyên môn của các ứng viên và tư vấn về sự phù hợp của họ với vị trí ứng tuyển. Phỏng vấn các ứng viên và tư vấn về năng lực của họ cho vị trí kế toán tài chính, vị trí quản lý hoặc kiểm soát DNKT phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. DNKT không được đóng vai trò là người đàm phán thay mặt cho KH, và đưa ra quyết định tuyển dụng. Đối với KH là đơn vị có lợi ích công chúng: DNKT không được cung cấp các DV tìm kiếm và điều tra về các ứng viên là Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc lãnh đạo cấp cao của KH kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến việc lập chứng từ ghi số kế toán hoặc lập BCTC. 95CUNG CẤP DV TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Cung cấp DV tài chính doanh nghiệp bao gồm:  Hỗ trợ khách hàng kiểm toán phát triển chiến lược tài chính doanh nghiệp;  Xác định các công ty mục tiêu để khách hàng kiểm toán mua lại;  Tư vấn về các giao dịch giải thể doanh nghiệp;  Hỗ trợ các giao dịch huy động nguồn tài chính;  Tư vấn về cơ cấu doanh nghiệp. DNKT phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ & có biện pháp xử lý phù hợp 96CUNG CẤP DV TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DNKT không được cung cấp DV tư vấn về tài chính DN cho KH: [1] nếu hiệu quả của ý kiến tư vấn về tài chính DN có phụ thuộc vào phương thức hạch toán kế toán hoặc trình bày trên BCTC và: [a] Nhóm kiểm toán có sự nghi ngờ về tính thích hợp của phương thức hạch toán kế toán và trình bày BCTC theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC có liên quan; [b] Kết quả hoặc hệ quả của ý kiến tư vấn về tài chính DN sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC mà DNKT sẽ đưa ra ý kiến. [2] Các DV quảng bá, giao dịch hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu của khách hàng kiểm toán. 97PHÍ DV LỚN [đoạn 290.217 – 290.218] Khi tổng mức phí DV từ một khách hàng kiểm toán chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của DNKT hoặc khi phí DV từ một khách hàng kiểm toán chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu [i] từ các khách hàng của một thành viên BGĐ hoặc [ii] của một chi nhánh DNKT, phát sinh nguy cơ do tư lợi hoặc nguy cơ bị đe dọa, DNKT phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ & áp dụng các biện pháp cần thiết 98PHÍ DV LỚN [đoạn 290.217 – 290.218] KH kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng của DNKT trong hai năm liên tiếp có tổng mức phí DV từ KH này và các đơn vị có liên quan của KH chiếm hơn mức 15% tổng doanh thu của DNKT, DNKT phải công bố với BQT, và trao đổi về biện pháp bảo vệ: [1] Thực hiện soát xét trước khi phát hành BCKT về BCTC năm thứ hai; hoặc [2] Soát xét sau khi đã phát hành BCKT về BCTC năm thứ hai, và trước khi phát hành BCKT về BCTC năm thứ ba, bằng việc mời KTV chuyên nghiệp không phải là nhân viên của DNKT và không phải là thành viên nhóm kiểm toán toán, hoặc mời tổ chức nghề nghiệp thực hiện soát xét độc lập cuộc kiểm toán cho năm thứ hai tương đương với việc chuyên gia độc lập soát xét KSCL cuộc kiểm toán. + Nếu tổng mức phí DV cao hơn nhiều mức 15% trong tổng doanh thu của DN, DNKT phải xác định liệu nguy cơ do tư lợi hay nguy cơ bị đe dọa đó có nghiêm trọng đến mức việc soát xét sau phát hành sẽ không làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được nên phải soát xét trước phát hành. + Sau đó, nếu mức phí DV mỗi năm tiếp tục vượt quá mức 15%, DNKT phải trình bày và thảo luận với BQT của KH và áp dụng một trong các biện pháp bảo vệ trên. Nếu mức phí DV cao hơn nhiều mức 15%, DNKT phải xác định liệu nguy cơ do tư lợi hay nguy cơ bị đe dọa đó có nghiêm trọng đến mức việc soát xét sau phát hành không làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được nên phải áp dụng việc soát xét trước phát hành. 99

PHÍ QUÁ HẠN [đoạn 290.220] Nếu phí kiểm toán vẫn chưa được thanh toán sau khi đã phát hành BCKT, DNKT phải đánh giá sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và áp dụng các biện pháp bảo vệ như cử một KTV chuyên nghiệp không tham gia nhóm kiểm toán cho ý kiến tư vấn hoặc soát xét lại công việc đã thực hiện. DNKT phải xác định liệu phí quá hạn có thể được coi là tương đương với một khoản cho khách hàng vay hay không, và liệu rằng do mức độ trọng yếu của khoản phí quá hạn này thì DNKT có được tiếp tục cuộc kiểm toán hoặc tái bổ nhiệm hay không. 100


Video liên quan

Chủ Đề