Vì sao khi hấp phải để lửa lớn

Tại sao nước làm tắt lửa

Lửa là con quái vật ba đầu. Để tiêu diệt con quái vật này một cách hiệu quả, bạn chỉ cần cắt một trong ba cái đầu của nó. Ba cái đầu bao gồm nhiệt, nguồn nhiên liệu và nguồn oxi. Ngoài ra, đôi lúc còn có cái đầu thứ tư cũng khá quan trọng là phản ứng dây chuyền.

Việc tác dụng nhiệt vào bất cứ nhiên liệu nào cùng với sự có mặt của chất oxi sẽ gây ra một đám cháy. Một khi xuất hiện đám cháy, nó sẽ tự động đốt cháy mọi nguyên liệu xung quanh nó; phản ứng này xảy ra tự động và lan rộng liên tục nên được gọi là phản ứng dây chuyền.

Ngắt một trong ba yếu tố gây ra lửa trên sẽ khá khó khăn. Với yếu tố đầu tiên, để loại bỏ nhiệt, chúng ta cần phải có vật liệu hấp thụ nhiệt. Nó sẽ giúp giảm lượng nhiệt có sẵn để duy trì phản ứng dây chuyền. Tiếp theo, nguyên liệu là mọi thứ có thể cháy được.

Tuy nhiên, việc loại bỏ nguyên liệu không thể dập tắt đám cháy ngay lập tức, mà nó sẽ khiến đám cháy không tiếp tục lan rộng. Cuối cùng, lửa cần oxi để "thở" và tiếp tục "tấn công". Nếu không được cung cấp oxy, đám cháy sẽ lụi dần và sau đó nó sẽ "chết".

Nước dập tắt đám cháy bằng cách cắt một lúc hai cái đầu của con quái vật này, là nhiệt và nguồn oxy. Khi phun nước vào đám cháy, đầu tiên nó sẽ hạ nhiệt độ của lửa. Nước sẽ hấp thụ nhiệt và chuyển sang dạng hơi. Sau đó, hơi nước sẽ tạo thành một màn chắn giữa lửa và oxi có trong không khí.

Thứ nhất, hễ nước gặp một vật đang cháy thì nước biến thành hơi và hơi này lấy đi rất nhiều nhiệt của vật đang cháy. Nhiệt cần thiết để biến nước sôi thành hơi nhiều gấp 5 lần nhiệt cần thiết để đun cùng thể tích nước lạnh ấy lên 100 độ.

Thứ hai, hơi nước hình thành lúc ấy chiếm một thể tích lớn gấp mấy trăm lần thể tích của khối nước sinh ra nó. Khối hơi nước này bao vây xung quanh vật đang cháy, không cho nó tiếp xúc với oxy. Thiếu oxy, sự cháy sẽ không thể duy trì được.

Cắt nguồn oxi của đám cháy cũng là một phương pháp chữa cháy hiệu quả. Đây chính là nguyên lý dập lửa của bình chữa cháy. Khi phun khí CO2 từ bình chữa cháy, đám mây CO2 sẽ cắt đứt nguồn oxi từ không khí giúp làm tắt ngọn lửa.

Để tăng cường khả năng làm dập lửa của nước, đôi khi người ta còn cho thêm… thuốc súng vào nước. Điều này thoạt nghe thì thấy lạ, nhưng rất có lý: thuốc súng bị đốt hết rất nhanh, đồng thời sinh ra rất nhiều chất khí không cháy. Những chất khí này bao vây lấy vật thể, làm cho sự cháy gặp khó khăn.

Tại sao dập lửa bằng nước nóng lại tốt hơn nước lạnh?

Nước là chất lỏng giúp dập lửa tốt hơn rất nhiều loại chất lỏng khác nhờ vào tính chất hóa học của nó, đặc biệt là nhiệt dung và nhiệt ẩn hóa hơi. Nhiệt dung là chỉ số nhiệt lượng cần để tăng 1 độ K. Nước là một trong những chất tự nhiên có nhiệt dung cao nhất.

Bạn cần đến 4,182 J/kg để có thể tăng nhiệt độ của nước lên 1 độ K. Vì vậy một lượng lớn nhiệt sẽ bị nước hấp thụ khi được phun vào đám cháy để làm tăng nhiệt độ của nó.

Tuy nhiên, hấp thụ nhiệt để tăng nhiệt độ chỉ là một phần trong cơ chế làm mát.

