Vết thương bao lâu lên da non

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn: “Da non được hiểu là lớp da mới, còn non nớt đồng nghĩa làn da này rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.” Như vậy việc chăm sóc da non là rất cần thiết thậm chí bạn còn phải thiết lập một chế độ chăm sóc da riêng trong giai đoạn lên da non. Bên cạnh đó cũng cần tránh ăn những thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sẹo khi da đang lên da non.

Lớp da non mới thường có màu hồng hoặc đỏ được hình thành sau khi làn da của bạn trải qua những tổn thương như bị trầy xước, bong tróc da, bị bỏng, sau phẫu thuật,…Ngoài ra lớp da non cũng được hình thành khi bị tác động bởi quá trình tẩy tế bào chết trên da, sử dụng các dịch vụ làm đẹp như lột da, peel da, lăn kim…

Giai đoạn lên da non là khoảng thời gian làn da đang dần hồi phục sau những tổn thương khi đó cơ thể sản sinh ra chất Histamine. Chất này có tác dụng kích hoạt các tế bào, cấu tạo các mô mới và giúp vết thương nhanh chóng lành lại. Song song với đó thì Histamine cũng gây ra phản ứng phụ đối với cơ thể đó là hiện tượng ngứa ngáy rất khó chịu. Tuy nhiên với những vết thương nhỏ thì có thể không gặp phải hiện tượng ngứa.

Như đã nói làn da non là làn da còn non yếu và nhạy cảm do đó việc chăm sóc da da non là rất cần thiết. Trong trường hợp nếu da non không được chăm sóc thì có thể xảy ra các tình trạng như:

  • Hình thành sẹo xấu trên da sau những tổn thương có thể là vết sẹo lõm, sẹo lồi.
  • Gây tổn thương cho lớp da non mới từ đó kéo dài thời gian phục hồi vết thương trên da lâu hơn.
  • Lớp da non chuyển thành sậm màu hơn giống như những vết thâm trên da.

Vì thế hãy xây dựng một chế độ chăm sóc da non đúng cách để tránh những tổn thương không đáng có cho làn da non mới. Đồng thời mang đến cho bạn một làn da mới hoàn hảo hơn, đạt độ thẩm mỹ cao.

Chăm sóc da non quan trọng như thế nào

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Chăm sóc da non như thế nào?

Với mỗi trường hợp lên da non sẽ có những cách chăm sóc làn da khác nhau, dưới đây là những cách chăm sóc da non chi tiết cho từng trường hợp mà bạn cần lưu lại ngay.

1. Chăm sóc da non trên mặt sau khi tẩy da chết

Tẩy da chết là một trong những bước chăm sóc da mà bạn cần thực hiện hàng tuần. Sau khi tẩy da chết làn da của bạn trở nên mịn màng và căng sáng hơn vì đó là lớp da mới được hé lộ khi lớp da chết bị loại bỏ bởi sản phẩm tẩy tế bào chết chuyên dụng. Da mới đồng nghĩa với việc còn yếu, vì thế để chăm sóc da sau tẩy da chết bạn cần.

  • Không nặn mụn sau khi tẩy da chết vì lúc này da yếu rất dễ bị tổn thương bởi những tác động từ bên ngoài.
  • Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng bảo vệ da phù hợp và bôi lại kem chống nắng 2 giờ mỗi lần nếu phải tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
  • Sau khi tẩy da chết bạn có thể đắp mặt nạ cho da ưu tiên các loại mặt nạ có khả năng cấp ẩm và làm dịu da.
  • Đừng quên dưỡng ẩm cho da sau khi tẩy da chết bạn nhẹ để lớp da non mới luôn thật mịn màng và khỏe mạnh.
Chăm sóc da non trên mặt sau khi tẩy da chết

2. Cách chăm sóc da non sau khi lột, peel da, lăn kim

Sau khi lăn kim, peel da, làn da của bạn cũng sẽ được tái tạo lại và trở nên tươi mới hơn. Tuy nhiên vì lúc này da còn yếu nên vẫn cần có cách chăm sóc da non trên mặt cẩn thận để làn da hồi phục nhanh chóng hơn.

