Đỗ thị hảo là ai

Bà Đỗ Thị Hảo thôn Tây An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn là người giữ điệu hát ru về bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Khúc hát ru Hoàng Sa hay tấm lòng người mẹ?

“Ơ..hớ...Ơ…Lý Sơnhải đảo xa khơi/Quanh năm sóng vỗ bên trời bao la/Hoàng Sa trời nước bốn bề/Đội quân Bắc Hải quyết thề bảo ân…”, giọng hát của bà Đỗ Thị Hảo vang lên trong căn nhà nhỏ để mở lời cho câu chuyện hát ru trên đảo Lý Sơn.

Từ xa xưa, khi những đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ đã được mẹ ru ngủ bằng những câu hát ru. Những người mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn những đứa trẻ bằng câu hát ru. Lúc ấy, những câu hát ru chỉ đơn giản là điệu hát bà mẹ ru con. “Khi lớn lên, tôi nghe những điệu hát hố, hát làm nhà, hát chèo thuyền khơi xa…, nhưng tôi vẫn thích nghe hát ru”, bà Hảo nói.

Những điệu hát ruHoàng Sađược bà Hảo tự phổ và đọc thuộc từ năm 2007, mỗi bài hát, bà Hảo dành khoảng một ngày để ngâm ca từ, sau đó lên đường biểu diễn.

Bà Hảo đã đưa những câu ca được lưu truyền bao đời nay ở đảo Lý Sơn vào trong từng câu hát ru “Hoàng sa mây nước bốn bề/ Tháng Hai, Ba khao lề thế lính Hoàng Sa”… Trong những câu hát ru bà Hảo còn gợi mở cảnh đẹp đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa: “Lý Sơn hải đảo xa khơi/Quanh năm sóng vỗ bên trời bao la/… /Hoàng Sa sóng biển vỗ mênh mông/ Hải âu chao cánh giữa nắng hồng….”, giữa mỗi câu hát vẫn là điệu ru “Ơ….hớ…ơ…” cũ vang vọng khắp vùng biển.

Một góc đảo Lý Sơn

“Pho sử thi” bằng câu hát ru

Hơn 100 bài hát ru được lưu giữ trong trí nhớ của bà Hảo, đa số là từ những bài của mẹ bà để lại, đến những bài do bà tự sáng tác. Những câu hát ru về thời hình thành đảo Cù Lao Ré và cư dân đầu tiên sinh sống. “Có trời, có đất có hòn lau/ Bến đò sang coi thử thế nào/Năm cụ hòn sơn cao vời vợi/Tứ bề sóng vỗ lao xao”… Nói về 5 ngọn núi kiến tạo đảo Lý Sơn từ hàng triệu năm trước gồm Giếng Tiền, Thới Lới, Hòn Sỏi, Hòn Vung và Hòn Tai.

Bà cho biết: “Cái khó của hát ru là giữ hơi trong âm giọng. Âm vang của hát ru phải xa, kéo dài hơi như những con sóng nối liền vươn biển lớn. Hát ru lại không có phổ nhạc mà nó gần như một loại cổ nhạc, người hát phải tự biên, diễn sao cho vẫn giữ được đúng điệu hát ru vừa có hồn”.

Bà Hảo đã tham gia nhiều chương trình biểu diễn dân gian. Năm 1997, bà Hảo tham gia chương trình “Lời ru của mẹ” ở tỉnh Quảng Ngãi. Đó là lần đầu tiên bà vượt biển trên con thuyền gỗ để vào đất liền. Bà may mắn nhận được giải Đặc biệt phần thi cá nhân. Đến nay, bà đã góp tiếng ru cho nhiều cuộc thi trên huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Những lời hát ru của bà đã thể hiện chặng đường lịch sử đã qua: “Như con thuyền Tổ quốc vượt nguy nan/Để mạnh tiến trên con đường dân chủ”; ngợi ca Bác Hồ: “Tên của Bác dâng yêu Người thắm thiết/Cùng đồng tâm nhất trí bước theo Người/ Đường tự do rực rỡ khắp hoa tươi/ Cờ cách mạng ngang trời bay phất phới…”.

Là người giữ “pho sử thi sống” ở Lý Sơn qua những câu hát ru, bà Hảo trăn trở: “Nhiều người già trên đảo đã ra đi, những lớp trẻ không mấy ai học hỏi hát ru Hoàng Sa, Trường Sa. Tôi mong có người tiếp nối điệu hát ru biển đảo quê hương”.