Nhiệt lượng bị hấp thụ khi nước chuyển từ dạng lỏng sang hơi còn lớn hơn rất nhiều so với con số 4,182 J/kg và khiến quá trình làm mát hiệu quả hơn. Khi nước đạt nhiệt độ sôi ở 100 độ C, nhiệt lượng được hấp thụ không còn được dùng để tăng nhiệt độ nữa mà chúng dùng để phá vỡ mối liên kết giữa các phân tử nước.

Nhiệt lượng cần để phá liên kết giữa các phân tử từ đó chuyển từ thể lỏng sang thể khí được gọi là nhiệt ẩn hóa hơi. Nhiệt ẩn hóa hơi của nước rất cao, khoảng 2.260 kJ/kg.

Khi sử dụng nước lạnh, nước cần một thời gian để tăng nhiệt độ đến khi sôi. Khi nước gần đạt nhiệt độ sôi, khoảng thời gian đến khi sôi sẽ ngắn lại.

Vì vậy, nhiệt ẩn hóa hơi cao của nước sẽ "tham chiến" sớm hơn khi dùng nước nóng so với nước lạnh, do đó, nhiệt lượng mà nước nóng hấp thụ cũng nhanh hơn. Thêm nữa, việc nước bốc hơi nhanh hơn sẽ giúp tạo ra hàng rào cắt nguồn oxi và nguyên liệu cho đám cháy sớm hơn.

Sự kết hợp giữa khả năng hấp thụ nhiệt lớn hơn khi chuyển thành dạng hơi và tạo thành hàng rào nhanh hơn khiến nước nóng có thể dập tắt đám cháy nhanh hơn so với dùng nước lạnh.

 Clip nguồn youtube

Tại sao cần sử dụng lửa to khi chế biến món xào ?

Đề bài

Tại sao cần sử dụng lửa to khi chế biến món xào?

Lời giải chi tiết

Lửa to có tác dụng làm cho thức ăn vừa "áp chảo". Tức là vừa đủ độ chín ấm 2/3 thực phẩm - giữ lại được phần nhiều vitamin trong thực phẩm và hương, vị riêng của thực phẩm đó.

- Thức ăn sẽ săn lại, không ra nước, mất chất.

- Giữ được màu sắc của thực phẩm.

- Một số loại thịt như thịt bò thì bạn phải xào lửa to để không bị dai.

Loigiaihay.com

Nếu bạn đã thực hiện đúng các bước làm bánh bao mà mẻ bánh vẫn gặp phải tình trạng cứng, khô sau khi hấp thì hãy đọc ngay bài viết này. Bởi đây là những sai lầm khiến bánh bao khi hấp không mềm mịn mà chị em nào cũng mắc phải, cùng Kate điểm qua các lỗi thường gặp khi làm bánh bao và cách khắc phục dưới đây nhé!

Có thể bạn chưa biết cách trộn – ủ bột bánh bao hay dùng sai lửa khi hấp là nguyên nhân chính khiến cho mẻ bánh của bạn không được mềm mịn sau khi “ra lò”. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi làm món bánh này! Cùng Dạy Làm Bánh Á Âu [DLBAAu] tìm hiểu ngay bạn nhé!

Có nhiều người thường nghĩ ủ bột bánh bao chỉ là một bước làm đơn giản, tuy nhiên trên thực tế đây lại là công đoạn vô cùng quan trọng. Bởi thời gian ủ bột đủ sẽ làm cho chiếc bánh trở nên mềm mịn, nở xốp và ngược lại nếu không đủ thời gian ủ hoặc ủ không đúng cách sẽ khiến mẻ bánh không chuẩn vị, cứng, khô không như ý.

Nhào và ủ bột là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến độ nở xốp của bánh bao

Sau khi thực hiện công đoạn nhào bột, bạn cho phần bột này vào âu rồi dùng khăn ẩm phủ lên mặt bột. Để bột nghỉ trong 1 – 2 tiếng, lúc này bạn sẽ thấy bột nở dần đến kích thước mong muốn. Lưu ý: Khăn ẩm khi phủ lên thau bột là để ngăn cản không khí làm bột bánh bị khô cứng và không nên “ăn bớt” thời gian ủ vì bột nở sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành phẩm.

Tùy vào loại bột mà bạn sử dụng chúng ta sẽ có cách ủ khác nhau, nếu bạn sử dụng bột cái để làm bánh bao thì để qua đêm rồi sáng hôm sau làm bánh. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng men nở thì chỉ cần để 1 – 2 tiếng là bột đã đạt độ nở chuẩn.

