Vì sao không thích có con gái

Tại Việt Nam, tâm lý ưa thích con trai đã được ghi chép từ cách đây hai thập kỷ và thậm chí đã được đo lường. Điều này làm gia tăng mối quan ngại rằng tỷ lệ sinh con trai sẽ tăng lên trong tương lai. Chính vì vậy, mất cân bằng giới tính khi sinh đã gây được sự chú ý. 

Kể từ thập kỷ trước, các nghiên cứu thực địa và thống kê đã xác định được xu hướng gia tăng tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam, thông qua số liệu các cuộc điều tra nhân khẩu học.

Mong muốn có con trai hơn con gái là một đặc trưng xã hội và văn hóa

Vì con trai đóng vai trò quan trọng trong các gia đình, mong muốn có con trai trở thành một đòi hỏi bức thiết, dẫn đến sự phân biệt đối xử với con gái trước và sau khi sinh. Tại nhiều nơi trên thế giới, mong muốn sinh con trai và sinh con gái là như nhau, và những nỗ lực can thiệp đến giới tính của con cái là rất hiếm. Tuy nhiên ở Việt Nam mong ước có con trai là thâm căn cố đế.

Người Việt có tâm lý ưa thích con trai hơn con gái.

Mong muốn sinh con trai phổ biến nhất ở các quốc gia Đông và Nam Á, nhưng cũng có thể xảy ra ở một số quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi. Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về văn hóa, kinh tế và xã hội giữa các quốc gia này, nhưng có những điểm tương đồng quan trọng giải thích sự ưa thích mạnh mẽ đối với con trai.

Điểm chung của các quốc gia này là một logic mạnh mẽ về 'tính gia trưởng': logic mà tài sản sản xuất di chuyển qua dòng dõi nam giới trong gia đình. Mặc dù ở một mức độ nào đó, nhiều quốc gia khác cũng có chế độ phụ hệ, nhưng ở các quốc gia rất chuộng con trai, logic này cứng nhắc hơn nhiều. 

Trật tự xã hội của gia đình cư trú với nam giới: dòng dõi được truyền từ cha sang con trai. Đàn ông trong trật tự xã hội là điểm cố định, và phụ nữ là điểm di động: khi con gái kết hôn, cô ấy rời gia đình hiện tại để đến với gia đình mới. Điều này có thể tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội khi có con trai hơn là con gái, bao gồm:

Dòng họ: Dòng dõi trong một gia đình ở trong dòng nam, sinh con trai sẽ tiếp nối họ.

Hỗ trợ tuổi già: Những người con trai trong một gia đình thường có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi ốm đau và tuổi già. Cha mẹ già thường sống với con cái đã lập gia đình và đối với con trai của họ cũng vậy. Điều này tạo động lực kinh tế mạnh mẽ cho con trai để phụng dưỡng tuổi già.

Của hồi môn: Của hồi môn - việc chuyển tài sản hoặc tiền bạc từ nhà gái sang nhà trai - là một mối quan tâm kinh tế quan trọng khi có con gái.

Cơ hội lực lượng lao động: Nam giới có thể mang lại cơ hội kinh tế tốt hơn cho một gia đình. Điều này có thể là kết quả của sự khác biệt giới tính thực tế về cơ hội kinh tế, nhưng cũng có thể là kết quả của việc đánh giá thấp công việc của phụ nữ. Nhiều công việc không được trả lương hoặc công việc phi chính thức chiếm phần lớn lao động nữ.

Theo nghĩa này, việc làm phi chính thức thường được coi là một phần mở rộng công việc gia đình của phụ nữ hơn là được coi trọng theo đúng nghĩa của nó.

Áp lực gia đình và xã hội: Cha mẹ không chỉ lo lắng về kinh tế, các cuộc khảo sát còn cho thấy những áp lực dai dẳng từ các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Trong các cuộc phỏng vấn, phụ nữ thường ghi nhận áp lực từ chồng và chồng của phụ nữ, sự lạm dụng bằng lời nói và thể chất khi họ không sinh được con trai hoặc mang thai bé gái.

Tôn giáo: Ở một số nơi, người ta tin rằng chỉ có con trai mới có thể thực hiện các nghi lễ mai táng.

Mời độc giả xem thêm video:

Lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi.