  • Ngày 1 sau khi peel da, lăn kim làn da còn ửng đỏ, hơi khô và rát nên bạn không được dùng sữa rửa mặt và tẩy trang kể cả nước đến khi da có dấu hiệu bong nhẹ.
  • Ngày 2 khi da khô hơn và bong nhẹ thì bạn nên dùng kem tái tạo và tế bào gốc bôi khoảng từ 4 – 6 lần ngày.
  • Ngày 3 da bong thành từng mảng bạn có thể sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt kết hợp chế độ bôi tế bào gốc như ngày thứ 2.
  • Từ ngày 4, 5 trở đi da đã bong gần hết thì bạn có thể skincare như thường ngày nên sử dụng serum B5 và HA để cấp nước trên da.

Trong trường hợp sau peel da, lăn kim làn da có dấu hiệu lên mụn bạn nên tới cơ sở phòng khám uy tín để thực hiện loại bỏ nhân mụn. Và đừng quên bôi kem chống nắng hằng ngày để bảo vệ da.

Cách chăm sóc da non sau khi lột, peel da, lăn kim

3. Cách chăm sóc da non sau bỏng

Bỏng da rất dễ để lại sẹo nếu bạn không chăm sóc da đúng cách. Khi quan sát làn da có dấu hiệu lên da non kèm theo biểu hiện ngứa ngáy thì bạn tuyệt đối không gãi hay chà xát bất kì vật dụng gì lên vết bỏng. Theo phương pháp dân gian bạn có thể chăm sóc da non sau bỏng bằng cách sử dụng nghệ tươi để bôi lên sẽ tránh hình thành sẹo hoặc sử dụng sản phẩm kem ngừa sẹo phù hợp.

4. Cách chăm sóc da non sau phẫu thuật

Thông thường nguy cơ để lại sẹo sau phẫu thuật là rất cao, để tránh sẹo sau khi phẫu thuật bạn nên chú ý tới giai đoạn lên da non. Khi nhận thấy làn da đang lên da non bạn có thể bôi nghệ tươi, kem nghệ hoặc kem ngừa sẹo lên vết thương. Đồng thời cũng hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây hiện tượng sẹo lồi như rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản, đồ cay nóng,…

Cách chăm sóc da non sau phẫu thuật

Mong rằng với những chia sẻ về những cách chăm sóc da non đã giúp ích cho bạn. Nếu đang gặp vấn đề về da vui lòng liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 1800 4888 [miễn phí] tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.

Có hàng trăm lý do khiến bạn gặp phải các vết thương ngoài da ở các vị trí khác nhau như vết thương bàn tay, vết thương ở bắp chân hay đầu gối, vết thương trên mặt… Đó có khi là vết trầy xước nhỏ nhưng cũng có thể là các vết cắt sâu. Với từng loại vết thương khác nhau, thời gian hồi phục cũng khác nhau. Để trả lời cho thắc mắc vết thương ngoài da bao lâu thì khỏi, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

I. Các giai đoạn hồi phục vết thương ngoài da

Thông thường, các vết thương ngoài da dù nông hay sâu, dù là vết thương bàn tay, vết thương ở bắp chân, đầu gối hay trên mặt… sẽ đều hồi phục qua 3 giai đoạn chính:

1. Giai đoạn miễn dịch [viêm]

Ở các vết thương hở và bị chảy máu, trong vòng vài phút sẽ thấy máu bắt đầu đông khô lại. Nếu vết thương quá lớn hoặc sâu khiến máu chảy nhiều, điều đầu tiên cần làm chính là cầm máu. Máu sau khi đông khô sẽ tạo thành một lớp vảy cứng bên ngoài để bảo vệ vết thương.

Khi vảy cứng được hình thành, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng. Lúc này, biểu hiện thường thấy là có chất lỏng trong suốt hoặc vàng nhạt chảy ra từ vết thương. Chất lỏng này gọi là huyết thương và có tác dụng ngăn cản vi khuẩn hay các loài ký sinh trùng xâm nhập.

Bên cạnh đó, bạch cầu và tiểu cầu trong máu sẽ giải phóng ra các chất chống lại vi khuẩn, đồng thời gây hiện tượng viêm tại vết thương. Vết thương sẽ có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau. Theo thời gian, hiện tượng viêm sẽ giảm dần. Bạch cầu bên cạnh khả năng chống nhiễm trùng còn bắt đầu quá trình khôi phục các mô da tổn thương. Giai đoạn này thông thường kéo dài từ 2-5 ngày.

