Vì sao ban hành nghị quyết số 26

Sáng 19-1-2022, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 [khóa X] về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [sau đây gọi tắt là tam nông] đã tổ chức hội nghị trực tuyến góp ý báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa X] về tam nông.

Các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 [khóa X] về tam nông; Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá, các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… tham dự hội nghị.

Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa X] về tam nông được xây dựng có 3 phần, gồm: Phần thứ nhất đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW thông qua công tác tổ chức thực hiện, công tác thể chế hoá Nghị quyết từ trung ương đến địa phương. Phần thứ hai đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW đối với việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; kết quả trong xây dựng nông thôn mới, hoàn thiện kết cấu cơ sở, hạ tầng nông thôn. Đồng thời, nêu những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ những nguyên nhân trong phát triển tam nông và rút ra bài học kinh nghiệm. Phần thứ ba là quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển tam nông trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đánh giá chung của dự thảo báo cáo: Sau hơn 13 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội, cả nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên cả 3 lĩnh vực. Nhiều chỉ số phát triển đã theo kịp và vượt các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh quốc gia.

Tham gia thảo luận, góp ý vào dự thảo báo cáo, hầu hết đều thống nhất với kết cấu các phần, nội dung đã nêu trong dự thảo. Một số góp ý đề nghị bổ sung, đánh giá rõ thêm một số tồn tại, hạn chế. Đồng thời, phân tích rõ những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để làm cơ sở thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Các đại biểu cũng thống nhất với đề xuất đề nghị Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết mới về tam nông giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 thay thế Nghị quyết Trung ương 7 [khóa X].

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đánh giá cao dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 [khóa X] về tam nông mà Ban Chỉ đạo Trung ương đã chuẩn bị. Các ý kiến góp ý tại hội nghị hay, sát thực tiễn, đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để phát triển tam nông.

Đồng chí nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa chiến lược của tam nông đối với phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội. Trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nông nghiệp lại một lần nữa khẳng định vai trò là trụ đỡ của mình trong phát triển kinh tế. Vì vậy việc tiếp tục ban hành Nghị quyết mới về tam nông là cần thiết.

Đồng chí yêu cầu Nghị quyết mới ban hành cho giai đoạn tới cần tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò có ý nghĩa chiến lược đối với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Việc giải quyết các vấn đề tam nông là yếu tố mang tính tiền đề để cả nước đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Nghị quyết mới cần nâng cao được nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, ban, bộ ngành về vị trí, vai trò tam nông đối với phát triển đất nước.

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xây dựng thực hiện trong giai đoạn mới phải rõ ràng, mạch lạc, khả thi, trong đó phải xác định được các giải pháp đột phá, phù hợp với từng giai đoạn, có lộ trình thực hiện cụ thể, tránh chung chung.

Đồng chí lưu ý, thành công của một Nghị quyết phải đặt trong lộ trình phát triển của cả giai đoạn, vì vậy cần phát huy những kết quả đạt được, đồng thời giải quyết được những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong giai đoạn phát triển mới. Vì vậy đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương tiếp thu các ý kiến góp ý tại hội nghị, tiếp tục hoàn thiện báo cáo trình Bộ Chính trị cho ý kiến.

Hương Thơm

Thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ cương vị người đứng đầu Nhà nước đã để lại một thế hệ các quan chức và trí thức tài ba, yêu nước, có tầm chiến lược, từ trong nước, ngoài nước theo Bác Hồ tham gia kháng chiến, kiến quốc, như các cụ: Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, ..., các giáo sư Trần Đại Nghĩa, Võ Đình Quỳnh, Võ Quý Huân, Trần Hữu Tước, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Lê Văn Thiêm, ... Khi xây dựng cơ sở lý luận và triển khai thực tế Nghị quyết số 26-NQ/TW, chúng ta cần phải học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đường lối, chiến lược và công tác cán bộ.

1. Cụ thể hóa một số tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ cấp chiến lược trong Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ

Để dễ nhận thức và thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ [Nghị quyết số 26-NQ/TW], chúng tôi xin đề xuất “công thức” sau gồm những phẩm chất tối thiểu cần có của cán bộ cấp chiến lược trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 như sau:

Cán bộ cấp chiến lược theo Nghị quyết số 26-NQ/TW = Sức khoẻ tốt + Tầm nhìn chiến lược + Trái tim nhân nhậu + Bộ óc tốt + Kỹ năng sống tốt + Tiếng Anh [và ngoại ngữ] + IT/ICT.