Tùy theo loại bột sử dụng mà thời gian ủ có thể 1 – 2 tiếng hoặc qua đêm

Nếu thấy bột bánh bao không đạt được độ nở như mong muốn có thể bạn đã phạm một trong 2 lỗi cơ bản này:

  • –    Quên không cho men nở vào khi nhào bột.
  • –    Cho men nở không đủ định lượng vào bột bánh.

Tùy trường hợp bạn có thể xem xét lại công đoạn làm bánh của mình và rút kinh nghiệm cho lần sau nhé.

  • Nếu bột bánh bao bị chua là do bạn đã cho quá nhiều bột nở hoặc bột khai, trường hợp khác là do bạn đã ủ bột quá lâu.
  • Bột bánh bao bị nhão là do bạn cho quá nhiều nước trong quá trình trộn bột, để khắc phục bạn có thể cho thêm bột khô và nhào lại.
  • Bột bánh bao không qua thời gian ủ có thể làm cho phần vỏ bánh bị cứng.
  • Nếu bánh bao bị đắng có thể là do chất lượng bột mì mà bạn đã sử dụng.
  • Khi hấp ở thời gian lâu liên tục sẽ khiến bột bánh bao chuyển qua màu vàng do trong bột có định lượng trứng. Nếu bánh không chuyển qua màu ngả vàng là do vỏ bánh sử dụng loại thuốc tẩy trắng.

Làm thế nào để bánh bao sau khi hấp không bị ngả vàng?

Sau khi đã thực hiện xong các công đoạn làm bột bánh, tạo hình bánh, bạn cần nắm được bí quyết hấp bánh bao sao cho thơm ngon, mềm mịn nhất với một số hướng dẫn này:

Đối với loại nồi hấp thông thường, bạn cho 1 chút nước vào đáy nồi hấp, sau đó đun xôi lên mới xếp bánh bao vào hấp trong khoảng 15 – 20 phút. Khi thấy bánh bao chín mềm thì gắp ra dĩa thưởng thức. Lưu ý: Để bánh bao thơm ngon, mềm mịn và nở xốp hơn bạn nên để lửa lớn, sau khi bánh chín đừng vội lấy bánh ra ngay mà nên để bánh trong nồi vài phút mới cho ra ngoài để bánh không bị xẹp nhanh.

Nếu bạn muốn hấp bánh bao bằng nồi cơm điện thì chỉ cần cho một chút nước vào nồi, đặt bánh bao lên tô lớn rồi bỏ vào trong nồi. Bật nút cook để trong khoảng 15 – 20 phút là bánh chín. Nếu trường hợp bạn muốn hấp bánh khi đang nấu cơm thì đợi cơm ráo nước rồi thả bánh lên bề mặt cơm để bánh chín dần.

Bánh bao có thể hấp được bằng lò vi sóng, tuy nhiên nhiệt độ lò vi sóng lại làm cho bánh bị khô bởi nhược điểm là chúng làm nóng thức ăn từ trong ra ngoài. Để hạn chế trường hợp này bạn nên gói bánh bằng giấy bạc rồi bật lò quay khoảng 1 – 2 phút.

Xếp bánh bao cách nhau một khoảng để khi hấp bánh không bị dính vào nhau

Để bánh bao không bị dính vào nhau khi hấp bạn nên xếp chúng cách đều nhau một khoảng để khi bánh nở không bị chạm vào nhau. Cách để hấp bánh bao luôn trắng mịn là hấp vừa nóng tới, khoảng 10 – 15 phút bởi nếu hấp quá lâu bánh sẽ bị ngả sang màu vàng.

Bạn có thể áp dụng 2 phương pháp hấp bánh bao để tránh trình trạng bánh bị khô như: hấp cách thủy bánh bao trên nồi hấp thông thường, hoặc nếu sử dụng lò vi sóng thì nên vẩy nước lên bề mặt bánh cho mềm, bọc vào giấy bạc rồi mới cho vào quay khoảng 1 phút.

Trên đây là những lỗi cơ bản thường gặp khi hấp bánh bao mà các chị em hay mắc phải, hi vọng với phần giải đáp nguyên nhân và cách khắc phục này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm bánh bao ngon tại nhà. Lưu ý cách ủ bột bánh bao đúng chuẩn và kỹ thuật hấp bánh bao để có được mẻ bánh thành công hơn nhé. Chúc bạn thành công! Cùng đánh giá 5 sao và theo dõi chuyên mục kiến thức kỹ năng tại Dạy Làm Bánh Á Âu [DLBAAu] để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Video liên quan

Chủ Đề