2. Giai đoạn tăng sinh

Trong khoảng 2-3 tuần, cơ thể sẽ tăng sinh tế bào mới, chữa lành các mạch máu và mô da bị tổn thương. Các tế bào hồng cầu sẽ giúp tạo ra collagen có tác dụng liên kết các tế bào da mới với tế bào da cũ. Các mô hạt được tái tạo để lấp đầy vết thương, da mới cũng dần hình thành trên đó. Khi vết thương lành, vảy cứng sẽ ngày càng co nhỏ lại.

3. Giai đoạn tái tạo da

Khi vết thương dần lành, vảy cứng bong ra, khu vực da quanh vết thương có thể cảm thấy ngứa. Vùng da mới hình thành thường căng bóng hơn và có màu đậm hơn các vùng da xung quanh. Theo thời gian, những vết này có thể mờ dần và biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thậm chí cần từ vài tháng đến vài năm để vết sẹo hoàn toàn đều màu da với vùng da còn lại.

Với từng người có cơ địa khác nhau mà quá trình hình thành sẹo sẽ khác nhau. Những người có biểu bì da dày thường rất nhanh hồi phục. Ngược lại, những người da mỏng và nhạy cảm có thể rất dễ bị sẹo lồi hoặc sẹo thâm nếu không chăm sóc kịp thời và đúng cách.

➤ Xem thêm: Chăm sóc vết thương hở đúng cách, không xót, mau lành, hạn chế sẹo

II. Vết thương ngoài da bao lâu thì khỏi?

Các vết thương ở vị trí khác nhau, tùy thuộc là vết thương lớn hay nhỏ, nông hay sâu mà có thời gian hội phục khác nhau.

1. Với các vết thương trầy xước

Những vết thương nhỏ do bị trầy xước như vết thương bàn tay hay vết thương đầu gối,… thông thường nếu không có tổn thương sâu và chảy nhiều máu có thể liền lại trong khoảng 5 – 15 ngày. Thời gian hồi phục sẽ tùy thuộc vào cơ địa từng người, cách chăm sóc vết thương cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt.

2. Với các vết thương cần khâu và cắt chỉ

  • Các vết thương sâu có thể gặp phải do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động. Trong một số trường hợp, cần khâu lại để cố định vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương chóng lành. Lúc này, các bác sĩ sẽ dùng chỉ y khoa chuyên dụng để khâu vết thương. Đó có thể là chỉ tự tiêu hoặc chỉ không tiêu. Đối với vết thương khâu bằng chỉ tự tiêu, thông thường sau khoảng 7-10 ngày, vết thương sẽ bắt đầu khô se và liền miệng.
  • Còn các vết thương lớn, sâu và nghiêm trọng hơn hay cần phải phẫu thuật, bác sĩ có thể cần dùng chỉ không tiêu. Điều này giúp đảm bảo an toàn và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Khoảng 10 – 21 ngày sau khi phẫu thuật là vết thương có thể được cắt chỉ. Lúc này, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được bác sĩ hay y tá xử lý vết thương chứ tuyệt đối không tự ý cắt chỉ tại nhà, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

➤ Xem thêm: Cách phòng ngừa và xử lý nhiễm trùng vết mổ

III. Các yếu tố có thể làm chậm quá trình lành thương

Có nhiều yếu tố có thể làm chậm quá trình hồi phục các vết thương ngoài da, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không đảm bảo khiến người bệnh có thể thiếu đạm, thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đây đều là các chất cần bổ sung cho quá trình liền thương.
  • Tuổi tác: người cao tuổi thường sẽ liền thương chậm hơn so với người trẻ.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường, người đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid hay người thực hiện hóa trị liệu ung thư,… có thời gian hồi phục vết thương kéo dài hơn so với bình thường.
  • Chăm sóc, vệ sinh vết thương không đúng cách: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc vết thương chứa cồn, oxy già… làm tổn thương mô hạt, cản trở lành thương tự nhiên.

