Ví dụ về phương pháp giáo dục thuyết phục

Phương pháp giáo dục thuyết phục là một phương pháp giáo dục mà người giáo dục sử dụng lý luận và thuyết phục để truyền đạt ý tưởng hoặc giáo trình cho người học. Điểm mạnh của phương pháp này là khả năng truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và dễ hiểu cho người học. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là không cho phép người học tự do tìm kiếm thông tin và không nhất thiết làm cho người học hiểu sâu về chủ đề đang học.

Phương pháp giáo dục thuyết phục là một phương pháp giáo dục mà người giáo dục sử dụng các kỹ thuật thuyết phục để giúp học sinh hiểu và theo đuổi một ý tưởng hoặc một quan điểm cụ thể. Phương pháp này thường được sử dụng trong các hoạt động giáo dục sư phạm và các hoạt động giáo dục có mục đích xây dựng tính cách của học sinh.

Trong phương pháp giáo dục thuyết phục, người giáo dục sử dụng các kỹ thuật như làm cho ý tưởng hoặc quan điểm của họ có vẻ lý thuyết và hợp lý, sử dụng các ví dụ và các bằng chứng để hỗ trợ ý tưởng của họ, và sử dụng các kỹ thuật ngôn ngữ và kỹ thuật trình bày để làm tăng tính thuyết phục của họ.

Tuy nhiên, phương pháp giáo dục thuyết phục cũng có một số hạn chế. Nó có thể dẫn đến việc học sinh không được học tập để tìm ra sự thật mà chỉ được học tập để hợp với quan điểm của người giáo dục. Ngoài ra, phương pháp giáo dục thuyết phục cũng có thể dẫn đến việc học sinh không được phép tự do suy nghĩ và không được trả lời các câu hỏi hoặc đề xuất ý tưởng mới. Vì vậy, phương pháp giáo dục thuyết phục cần được sử dụng cân bằng và phải được kết hợp với các phương pháp giáo dục khác để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh.

 

Ví dụ về phương pháp giáo dục thuyết phục

Ví dụ về phương pháp giáo dục thuyết phục có thể là một giáo viên dạy lịch sử bằng cách trình bày các sự kiện quan trọng trong lịch sử và thuyết phục người học về ý nghĩa của những sự kiện đó cho quá trình phát triển của xã hội. Giáo viên cũng có thể sử dụng các ví dụ minh họa để giúp người học hiểu rõ hơn và thuyết phục họ về ý nghĩa của những sự kiện trong lịch sử.

  1. Một giáo viên dùng các ví dụ về những người thành đạt trong lịch sử để thuyết phục học sinh rằng họ cũng có thể làm được những điều tốt đẹp nếu họ làm việc chăm chỉ và cố gắng.

  2. Một nhà quảng cáo dùng các ví dụ về những người sử dụng sản phẩm của họ và trải nghiệm được những lợi ích tuyệt vời để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm của họ.

  3. Một tổ chức từ thiện dùng các ví dụ về những người đã được cứu động và có cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi nhận được sự trợ giúp của họ để thuyết phục người dân tặng tiền cho các hoạt động cứu trợ của họ.

 

 

 

Những chức năng khác nhau của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp cụ thể. Vậy các phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì? Nội dung như thế nào?Mời các bạn tham khảo qua bài viết sau!

Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Những chức năng khác nhau của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp cụ thể. Việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác cho ta thấy rõ thực chất của tác động có mục đích lên các đối tượng quản lý.

Theo nghĩa hẹp, phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.

Theo nghĩa rộng, phương pháp quản lý nhà nước còn bao hàm 2 nội dung khác là :

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức tổ chức hoạt động của chính chủ thể quản lý.
Ví dụ : cách thức phối hợp hoạt động giữa các cán bộ, công chức ở những vị trí khác nhau, làm những phần việc khác nhau nhưng cùng hướng tới việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong cách thức giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý.
Ví dụ : trong việc ban hành quyết định quản lý, quyết định của tập thể hay cá nhân hay là có sự phối hợp của nhiều chủ thể.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính đều có thể được hỗ trợ, tư vấn bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cậpTổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước cụ thể

Quản lý là sự tác động đến nhận thức và hành vi con người. Trên thực tế, có hai khả năng tác động

[i] Sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau [được phép] để đảm bảo đạt được hành vi xử sự cần thiết một cách tự giác.