Vi An

Nhiều người luôn nhìn các cô gái độc thân với ánh mắt thương hại, cho rằng họ thật tội nghiệp vì chẳng có người yêu. Thế nhưng những người đó đâu biết rằng, thật ra chính con gái lại muốn F.A đấy chứ. Hiện nay có rất nhiều cô gái thích sống độc thân, để được tự do làm những gì mình muốn, không phải phụ thuộc vào tâm trạng của bất kỳ ai.

Dưới đây là 5 lý do vì sao con gái bây giờ không còn mặn mà với việc có người yêu nữa.

1. Họ e sợ đối phương không thật lòng

Các cô gái thà cô đơn còn hơn chọn lựa một người mà họ không cảm thấy an toàn khi ở bên. Họ bối rối với việc bỗng dưng phải thay đổi tình trạng quan hệ của bản thân với một người mình chưa thực sự hiểu rõ và luôn đem lại cảm giác xa lạ. Rất nhiều cô gái không muốn đánh đổi sự yên bình đang có, bằng những sóng gió chắc chắn sẽ xảy đến khi có người yêu chẳng hạn như cãi vã, ghen tuông, hiểu lầm...

Việc phải nghi ngờ đối phương đang lừa dối mình cũng chiếm khá nhiều thời gian của con gái, trong khi đó, họ có thể dùng những giờ phút đó để ở bên đám bạn thân cùng đi mua sắm hay xem phim.

Đừng vội nói tại con gái không chịu mở lòng đón nhận để hiểu được người kia. Họ rất nhạy cảm, nếu ngay từ đầu đã cảm thấy không phù hợp, thì họ sẽ không thể thoải mái tiếp xúc được. Vì thế nếu có ý định tán tỉnh họ, các chàng trai phải khiến cho họ có niềm tin với mình trước đã.

2. Họ nhận thức được giá trị của bản thân

Thế nhưng, không phải với bất cứ chàng trai nào mở lời tán tỉnh, con gái cũng sẽ đồng ý làm người yêu. Họ biết rõ giá trị và tiêu chuẩn của mình nên phải gặp được người phù hợp, họ mới muốn mở lòng cho người đó một cơ hội.

Chính vì lẽ đó mà đôi khi con gái bị gán cho cái mác "kênh kiệu", "chảnh choẹ" mà thật ra là họ chỉ đang chờ đợi người hiểu và tôn trọng họ thôi.

3. Họ đang chờ đợi hoàng tử bạch mã của mình

Cô gái nào cũng có một hình mẫu lý tưởng và rất nhiều người trong số đó đã chọn cách chờ đợi chàng bạch mã hoàng tử của mình xuất hiện... Vì thế các "chú lùn" mãi mãi cũng không thể có được cơ hội đánh cắp trái tim của họ.

Thế mới biết, con gái cũng có niềm tin mãnh liệt vào những câu chuyện cổ tích và câu slogan "chờ đợi là hạnh phúc" không bao giờ sai trong trường hợp này.

4. Họ đã bị tổn thương quá nhiều

Và không dám mở lại cánh cửa trái tim thêm lần nữa. Có thể trong quá khứ, con gái đã phải chịu rất nhiều tổn thương mà người trước mang lại, nên họ sợ hãi mỗi khi nhớ về những trận cãi vã, những lần cả hai quay lưng lại phía nhau và lời chia tay được thốt ra đầy đau đớn.

Con gái tạm thời chọn sự cô đơn là vì muốn có thời gian để chữa lành mọi vết thương, cho đến khi sẵn sàng mở lòng với một người khác.

5. Đơn giản là họ thích tận hưởng cái sự ế của mình

Chẳng có luật nào nói con gái thì không được cô đơn, không được đi ăn, đi chơi, dạo phố một mình. Họ có thể làm mọi việc mình thích bất cứ lúc nào mà không cần để ý đến sắc mặt của ai đó. Họ có thể gặp gỡ bạn bè, đi uống bia cuối tuần, và tham dự các lễ hội âm nhạc mà chẳng cần đến sự đồng ý của ai khác ngoài cha mẹ.

Con gái xinh đẹp và tự do, con gái chọn để mình được "ế". Thì có sao đâu, đơn giản là họ thích vậy!

Một cuộc hôn nhân có thành công hay không, phải dựa vào tâm ý của cả hai. Còn nếu cuộc sống hôn nhân không vui vẻ hoặc cảm thấy không muốn kết hôn thì cũng chẳng sao, miễn là bạn vẫn sống tốt.

Một tài khoản mạng xã hội Trung Quốc đã lên một diễn đàn hỏi "Tại sao đàn ông bây giờ dè dặt trong chuyện yêu đương cũng như không muốn kết hôn?". 

