Ví dụ về tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp

Gia đình chị Nguyễn Thanh Hòa ở khu 2 tích cực ứng dụng KHKT vào sản xuất, đầu tư nhà màng, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt để trồng dưa lưới cho hiệu quả kinh tế cao.

 - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, xã Sông Lô, TP Việt Trì đã chủ động triển khai công tác quy hoạch về sản xuất nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật [KHKT] vào sản xuất. Nhờ đó đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp chuyên canh tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa, đem lại thu nhập cao cho nông hộ.

Ông Bùi Mạnh Quảng- Chủ tịch UBND xã cho biết: Một trong những giải pháp được xã Sông Lô thực hiện hiệu quả là khuyến khích các HTX, nông dân tích cực tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn, đẩy mạnh ứng dụng KHKT, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Hàng năm, xã tổ chức các hoạt động phổ biến KHKT, giới thiệu các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp để nhân rộng... Đến nay, giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác của xã đạt trên 140 triệu đồng/ha. Nhằm ứng dụng đồng bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, xã đã triển khai nhiều mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của bà con nông dân; tập trung xây dựng mô hình sản xuất chuyên canh, áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, an toàn sinh học theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trong trồng trọt, xã mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, khuyến khích sản xuất liền vùng, cùng trà, cùng giống, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích trà xuân muộn trên 75% và trà mùa sớm trên 60% tổng diện tích gieo cấy. Với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, từ khi tham gia mô hình gieo mạ bằng phương pháp che phủ nilon, thâm canh lúa cải tiến SRI, áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, không sử dụng thuốc trừ cỏ trên đồng ruộng, sử dụng kỹ thuật phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái… đã cho năng suất lúa bình quân hàng năm tăng, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều công lao động. Hiện nay, xã đang xây dựng, phát triển vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao trên 60ha. Cùng với phát triển cây lúa chất lượng cao, xã chuyển đổi những diện tích trồng màu không hiệu quả sang trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao; dần hình thành một số mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa như trồng thâm canh một số giống dưa thơm, dưa lưới trong nhà màng có ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt với diện tích 2,5ha, trồng chuối Tây Thái Lan diện tích trên 50ha, trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh diện tích 5ha; trồng măng tây trên đất bãi 1,3ha; mô hình sản xuất rau, quả an toàn trái vụ đạt tiêu chuẩn VietGAP kết hợp với trồng hoa chất lượng cao sử dụng hệ thống nhà kính tại trang trại sinh thái Sông Lô... Các mô hình đã mang lại hiệu quả, giúp người lao động có thêm thu nhập. Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng đất ven sông, gia đình chị Nguyễn Thanh Hòa ở khu 2 đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế tổng hợp cho hiệu quả cao. Sau khi tìm hiểu nhu cầu thị trường, tham quan các mô hình kinh tế ở nhiều địa phương khác, chị đã mạnh dạn đầu tư mô hình nhà màng trồng dưa lưới. Chị cho biết, hệ thống nhà màng có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập cùng với kết hợp canh tác theo hướng hữu cơ, đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước bằng hình thức nhỏ giọt để chủ động chế độ dinh dưỡng, giúp tăng năng suất và chất lượng quả. Với quy trình sản xuất an toàn, sản phẩm của gia đình sản xuất ra tới đâu được thương lái đến mua hết tới đó, mỗi năm trừ chi phí cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.  Trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, trên địa bàn xã đã hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư, nuôi theo quy mô gia trại, trang trại, hạn chế nuôi thả rông; ứng dụng triệt để khoa học công nghệ để tạo nguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt; đồng thời thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện toàn xã có tổng đàn trâu bò trên 500 con, đàn lợn trên 1.100 con, đàn gia cầm 7.500 con và gần 40ha nuôi trồng thủy sản. Được biết, ở xã đã xây dựng được mô hình nuôi bồ câu Pháp do gia đình anh Vũ Văn Tú ở khu 1 đầu tư với số vốn ban đầu trên 2 tỷ đồng. Nay mô hình đã phát triển trên 2.000 đôi bồ câu bố mẹ, mỗi tháng cung cấp ra thị trường trên 1.400 bồ câu thịt, trừ chi phí mỗi năm cho thu lãi khoảng 500 triệu đồng.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, xã Sông Lô tiếp tục tăng cường nguồn lực đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT; khuyến khích, tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm...; tiếp tục quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khuyến nông nhằm hỗ trợ  nông dân trong việc chuyển giao, ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp.