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phát biểu tại Hội thảo khoa học “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW”, do Tạp chí Tổ chức nhà nước chủ trì giúp lãnh đạo Bộ Nội vụ tổ chức. Ảnh: TMQ.

Xin diễn giải các thành tố của công thức này như sau:

Thứ nhất, cán bộ cấp chiến lược cần phải có sức khỏe tốt, tức là sức khỏe dẻo dai ở mức cao, chịu được sức ép từ mọi phía. Vậy cần phải đặt ra yêu cầu cụ thể và bắt buộc cán bộ cấp chiến lược phải rèn luyện, thể dục thể thao, “tập chạy marathon” để có đủ sức làm việc và cống hiến hiệu quả, lâu dài. Đây là tiêu chí hàng đầu, không thể xem nhẹ. Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW hình như tiêu chuẩn và yêu cầu sức khỏe đối với cán bộ cấp chiến lược chưa thật rõ, chưa đủ đậm, cần bổ sung trên thực tế?

Ví dụ: Trong cả 3 ngày có mặt tại Hà Nội dự Hội nghị APEC14 [năm 2006], sáng nào Thủ tướng Australia John Howard cũng dậy sớm để đi bộ hai vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Trong chuyến thăm và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, 06 giờ sáng ngày 20/11/2006, Thủ tướng John Howard đã đi bộ thể dục 30 phút tại khuôn viên Dinh Thống Nhất, sau đó đi thăm khu công nghiệp Phú Mỹ, nhà máy thép BlueScopeSteel [tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu]. Buổi chiều, Thủ tướng John Howard ghé thăm Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, buổi tối tham dự và phát biểu trong lễ trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học RMIT tại Việt Nam. Phải có sức khỏe tốt mới làm được như vậy.

Thứ hai, có tầm nhìn chiến lược. Đây là đòi hỏi cao nhất, tổng hợp nhất và khó nhất mà một cán bộ cấp chiến lược cần phải có. Vì vậy, T. Hesburg đã nói: “Điều cốt lõi nhất mà người lãnh đạo phải có chính là tầm nhìn”.

Thứ ba, cán bộ cấp chiến lược là công dân Việt Nam ưu tú, công dân toàn cầu có trái tim nhân hậu.

Thứ tư, cán bộ cấp chiến lược phải có bộ óc tốt, tức là bộ óc sáng suốt, thông minh, tự học và ham học thực sự, không ngừng, để cập nhật kiến thức trong thời đại toàn cầu hóa, chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0. cán bộ cấp chiến lược phải có kiến thức, hiểu biết lý luận và thực tiễn sâu sắc và toàn diện ở tầm chiến lược, để lãnh đạo nhân dân và đất nước phát triển, phồn vinh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã dạy.

Thứ năm, cán bộ cấp chiến lược phải có kỹ năng sống tốt, tức là kỹ năng sống có văn hóa, văn minh của một con người và nhất là một cán bộ lãnh đạo trong thời đại mới. Kỹ năng này cùng với trái tim và khối óc tạo nên uy tín và hiệu quả công tác của người cán bộ.

Thứ sáu, đối với cán bộ cấp chiến lược, tiếng Anh, IT/ICT là những kiến thức và kỹ năng [như “hai chân”] rất quan trọng để tăng hiệu quả công việc, hợp tác và cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay. Nhưng cái quyết định cao nhất vẫn là vốn kiến thức, là trí tuệ sâu rộng được “tải đi” bởi hai công cụ thời đại này.

Ngày 19/5/2015, tôi đã gửi bức tâm thư tới Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng,  mở đầu như sau: “Với tư cách cá nhân của một công dân, đảng viên và nhà giáo, một người đã “lặn lội, tự học” tiếng Anh mãi mà khi dùng vẫn rất khó khăn, vẫn không tự tin và không thể khá lên được, tôi xin đề nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư xem xét, nghiên cứu để sớm có được một chỉ thị hay nghị quyết [nói nôm na là một quốc sách] để tăng cường việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam, trong thời hội nhập quốc tế, tương tự như Chỉ thị số 58-CT/TW năm 2000 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin”.

Tôi cho rằng cần phải nhấn mạnh hơn nữa vai trò và tầm cỡ quốc gia, quốc tế của những cán bộ cấp chiến lược, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Họ cần phải có những năng lực và phẩm chất làm việc, lãnh đạo ở quy mô quốc gia và toàn cầu, để xây dựng, phát triển bền vững đất nước, hợp tác, đấu tranh kiên cường để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2. Một vài góp ý để triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW

2.1. Góp ý với Nghị quyết số 26-NQ/TW

Một là, chúng tôi đánh giá cao việc ra đời Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Nghị quyết số 26-NQ/TW đã thể hiện rất rõ và tập trung cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ rường cột, bảo đảm thắng lợi của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng tôi nhất trí với hai trọng tâm và năm đột phá, chỉ xin bàn thêm một số chi tiết kỹ thuật để triển khai và thực hiện.

Hai là, Nghị quyết số 26-NQ/TW được ban hành ngày 19/5/2018, đúng ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất có ý nghĩa - Những cán bộ cấp chiến lược phải không ngừng học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chúng ta phải học tập kinh nghiệm làm công tác cán bộ của Người.

Ba là, chúng tôi cho rằng cần có định nghĩa chính xác cho khái niệm “cán bộ cấp chiến lược” ngay ở trang đầu tiên của Nghị quyết số 26-NQ/TW. Chỉ khi khái niệm được hiểu đúng thì các tiêu chuẩn của cán bộ cấp chiến lược mới chuẩn xác và mới triển khai và thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW.

Một vài góp ý mang tính kỹ thuật đối với Nghị quyết số 26-NQ/TW:

Rất đồng ý với nhận định sau đây trong Nghị quyết số 26-NQ/TW “Sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế tri thức và xu hướng quốc tế hoá nguồn nhân lực vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với nước ta. Ở trong nước, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề để đất nước phát triển nhanh, bền vững”; vì thế xin có vài góp ý cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với luận điểm sau đây về cán bộ cấp chiến lược: Thực sự tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín; trên 15% dưới 45 tuổi; từ 40 - 50% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế [đối với quân đội, công an có quy định riêng của Bộ Chính trị]”. Vấn đề có tính kỹ thuật đặt ra là “Đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế” phải được hiểu cụ thể như thế nào về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, ngoại ngữ, tin học? Do đó, cần làm rõ thêm các nội dung cụ thể này để việc triển khai thực hiện được thuận lợi.

Thứ hai, về luận điểm “Đối với đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia, phải: Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học ở những lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh, đạt trình độ ngang tầm khu vực và thế giới. Số cán bộ khoa học đạt ít nhất 11 người trên 1 vạn dân”. Vấn đề đặt ra ở đây là “Cán bộ khoa học” cần phải làm rõ hơn nữa, và yêu cầu về trình độ, tiêu chuẩn thế nào? Mục tiêu đạt tỷ lệ 11 người/1 vạn dân xuất phát từ yêu cầu thực tế Việt Nam hay tham khảo quốc tế?

Thứ ba, về luận điểm“Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước: “Nâng cao tính Đảng và ý thức tuân thủ pháp luật; sản xuất kinh doanh hiệu quả; từ 70 - 80% có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế”. Vấn đề đặt ra là, tại sao đối với cán bộ khoa học, chuyên gia không có yêu cầu cụ thể về “có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế”, mà chỉ đặt ra yêu cầu này đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước?

Thứ tư, về giải pháp “Xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và học tập ngoại ngữ”. Chương trình này đã được xây dựng chưa, đến đâu rồi, tương lai thế nào? Ngoại ngữ gì là quan trọng nhất ngày nay, nếu không phải là tiếng Anh? IT, ICT sao? Có cần chuẩn bị các kiến thức nền khác, các kỹ năng làm việc, giao tiếp thời chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0?

2.2. Cần tham khảo sâu sắc các bài học lịch sử nước ta khi triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW

Chúng tôi cho rằng cần xem trọng những bài học từ ông cha ta hàng ngàn năm và từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, chọn người tài trong và ngoài nước, tiến cử và bầu cử chọn người tài rộng rãi, dân chủ. Kinh nghiệm quý báu cha ông để lại cho chúng ta là: Nếu tiến cử đúng người tài thì được thưởng, sai thì bị phạt, ... Về kinh nghiệm quốc tế, khi ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, chúng ta đã tham khảo bài học kinh nghiệm xây dựng, phát triển nhân lực nói chung, nhân lực lãnh đạo, quản lý, lực lượng tinh hoa từ các nước mới phát triển nhanh ở ASEAN [ví dụ: Singapore, Malaysia] và trên thế giới [ví dụ Hàn Quốc] như thế nào?

Vua Lê Thánh Tông đã dạy chúng ta: “Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học. Phép chọn người có học thì thi cử là đầu” [học thật, thi nghiêm]; “Kẻ nào để mất một tấc đất của Tổ quốc, kẻ đó có tội với non sông”. Ngày nay, để xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, chúng ta cần tuân theo lời dạy của Vua Lê Thánh Tông.

Thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ cương vị người đứng đầu Nhà nước đã để lại một thế hệ các quan chức và trí thức tài ba, yêu nước, có tầm chiến lược, từ trong nước, ngoài nước theo Bác Hồ tham gia kháng chiến, kiến quốc như: các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, ..., các giáo sư Trần Đại Nghĩa, Võ Đình Quỳnh, Võ Quý Huân, Trần Hữu Tước, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Lê Văn Thiêm, ... Khi xây dựng cơ sở lý luận và triển khai thực tế Nghị quyết số 26-NQ/TW, chúng ta cần phải học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đường lối, chiến lược và công tác cán bộ.

Về bốn trụ cột giáo dục: năm 1996, dựa trên Báo cáo của Hội đồng Delors, UNESCO đã khuyến nghị giáo dục toàn thế giới trong thế kỷ XXI được xây trên bốn trụ cột, đó là “học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người” [Learning to know, Learning to work, Learning to live together and Learning to be]. Cả nhân loại đều thừa nhận chân lý và triết lý giáo dục này cho toàn thế giới trong thế kỷ XXI.

Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta sẽ thấy về cơ bản tư tưởng, chân lý và triết lý giáo dục này đã được Bác Hồ viết ra ngay từ tháng 9 năm 1949 [trước UNESCO nửa thế kỷ] trên trang đầu của cuốn sổ vàng khi Người đến thăm Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, tiền thân của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Nếu để ý chúng ta sẽ thấy lời căn dặn và mong mỏi của Bác Hồ còn sâu rộng, bao hàm cả những ý, những phẩm chất đạo đức rất cần thiết và quan trọng đối với người cán bộ, đối với một con người trong tương lai, đó là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Sang đầu thế kỷ XXI này, bây giờ và trong tương lai, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Nạn tham nhũng đang thách thức nghiêm trọng sự tồn vong của đất nước ta, của nhiều quốc gia trên thế giới, cả nghèo lẫn giàu, và của các tổ chức quốc tế, từ FIFA, WB cho đến Liên hợp quốc. Tất nhiên mức độ thách thức và tính nghiêm trọng rất khác nhau. Thế mới biết, chữ tâm đối với người lãnh đạo, đối với cán bộ cấp chiến lược còn được đặt trước chữ tài. Đại thi hào Nguyễn Du nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, còn Đại thi hào Đức Wolfgang Göthe thì nói: “Trước một trí tuệ vĩ đại ta ngả mũ, trước trái tim vĩ đại ta quỳ gối”.

Tôi đã kiến nghị Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Văn phòng Đại diện UNESCO tại Việt Nam để trình lên UNESCO Paris về đóng góp to lớn nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho triết lý giáo dục thế giới, trước UNESCO nửa thế kỷ. Cuối cùng tôi đã tự viết và gửi thư đến Tổng Giám đốc UNESCO Paris - bà Irina Bokova, về việc này và Bà đã trả lời tôi rất thiện chí, công nhận phát hiện của tôi.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng hoan nghênh đề xuất này của tôi./.

--------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

[1] Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, của BCH Trung ương, về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ

[2][//cand.com.vn/Xa-hoi/Bao-ve-tiep-can-yeu-nhan-tai-APEC-14-32152/], [//thanhnien.vn/thoi-su/mot-ngay-cua-thu-tuong-uc-john-howard-tai-tphcm-367999.html]

[3] //vnexpress.net/giao-duc/gs-tran-van-nhung-viet-nam-nen-hoc-singapore-ve-day-hoc-tieng-anh-3473577-p3.html

[4]//vietnamnet.vn/giaoduc/201005/Tran-Van-Nhung-910995/index.htm?mode=mobile

[5] //tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-trong-dung-tri-thuc-va-nhung-goi-mo-cho-hom-nay-3481

[6] Trần Văn Nhung: “Sộp thành Nhà giáo”, NXB GDVN, Hà Nội - 2018. [Tái bản lần thứ hai]

GS.TSKH Trần Văn Nhung - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - nguyên Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước

Theo: //tcnn.vn

Video liên quan

Chủ Đề