Ngay sau đó, người này đã nhận được vô vàn câu trả lời, trong đó có một câu trả lời được nhiều tài khoản khác ủng hộ và đồng cảm nhất, đó là "Vì con gái bây giờ kiêu căng và kén chọn quá". Tức là đàn ông bây giờ vẫn mong muốn gặp gỡ yêu đương và kết hôn nhưng lại không tìm được đối tượng để cùng đi đến hôn nhân.

Hỏi câu này tương tự với con gái, câu trả lời của họ vô cùng gây bất ngờ. Số ít trả lời rằng đàn ông bây giờ toàn người đểu nên không muốn kết hôn; còn phần lớn nói thẳng rằng cuộc sống độc thân của họ tốt mà, chẳng cần một người bước thêm vào cuộc sống của họ làm gì cho rắc rối và mệt mỏi. Tự họ làm chủ được cuộc sống của họ, tự họ chăm sóc được cuộc đời của họ.

Có thể thấy, con gái bây giờ không còn khát khao nhiều về hôn nhân nữa. Trừ khi họ gặp được một người mà họ thực sự muốn chung sống cả đời. Điều này chứng tỏ: tỷ lệ kết hôn càng ngày càng giảm là do mong muốn lập gia đình của phụ nữ ngày càng giảm.

Vai trò và địa vị của người phụ nữ ngày càng được cải thiện và nâng cao. 

Còn trong cấu trúc của xã hội phụ hệ truyền thống, nam giới giữ vai trò là nhân vật quyền lực chủ yếu, có quyền phân bổ tài sản trong đó nữ giới được xem là tài sản tư của nam giới, được nam giới bảo hộ, phụ trách việc duy trì nòi giống, gánh vác trách nhiệm nuôi dạy thế hệ kế cận, lấy việc đặt họ tên làm hình thức, dựa theo gia tộc của bên nam rồi nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác. Việc con gái đi lấy chồng, không thuộc gia đình nhà đẻ nữa chính là dựa vào cấu trúc xã hội này.

Tuy nhiên, ở xã hội hiện tại, kinh tế phát triển, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nữ giới được tự mình thử sức và từ đó họ có nhận thức, ý thức về sự bình đẳng giới. Cùng với đó, chính phủ bắt đầu cung cấp bảo hiểm xã hội cơ bản cho mọi công dân, sử dụng hệ thống phúc lợi khác nhau để giảm bớt những gánh nặng trong cuộc sống. Quyền lực công cộng đã làm suy yếu một cách mạnh mẽ quyền lực của chế độ phụ hệ.

Dễ nhận thấy, xã hội phát triển, ngày càng văn minh, nhân đạo, nữ giới có cơ hội được thể hiện mình, những vấn đề khó khăn của nữ giới đã được giải quyết phần nào. Vì thế, gia đình hiện nay không chỉ phải dựa vào mỗi nam giới để tạo ra "nguồn" nữa mà phụ nữ cũng có thể kiếm tiền. Quyền phân bổ "nguồn" của nam giới đang gần như không còn hiệu lực nữa. Đàn ông kiếm được tiền, phụ nữ cũng có thể; phụ nữ làm được việc nhà, đàn ông cũng nên làm được.

Tỷ lệ kết hôn ngày càng giảm nhưng đàn ông vẫn khát khao được tiến tới hôn nhân.

Trên thực tế, nếu không nhắc tới quyền bình đẳng, đa phần nam giới vẫn mang theo phần nào tư tưởng phụ quyền còn sót lại và cho rằng kết hôn là để duy trì nòi giống. Còn phụ nữ, ngày trước sống dựa vào hôn nhân để nhận được cái gọi là "nguồn" kiếm từ đàn ông và sự bảo hộ, ngày nay họ nhận được đầy đủ những phúc lợi của xã hội phát triển dành tặng. Vậy đối với họ, việc kết hôn có còn cần thiết nữa không, chưa kể những ám ảnh việc sinh đẻ và sự nghi ngờ lòng trung thành của đối phương?

Phần lớn nữ giới hiện nay biết rằng nếu chỉ dựa vào đàn ông, trông chờ vào từng đồng tiền họ đưa cho để chăm sóc gia đình thì họ sẽ mất tiếng nói trong gia đình, thậm chí có thể bị khinh rẻ. Khi ấy, có được một công việc, một khoản thu nhập hằng tháng sẽ là tiếng nói của bản thân họ để có được một địa vị bình đẳng. Trong khi ấy, nhiều nam giới vẫn cho rằng chăm sóc gia đình là bổn phận của phụ nữ mà không chịu hiểu rằng phụ nữ ngoài chăm sóc gia đình, họ vẫn phải cố gắng làm việc.

Chính vì vậy, có thể dễ đoán là nhiều đàn ông vẫn chọn vợ vì tiêu chí nghề nghiệp. Phụ nữ làm công chức, giáo viên... có nhiều thời gian chăm sóc con được hoan nghênh hơn cả, thậm chí nhiều anh không cần vợ kiếm được nhiều tiền, chỉ cần có nhiều thời gian cho gia đình.

Nhưng cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp chưa bao giờ là điều dễ làm.

Một ví dụ thực tế, con của bạn đi học mẫu giáo, 9 giờ đi học, 4 giờ tan trường. Vậy ai sẽ là người đảm nhiệm đưa đón con? Con trẻ cần phải ngủ sớm, ăn đúng giờ, không thể hôm ăn 8h tối, hôm ăn 9h tối lại phải chờ mẹ đi tập thể dục chiều về, cũng chẳng thể chờ bố đi nhậu no say với bạn về. Vậy ai sẽ là người chấp nhận về sớm để nấu cơm?

Nếu thuê người giúp việc, thu nhập của hai vợ chồng có đủ không?

Nếu nhờ ông bà hai bên chăm cháu, căn hộ của hai vợ chồng có thừa phòng không?

Tất nhiên, không thể đòi hỏi một người phụ nữ vừa đảm việc nhà vừa đảm việc công ty được. Cô ấy đâu có 3 đầu 6 tay để vừa gánh vác trách nhiệm gia đình giống như một người phụ nữ truyền thống, vừa phải sống độc lập như một phụ nữ hiện đại bây giờ. Đứng giữa lựa chọn khó khăn này, sẽ thấy nhiều phụ nữ mỉm cười và thầm nhủ rằng bản thân có công việc, có tiền, thậm chí có địa vị. Vậy tại sao phải mất công suy nghĩ nên trở thành ai? Chẳng phải trở thành mình và biết yêu bản thân là điều tốt nhất hay sao?

Vậy những người đã kết hôn rồi/muốn kết hôn nên làm gì để giữ gìn hạnh phúc gia đình?

Hoặc là tuân theo kết cẩu của gia đình truyền thống: đàn ông đi kiếm tiền, phụ nữ ở nhà chăm sóc chồng con; hoặc là cả chồng cả vợ đều phải đồng thuận hỗ trợ, chia sẻ với nhau cùng kiếm tiền, cùng dọn dẹp nhà cửa, cùng nhau nuôi con.

Phụ nữ cũng là con người, cũng cần có tiếng nói. Cô ấy không cần một người chồng đi làm từ sáng tới tối, về nhà cáu bẳn, không quan tâm vợ con; cô ấy cũng không cần một người chồng chỉ chăm chăm hết giờ làm đi nhậu với bạn bè rồi say khướt về đánh đập chửi bới vợ con. Mấy đồng lương anh đưa cuối tháng có là xá gì so với những nỗi niềm cô ấy phải chịu đựng quanh năm suốt tháng?

Tìm một người chỉ để kết hôn rồi sinh con, duy trì nòi giống và gặp được một người mà mình muốn kết hôn, cùng nắm tay vượt qua mọi chuyện, đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Một cuộc hôn nhân có thành công hay không, phải dựa vào tâm ý của cả hai. Còn nếu cuộc sống hôn nhân không vui vẻ hoặc cảm thấy không muốn kết hôn thì cũng chẳng sao, miễn là bạn vẫn sống tốt.

Giả như việc kết hôn là một điều tự nguyện, hai người đến với nhau vì yêu nhau, không phải là điều bắt buộc phải làm đến một độ tuổi nhất định, không xem nó là điều không thể thiếu trong đời người, chắc hẳn mỗi người sẽ có những lựa chọn thận trọng hơn. Và chắc chắn hai người sẽ thoải mái nắm tay nhau đến răng long đầu bạc.

Hôn nhân không phải là do người nhà giục, anh có nhà, có xe còn tôi có tử cung, chúng ta cùng duy trì nòi giống. 

Hôn nhân chính là cuộc sống của hai người có ý nghĩa và xứng đáng hơn cuộc sống một mình trước đó. Nếu cảm nhận được điều ấy ở cả hai, hãy kết hôn!

 

V.D

Video liên quan

Chủ Đề