IV. Bí quyết chăm sóc vết thương ngoài da chóng khỏi

1. Sát trùng vết thương sạch sẽ

Nguyên tắc đầu tiên trong xử lý các vết thương ngoài da là cần sát trùng vết thương cẩn thận, tránh tình trạng nhiễm trùng. Cần loại bỏ bụi bẩn khỏi vết thương bằng cách rửa với nước sạch hay nước muối sinh lý. Nếu có các dị vật hay mảnh vỡ đâm vào vết thương thì hãy dùng kẹp hay nhíp cẩn thận lấy chúng ra. Sau đó sát trùng vết thương với các dung dịch kháng khuẩn, giữ vết thương luôn sạch sẽ và khô thoáng.

Hiện nay, có rất nhiều loại dung dịch kháng khuẩn phổ biến được nhiều người sử dụng như dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone, cồn 70 độ, dung dịch Povidone iod, oxy già,… Tuy nhiên, cần lưu ý khi sát khuẩn bằng các dung dịch chứa cồn và oxy già vì thường gây xót có thể khiến vết thương chậm lành hơn do làm tổn thương các tế bào hạt hay nguyên bào sợi.

Ngoài ra, trong một số trường hợp vết thương nặng và sâu, có thể cần sát khuẩn bằng kháng sinh. Nên nhớ bạn chỉ dùng kháng sinh khi có các chỉ định cụ thể của bác sĩ thay vì tự ý sử dụng bừa bãi.

➤ Xem thêm: 5 loại thuốc sát trùng vết thương tốt nhất hiện nay 

2. Dưỡng ẩm vết thương

Vết thương được dưỡng ẩm và cung cấp đủ dưỡng chất sẽ nhanh chóng liền lại. Chính vì vậy mà dưỡng ẩm vết thương sau khi sát trùng là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc này có thể giúp hạn chế quá trình hình thành sẹo, giúp da nhanh chóng đều màu hơn khi vết thương đã lành. Các loại kem dưỡng ẩm thường được ưu lựa chọn là Kem Dizigone nano bạc, Gel Su bạc, Gengigel,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể dưỡng ẩm vết thương bằng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, lô hội,…

Bộ đôi dung dịch kháng khuẩn và kem bôi phục hồi, tái tạo da đang được tin dùng rất rộng rãi hiện nay là Dizigone.

  • Dung dịch Dizigone có khả năng kháng khuẩn mạnh nhưng lại không gây xót, kích ứng da, niêm mạc. Khi sử dụng Dizigone để lau rửa vệ sinh, vết thương được đảm bảo sạch sẽ, không nhiễm trùng và khô se nhanh chóng.
  • Sau khi tổn thương da khô se, tuýp kem bôi dizigone nano bạc sẽ cung cấp độ ẩm và dưỡng chất để vết thương bong vảy và lành lại nhanh nhất, hạn chế sẹo và vết thâm. Đồng thời, thành phần nano bạc còn giúp duy trì hiệu lực kháng khuẩn kéo dài và tăng cường tác dụng của dung dịch kháng khuẩn.

Xem thêm phản hồi khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone qua Shopee: 

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một yếu tố cần đảm bảo để giúp vết thương chóng lành.

Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, cá, trứng,… để kích thích tạo tế bào mới. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi,… để giúp tăng cường miễn dịch và hạn chế nhiễm trùng vết thương.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiêng một số loại thực phẩm có nguy cơ để lại sẹo như thịt bò, rau muống, đồ nếp, thịt gà,… Với một số người bệnh, cần kiêng ăn hải sản vì nguy cơ gây dị ứng.

Tùy thuộc vào cơ địa từng người, vị trí, tình trạng vết thương và cách chăm sóc mà thời gian lành thương có thể khác nhau. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc vết thương ngoài da, gọi ngay HOTLINE 19009482 [trong giờ hành chính] hoặc 0964619482 [ngoài giờ hành chính].

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

Dược sỹ Hải Yến có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc da liễu. Nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh ngoài da do nấm như: hắc lào, lang ben, nấm da đầu, nấm móng, nấm kẽ. Với những hiểu biết sâu rộng về các bệnh nấm ngoài da, tôi luôn mong muốn tìm ra giải pháp nhanh chóng – an toàn – hiệu quả nhất cho người bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề