Vì sao đóng dấu 1 3 chữ ký

Cách đóng dấu văn bản

Căn cứ: Điều 32, 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.

– Đối với văn bản giấy:

  • Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
  • Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

– Đóng dấu treo và dấu giáp lai:

  • Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
  • Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

– Đối với văn bản điện tử:

  • Dấu của cơ quan, tổ chức trên văn bản điện tử [chữ ký số của cơ quan, tổ chức] là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng [.png] nền trong suốt, trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền về bên trái.
  • Dấu trên văn bản kèm theo cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo;
  • Văn bản không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, phải ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo [nhưng không hiển thị hình ảnh] tại góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo.

2. Quy định về đóng dấu trong văn bản hành chính

Đối với cơ quan, tổ chức có con dấu theo quy định của pháp luật thì những văn bản hành chính do cơ quan, tổ chức ban hành phải được đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và là căn cứ khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản hành chính của một cơ quan, tổ chức. Việc đóng dấu vào các loại văn bản hành chính, giấy tờ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

2.1. Đối với văn bản giấy

Dù sử dụng dấu chữ ký, dấu treo hay dấu giáp lai thì khi thực hiện việc đóng dấu cũng phải đáp ứng yêu cầu về đóng dấu theo quy định của pháp luật: dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn; dấu được đóng đứng chiều và được dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

– Dấu chữ ký

Xem thêm: Thời hạn sử dụng con dấu doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Cách đóng dấu chữ ký được quy định tại điểm d Khoản 2 và điểm a, b Khoản 1 Điều 33 Điều 32 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP như sau: dấu chữ ký chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản hành chính đã có chữ ký của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó và bản sao văn bản hành chính do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiệu, dấu chữ ký phải được đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và được dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định. Khi đóng dấu lên chữ ký trên van bản hành chính thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

– Dấu treo

Cách thức đóng dấu treo được quy định tại điểm c, d Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau: đối với các văn bản hành chính ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục thì dấu treo được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục trên văn bản hành chính; việc thực hiện đóng dấu treo trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó quy định.

Dấu treo thường được đóng trên các văn bản hành chính ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục. Việc đóng dấu treo lên văn bản hành chính không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản hành chính đã được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như phụ lục văn bản đã được đóng dấu treo.

– Dấu giáp lai

Đối với dấu giáp lai, cách thức đóng dấu được quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP như sau: việc thực hiện đóng dấu giáp lai trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định và dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hành chính hoặc phụ lục văn bản, dấu giáp lai trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu giáp lai được đóng tối đa 05 tờ văn bản hành chính.

2.2. Đối với văn bản điện tử

Dấu của cơ quan, tổ chức trên văn bản điện tử [ví dụ như chữ ký số của cơ quan, tổ chức] được hiểu là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản hành chính trên văn bản điện tử, dấu có màu đỏ, kích thước của hình ảnh dấu bằng kích thước thực tế của dấu, có định dạng [.png] với nền trong suốt, được đặt trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền ký văn bản hành chính về bên trái.

3. Tư vấn trường hợp cụ thể

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Quy định về sử dụng con dấu, đổi con dấu tròn công ty mới nhất

Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Dương Gia vui lòng cho tôi xin hỏi như sau: Theo quy định tại Khoản 2, 3, Điều 32, Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 quy định: Khoản 2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Khoản 3. Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế – xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm. Như vậy: Đối với Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có 2 người là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Đồng thời, theo Luật, Hội đồng nhân dân xã thành lập thêm 2 Ban: Pháp chế và Kinh tế – Xã hội. Xin cho hỏi: vậy Trưởng, Phó 2 Ban Pháp chế và Kinh tế – Xã hội không phải là thường trực Hội đồng nhân dân xã, và quá trình hoạt động của 2 Ban khi ban hành văn bản, trưởng các Ban có được ký tên, đóng con dấu Hội đồng nhân dân xã vào văn bản do các Ban soạn thảo không ạ? Trân trọng kính chào!

Luật sư tư vấn:

Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về Quản lý và sử dụng con dấu như sau:

“1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này.

2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

a] Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;

b] Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;

c] Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

d] Không được đóng dấu khống chỉ.

3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:

a] Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;

b] Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.”

Như vậy, các văn bản của Ban Pháp chế và Ban Kinh tế – xã hội ban hành sẽ được đóng dấu của Hội đồng nhân dân khi những văn bản này được ban hành trong phạm vi quyền hạn được Hội đồng nhân dân giao cho. Phần chữ ký trên văn bản là chữ ký của người đứng tên ban hành.

Cách đóng dấu

  • Trang chủ
  • Kế toán trọn gói
    • Dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán
    • Dịch vụ làm báo cáo tài chính tại TpHCM
    • Tax and Accounting services in Ho Chi Minh city, Vietnam
  • Dịch vụ thành lập
    • Dịch vụ kê khai thuế ban đầu
    • Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Tp.HCM
  • Thay đổi GPKD
  • Mã ngành nghề kinh doanh
  • Liên hệ
Đăng ký tư vấn
Menu

Video liên quan

Chủ Đề