Xây dựng công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh: Không nhanh chân sẽ đánh mất cơ hội

Skip to content

Dấu xưa, chuyện cũ Thăng Long – Hà Nội kể về những dấu tích, những sự kiện, những con người của Thăng Long xưa, mà nay đã trở thành niềm tự hào không chỉ của đất và người Hà Nội.

Phát hành: 01/2014

Chụp lại hình ảnh,

Bà Võ Thị Hảo [bìa phải] trong một cuộc tuần hành ở Hà Nội

Nhà văn Võ Thị Hảo vừa phản hồi về việc Hội Nhà văn Việt Nam "gạch tên” chín hội viên, những người tham gia tổ chức có tên Văn đoàn độc lập Việt Nam, bằng tuyên bố từ bỏ hội này.

Trước đó bà cũng đã chính thức xin cư trú chính trị tại Đức, theo nguồn tin của BBC.

Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở TP. HCM ngày 5/5, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở TP. HCM và tham gia Văn đoàn độc lập.

Chín người này là các ông bà Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm Đình Trọng.

Bà Võ Thị Hảo cho hay trên thực tế, bà đã định ra khỏi hội từ lâu nhưng "lười viết đơn rồi quên mất" và "nay thì nhớ ra".

Bà Hảo gửi tới BBC Tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam với nội dung:

"Hôm nay ngày 5/5/2015, tôi tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam. Lý do: Hội Nhà văn Việt Nam ngày càng có thêm nhiều hành động tỏ ra thù địch với quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác và nhân quyền của nhà văn.

Điều này là vi hiến, vi phạm Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước về những quyền dân sự và chính trị cuẩ công dân mà chính phủ VN đã ký cam kết trước Liên Hiệp quốc từ nhiều năm qua.

Vì thế, tôi tuyên bố từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam kể từ ngày hôm nay."

Trong những năm gần đây, nhà văn Võ Thị Hảo tham gia tích cực nhiều hoạt động dân sự, như các cuộc tuần hành chống Trung Quốc tại Hà Nội.

Bà cũng viết nhiều bài và trả lời phỏng vấn các báo đài hải ngoại.

Văn đoàn độc lập xuất hiện tháng Ba năm ngoái với lời kêu gọi về “quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm”.

Tuy nhiên Hội nhà văn Việt Nam nói đây là tổ chức “không được thừa nhận và có dấu hiệu phạm pháp”

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Dân tộc ta giàu có lắm, các cụ ta ngày xưa uyên bác lắm... Hiềm một nỗi chúng ta chưa nghiên cứu hết, chưa hiểu hết được dân tộc mình. Tôi nói giàu có, ấy là kho tàng vô giá về văn hóa, tinh thần mà chúng ta đang được thừa hưởng từ các cụ truyền lại... PGS-TS Đỗ Thị Hảo [ảnh], Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, tâm sự như thế.

    * PV:

    Cả một đời bà đã gắn bó với công việc nghiên cứu Hán Nôm và văn nghệ dân gian, bà có thể cho biết đôi nét về công việc và các tác phẩm của bà?

    * PGS-TS ĐỖ THỊ HẢO: Nhiều năm tôi chuyên nghiên cứu về các nữ tác gia Hán Nôm như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Thị Lộ, Ỷ Lan, Lý Ngọc Kiều [con vua Lý Thái Tông], Bà huyện Thanh Quan, ba chị em công chúa con vua Minh Mạng [Mai Am, Huệ Khanh, Thục Khanh]... Và đã hoàn thành một số công trình: Chủ biên bộ sách Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam dày 1.000 trang, Phụ nữ Việt Nam qua thư tịch Hán Nôm. Bên cạnh đấy là những nghiên cứu về các vị nữ thần Việt Nam được thờ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Thiều Hoa công chúa, Ả Lã nàng Đê, nữ thần lửa, nữ thần mặt trời, bà chúa muối, Mẫu Liễu, bà chúa dệt Thụ La... Khi làm Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, tôi cũng đã mở ra hướng nghiên cứu mới về các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam và cũng đã chủ biên nhiều sách về Hà Nội, tham gia viết bộ sách đồ sộ Thông sử vạn năm, xuất bản các công trình riêng.


    * Được biết, bà là học viên đầu tiên của lớp đại học Hán Nôm...?* Lớp đại học Hán học đầu tiên của Việt Nam có 18 người, chủ yếu là cán bộ, giảng viên đại học, chỉ có 3 học sinh tốt nghiệp từ phổ thông lên. Lớp nằm trong Viện Văn học của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Khoa học xã hội và Nhân văn. Tôi là một trong 3 học sinh đã tốt nghiệp phổ thông vào học cùng lớp với thầy. Lớp do giáo sư, nhà văn, nhà văn hóa Đặng Thai Mai làm hiệu trưởng. Giảng viên toàn các cụ tên tuổi lẫy lừng như cụ Lê Thước, Đào Duy Anh, Nam Trân...