Theo baophutho.vn

Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý đất; ủ phân hữu cơ; thuốc bảo vệ thực vật sinh học; sản xuất rau quả trong nhà lưới áp dụng biện pháp tưới và cung cấp dinh dưỡng tự động... Trong chăn nuôi, các giống lợn cao sản, giống bò lai, gà lai... được đưa vào nuôi theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt [VietGAHP] theo hướng hàng hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Qua đó, thu hút đầu tư từ các công ty, tập đoàn kinh tế như Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Từ đó, góp phần giúp nông dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi. 

Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Phú Mỹ Xanh, đội 17, xã Thanh Xương [huyện Ðiện Biên] áp dụng công nghệ trồng bí xanh chất lượng cao và một số loại rau, củ, quả.

Một trong những mô hình điển hình và đạt được kết quả khi đưa ứng dụng KHKT vào áp dụng, triển khai thực tế đó là Mô hình Quản lý dịch hại tổng hợp [IPM] và Xử lý lúa lẫn áp dụng máy cấy. Mô hình đã khắc phục những hạn chế nổi cộm trong sản xuất hiện nay: Không sử dụng thuốc trừ cỏ, giảm lượng giống, dễ kiểm soát sinh vật gây hại, giảm từ 2 - 3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và giảm tỷ lệ lúa lẫn đến 90% so với gieo vãi truyền thống; từ đó giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng gạo, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Ðây là một bước tiến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tại tỉnh, góp phần tích cực thực hiện chủ trương cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, giải phóng sức lao động của nông dân, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, thay đổi sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo sự liên kết trong sản xuất, bảo vệ môi trường. Hiệu quả mô hình là rất thiết thực, có khả năng nhân rộng trong sản xuất, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng, áp dụng.

Nhờ tham gia mô hình trồng thanh long ruột đỏ sử dụng giống mới [giống Long Ðịnh, TL4] có năng suất, chất lượng cao thay thế các giống cũ có năng suất thấp. Với hơn 3.000m2 trồng thanh long lâu năm của gia đình ông Nguyễn Thế Vịnh đội 8, xã Thanh Xương [huyện Ðiện Biên] đã cho quả ổn định, tỉ lệ đậu quả cao, hoa không bị thối rụng, quả đẹp, chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại, các hộ nông dân thực hiện mô hình và các hộ lân cận đã chủ động mở rộng diện tích gần 2ha, góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng giống mới, phát triển nông nghiệp theo hướng sản phẩm hàng hóa. Ông Vịnh cho biết: Từ khi tham gia mô hình năm 2018 đến nay mỗi vụ thu hoạch thanh long ruột đỏ đều có trọng lượng bình quân từ 0,4 - 0,5kg/quả, 15kg/trụ, sản lượng đạt 14 - 16 tấn, giá bán buôn tại vườn dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg; còn bán lẻ đạt 30.000 - 35.000 đồng/kg mà không đủ cung cấp ra thị trường.

Theo bà Chu Thị Thanh Xuân, thời gian tới, xác định nhiệm vụ ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh là giải pháp then chốt và là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện hiệu quả Kế hoạch Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư đúng mức cho việc ứng dụng khoa học công nghệ gắn với chuyển giao, định hướng cho người dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường và phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; tiếp tục duy trì, đẩy mạnh và phát triển các mô hình, hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả, thành công giai đoạn trước; tăng cường phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị trong sản xuất, đảm bảo kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ...

Tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp

Tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp thì việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp đang ngày càng được các đơn vị, địa phương và bà con nông dân quan tâm.

Những mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực trồng trọt

Nhờ có sự tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp, mô hình nhân giống lúa chất lượng cao đang được thực hiện liên tục qua các năm, góp phần cung cấp giống lúa chất lượng tốt cho sản xuất đại trà. Mô hình luân canh lúa – màu hoặc lúa – màu – thủy sản trở nên  phổ biến, giúp nông dân thay đổi tập quán độc canh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Liên, đội C9A, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Phủ cho biết: Từ khi bắt đầu tham gia mô hình “Quản lý dịch hại tổng hợp [IPM], biện pháp xử lý lúa lẫn” và “Áp dụng máy cấy lúa kéo tay vào sản xuất”, tôi thấy mô hình rất phù hợp với điều kiện sản xuất ngày nay. Mô hình không hề dùng tới thuốc trừ cỏ nhưng ruộng không hề có một cọng cỏ. Bông lúa thưa nhưng hạt thóc to và mẩy, chắc. Hiện nay gia đình tôi sử dụng máy cấy động cơ, giúp tiết kiệm được rất nhiều sức lao động.”  