[ii] Sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau [được phép] để bắt buộc đối tượng có liên quan thực hiện hành vi xử sự cần thiết.

Kết hợp 2 khả năng này dẫn đến hình thành những phương pháp quản lý như: phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế.

Xem thêm:Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước

Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

Lợi ích khi sử dụng phương pháp thuyết phục

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý về cơ bản là nhất trí, hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, phương pháp quản lý chủ yếu là phương pháp thuyết phục. Mặt khác, những nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ rộng rãi và tích cực của quần chúng. Hoạt động quản lý chỉ có thể có hiệu quả cao trên cơ sở động viên và tạo điều kiện cho quần chúng tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy hành chính nhà nước. Sự trùng hợp về nguyên tắc lợi ích của chủ thể quản lý và lợi ích của đối tượng quản lý tạo cơ sở vững chắc cho ưu thế củ phương pháp thuyết phục. Như vậy, những phương pháp không sử dụng phương tiện bắt buộc là cơ sở quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ cương nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. các tổ chức xã hội là chỗ dựa vững chắc của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc nâng cao ý thức pháp luật của công dân, trong việc đảm bảo và mở rộng dân chủ.

Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác nhau như giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng, Những biện pháp này được quy định một cách chung nhất trong thẩm quyền của chủ thể quản lý hành chính nhà nước mà không giới hạn phạm vi áp dụng.

Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp cưỡng chế là cách thức tác động mang tính chất bắt buộc, có thể gây thiệt hại về vật chất, tinh thần hay các quyền, lợi ích khác của đối tượng quản lý nhằm thực hiện các yêu cầu quản lý đặt ra.

Phương pháp này được pháp luật quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục và những hậu quả pháp lý. Trong việc áp dụng phương pháp cưỡng chế, cần chú ý những điểm sau :

Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết, khi phương pháp thuyết phục không mang lại hiệu quả hoặc không có khả năng đảm bảo hiệu quả;
Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng;
Không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp mục đích đề ra đã đạt được hoặc cả khi những mục tiêu đề ra là không thể thực hiện được;
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cũng như cho xã hội;
Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định cho từng trường hợp cụ thể.
Trong khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần chú ý đến những đặc điểm của đối tượng bị cưỡng chế.

Phương pháp hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý. Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.

Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý. Cơ sở của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành những chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên đối với cấp dưới. Phương pháp hành chính cần thiết để đảm bảo cho hoạt động quản lý được tiến hành có hiệu quả và đảm bảo kỷ luật nhà nước. Phương pháp nà áp dụng khi có mối quan hệ trực thuộc [cấp trên cấp dưới, thủ trưởng nhân viên,]

Một vài biểu hiện của phương pháp hành chính là quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền, giao nhiệm vụ cho các cơ quan đó; kiểm tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới; áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết,

Phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người như quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thuế suất, lãi suất tín dụng, ưu đãi về đầu tư,.

Nội dung của phương pháp kinh tế chính là sự quan lý bằng lợi ích và thông qua lợi ích của con người. Lợi ích là điểm trung tâm của phương pháp kinh tế, là cơ sở của sự phát triển. Do tác động của lợi ích mà hoạt động quản lý hàng ngày thay đổi về cơ bản bởi nó được thực hiện không phải thông qua những chỉ thị trực tiếp, mà thông qua sự quan tâm trực tiếp của người dân vào kết quả lao động của mình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Với mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:.
  • Từ khóa
  • luật hành chính
  • Phương pháp hành chính
  • Phương pháp quản lý
  • quản lý hành chính Nhà nước
 

Chủ Đề