    Học về Hán Nôm gian khổ lắm. Học chữ nào biết chữ ấy mà chữ Hán thì mênh mông bể sở, rất nhiều chữ, một chữ lại rất nhiều nghĩa. Đứng vào bộ này thì nghĩa này, đứng ở bộ kia nghĩa lại khác... Tôi vào Hán Nôm chắc cũng do cái vận, cái nghiệp thôi. Khi học phổ thông mình đã thích văn học cổ, cận đại thế nên mới thi vào Khoa văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi được đi học Hán Nôm mình rất thích, bởi muốn hiểu biết sâu về vấn đề mình thích, phải biết chữ Hán, chữ Nôm. Càng học càng vỡ ra nhiều điều mới lạ và cũng thật may mắn sau khi học xong chúng tôi được tiếp cận với kho tư liệu đồ sộ của Viện Viễn Đông Bác Cổ.

    Trình diễn viết thư pháp Hán Nôm tại TPHCM. Ảnh: MINH AN

    * Đến nay và chắc chắn sau này, Hán Nôm vẫn luôn hiện diện quanh ta và những giá trị vô giá từ kho tàng Hán Nôm vẫn phải tiếp tục được nghiên cứu, khai thác...


    * Ở đất nước ta, xung quanh mỗi người đều là Hán Nôm! Trong gia đình, dòng họ, dòng tộc có gia phả, tộc phả; nhà nào khá cho con theo học thầy đồ lấy ít chữ giắt lưng, có tiền có chí theo đuổi nghiệp sĩ tử đi thi, đỗ đạt ra làm quan. Ra khỏi nhà gặp Hán Nôm ngay, đấy là đình, chùa, đền, miếu với những hoành phi, câu đối, bia khắc... Xã hội phong kiến Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến những năm đầu thế kỷ 20, mọi văn tự đều dùng chữ Hán hoặc Nôm cả. Thế nên toàn bộ nền văn học bác học, văn học dân gian Việt Nam đều được lưu giữ, ghi khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm. Nếu không có các nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu của các cụ lớp trước như Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Đổng Chi, Lê Thước, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoa Bằng, Nam Trân... và của Viện Viễn Đông Bác Cổ để lại, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu những tinh hoa văn hóa, văn chương, văn hiến, phong tục... của tổ tiên.

    Tóm lại, Hán Nôm nghiên cứu và làm sáng tỏ về cội nguồn dân tộc Việt Nam, qua đó chúng ta thấy nền văn hiến Việt Nam được hình thành như thế nào, văn học, văn học dân gian, phong hóa, phong tục, lề thói, bản sắc... của dân tộc, của con người Việt Nam. Có thể thấy rằng nghiên cứu Hán Nôm là nghiên cứu toàn bộ sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.
    * Thế nhưng, thực tế đáng buồn, ngành này ngày càng không có người theo học, theo đuổi?* Mối nguy của chúng ta hiện nay, các em không thích học Hán Nôm. Học xong ra trường phải mất chừng 15 năm mới có thể làm việc được. Bởi muốn làm được việc phải tích lũy kiến thức từ sách vở từ thực tế. Muốn giải mã được Hán Nôm phải có kiến thức văn hóa sâu rộng, phải có kiến thức cao. Thế nhưng đồng lương không đủ nuôi sống họ. Cả một nền văn hóa gần 2.000 năm, nếu không hiểu biết về Hán Nôm, nếu không có được đội ngũ kế tục, quả là gay lắm. Và nguy cơ chúng ta mất dần kho báu văn hóa của dân tộc. Chúng tôi đã đề xuất từ nhiều năm rồi - đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo cho học sinh được học Hán Nôm từ chương trình cấp 2, nhưng vẫn không có hồi âm.

    Hiện nay những người hiểu biết và am hiểu về văn hóa dân tộc, đặc biệt là Hán Nôm đã lớn tuổi và mỗi ngày rơi rụng dần, nhưng lớp kế cận quá ít và non nớt. Nếu không có những biện pháp kịp thời và tích cực, chỉ trong 15 - 20 năm nữa sẽ không có đội ngũ nghiên cứu tinh hoa văn hóa văn nghệ của dân tộc. 

    CAO MINH

    Video liên quan

    Chủ Đề