Như vậy, tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp thực sự có hiệu quả tới từng hộ gia đình nhỏ lẻ 

Ứng dụng mô hình mới trong canh tác lúa

Nhờ tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp, mô hình ứng dụng kĩ thuật canh tác và tưới thông minh cho sản xuất lúa để thích ứng với sự biến đổi khí hậu tại 2 huyện Yên Định và Thiệu Hóa [Thanh Hóa] cũng cho kết quả bất ngờ. Ruộng lúa không còn sâu bệnh, năng suất trung bình đạt 75 – 77 tạ/ha, đầu ra sản phẩm an toàn, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trong lĩnh vực chăn nuôi

Ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp tạo thêm nguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt; áp dụng công nghệ lên men sinh học để ủ chua thức ăn, tăng lượng dinh dưỡng; phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm… Ðơn cử việc ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp vào cải tạo đàn bò địa phương bằng 2 phương pháp thụ tinh nhân tạo giống bò lai đã giúp trọng lượng của bò tăng, lợi nhuận cao hơn bò địa phương từ 1 đến 2 triệu đồng/con.

Phổ biến mô hình chăn nuôi mới cho người dân

Cùng với chăn nuôi bò thì những năm qua, phương thức chăn nuôi lợn cũng đang dần có sự dịch chuyển từ chăn nuôi hộ gia đình truyền thống sang chăn nuôi trang trại tập trung, chăn nuôi công nghiệp và sản xuất hàng hóa lớn. Các mô hình trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp như chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm mát, sưởi ấm và hệ thống các quạt thông gió, xử lý chất thải… đang được nhân rộng ở tỉnh Kon Tum.

Giải pháp nhân rộng và ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực trồng trọt

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðiện Biên cho biết rằng: Thông qua những tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp hiện nay. Việc xây dựng, phát triển vùng chuyên canh sản xuất với trên 3.700 ha chuyên canh sản xuất lúa, áp dụng các giống lúa chất lượng cao để cho ra năng suất tốt nhất là điều tiên quyết

Chuyên canh cây trồng

Tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp đã giúp sản lượng hàng năm đạt hơn 46.000 tấn. Dần hình thành các vùng chuyên canh để liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả đặc trưng theo vùng như: Vùng chuyên canh vú sữa; chuyên canh thanh long; chuyên canh dứa; chuyên canh bưởi da xanh.

Vùng chuyên canh sản xuất rau chia thành 2 vùng chính: Chuyên canh rau gia vị; sản xuất rau an toàn và các vùng chuyên canh các cây trồng khác.

Trong lĩnh vực chăn nuôi

Với những tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp, đã và đang dần chuyển sang phát triển chăn nuôi theo lợi thế vùng, chuyển dịch dần chăn nuôi từ những vùng có mật độ dân số cao sang những vùng có mật độ dân số thấp, hình thành các vùng chăn nuôi ở xa khu dân cư, nuôi theo quy mô gia trại, trang trại và hạn chế nuôi thả rông.

Mô hình nuôi lợn mới đang dần được nhân rộng

Hiện nay, Điện Biên Phủ có 2 vùng chăn nuôi chính: Các xã ở lòng chảo tập trung phát triển nuôi gà thả vườn, lợn, thủy cầm theo hướng trang trại, gia trại công nghiệp hoặc bán công nghiệp; các xã vùng ngoài với thế mạnh về đất đai rộng, mật độ dân số thấp tập trung phát triển các loại vật nuôi đặc sản, bản địa với giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ và phục vụ du lịch như: trâu, bò, lợn bản địa, lợn rừng… 

Như vậy, tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp đã giúp những mô hình chăn nuôi có bước tiến rõ rệt cũng như nâng cao năng suất. 

Tổng kết

Ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp chính là chìa khóa vàng giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế hiện nay về nhận thức, trở ngại về vốn và phương thức chuyển giao giúp người nông dân có thể tự làm chủ.

Không ít mô hình, đề tài, dự án về tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong nông nghiệp sau khi kết thúc lại không thể nhân rộng và áp dụng thực hiện. Trong khi nhiều vùng, khu vực còn tồn tại những tập quán canh tác lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Xem thêm: //agri.vn/ung-dung-ky-thuat-hien-dai-trong-chan-nuoi-bo-huong-thit/

Video liên quan

Chủ Đề