Vì sao lại hay chảy nước mắt bên trái

Chảy nước mắt không phải do khóc thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh về mắt. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây chảy nước mắt sau đây để có cách đối phó kịp thời hiệu quả.

1. Chảy nước mắt cảnh báo bệnh về mắt

Có nhiều tác nhân gây nên hiện tượng chảy nước mắt, cần phát hiện sớm để chẩn đoán các bệnh lý về mắt và chữa trị kịp thời.

Hội chứng khô mắt: hội chứng khô mắt có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mắt nguyên nhân là do khi mắt bị khô, mắt sẽ bị kích thích và cảm thấy không thoải mái. Tình trạng này sẽ kích hoạt các tuyến lệ sản xuất ra quá nhiều nước mắt làm “quá tải” các ống dẫn nước mắt tự nhiên.

Chảy nước mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Dị ứng: Các chất gây ra các phản ứng dị ứng được gọi là các tác nhân dị ứng. Phản ứng với các tác nhân dị ứng có thể khiến mắt bị đỏ và kích thích, dẫn đến chảy nước mắt, nóng rát và ngứa mắt.

Nhiễm trùng: Một trong số những phản ứng của cơ thể khi mắt bị nhiễm trùng đó là chảy nước mắt. Đây là phản ứng của cơ thể để cố giữ mắt ẩm và rửa sạch các vi khuẩn và dịch nhầy. Viêm kết mạc và viêm bờ mi là hai loại nhiễm trùng thường gặp và thường gây chảy nước mắt.

Các tác nhân kích thích: Mắt bạn sẽ tiết ra rất nhiều phản ứng để đáp ứng lại các loại tác nhân kích thích khác nhau, như không khí khô, ánh sáng trắng, gió, khói, bụi, lông mi hoặc các chất hóa học. Mỏi mắt cũng có thể gây chảy nước mắt.

2. Khi nào cần đến gặp bác sỹ

Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu bạn bị:

  • Chảy nước mắt không rõ nguyên nhân trong một thời gian dài
  • Chảy nước mắt đi kèm với đỏ mắt và chất nhầy
  • Đau mắt và chảy nước mắt
  • Chảy nước mắt và đau xoang mũi

Khi có những triệu chứng trên bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả khám mắt, tiến hành các xét nghiệm về số lượng và chất lượng nước mắt và xem cách nước mắt thoát ra khỏi mắt như thế nào.

3. Chảy nước mắt làm sao để chẩn đoán và điều trị?

Khi có hiện tượng chảy nước mắt tự nhiên, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị

Bạn sẽ có thể tự tìm ra nguyên nhân khiến mắt mình bị chảy nước.

  • Nếu mắt bạn cảm thấy khô, gai và không thoải mái trước khi bị chảy nước, thì rất có thể bạn bị hội chứng khô mắt
  • Nếu mắt bạn ngứa và sưng lên, thì rất có thể đó là phản ứng dị ứng.

Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn:

  • Các loại thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn để điều trị hội chứng khô mắt: Nếu khô mắt là nguyên nhân khiến mắt bạn bị chảy nước, bạn có thể làm giảm triệu chứng này bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ mắt mình luôn ẩm ướt.
  • Các loại thuốc uống không cần kê đơn giúp điều trị tình trạng dị ứng làm mắt bị chảy nước bằng cách làm gián đoạn các phản ứng dị ứng.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải Đã trả lời: Ngày 09/04/2021
Mắt

Chào bạn,

Chảy nhiều nước mắt là hiện tượng nước mắt tiết ra quá mức và liên tục. Bình thường, nước mắt được thoát xuống mũi và miệng không chảy ra ngoài. Khi nước mắt không thoát được sẽ trào ra ngoài từ góc trong của mắt và gây ra dấu hiệu chảy nước mắt.

Nếu tình trạng này kéo dài, nước mắt bị ứ đọng ở túi lệ có thể gây nhiễm khuẩn lệ đạo. Túi lệ bị viêm và có nhầy mủ, nếu ấn vào vùng góc trong của mắt sẽ thấy mủ đùn ra. Lúc này, bạn có thể thấy đau nhức mắt.

Tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà tình trạng chảy nước mắt sống có thể tự hết. Nếu nguyên nhân của căn bệnh này là do khô mắt vì làm việc căng thẳng, tiếp xúc với máy tính quá lâu, thì hiện tượng này có thể được điều trị dễ dàng tại nhà.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác của tình trạng chảy nước mắt sống là:

– Tắc lệ đạo

– Nhiễm trùng mắt

– Dị ứng

– Khô mắt

– Kính áp tròng đã cũ, bẩn

Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng chảy nước mắt sống tốt nhất là:

– Nên đeo kính khi lao động trong môi trường dễ bị dị vật bắn vào mắt như đi ngoài đường, đặc biệt là khi gió to, nhiều cát bụi, tuốt lúa, cưa gỗ, mài kim loại…

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để phòng chấn thương mắt và vùng đầu.

– Khám mắt định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm mạn tính ở mắt.

– Do chảy nước mắt sống bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên khi phát hiện triệu chứng khô mắt chảy nước mắt, tắc lệ đạo,… người bệnh cần đi khám ngay ở các bệnh viện chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn về tình trạng mắt, bạn hãy liên hệ với tổng đài của Thu Cúc 1900 55 88 92 để đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt nhé.

Các giải pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân bạn bị chảy nước mắt. Tùy vào các nguyên nhân sẽ có các giải pháp điều trị cụ thể:

Kích ứng: Nếu bạn chảy nước mắt sống do viêm kết mạc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ xem xét trong vòng một tuần để xem các triệu chứng có đỡ hơn không rồi sau đó mới kê thuốc kháng sinh.

Lông mọc quặm: Cách điều trị quặm mi dưới thường là nhỏ nước mắt nhân tạo để kéo dài mi. Nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật rút ngắn mi để điều trị nhão mi phối hợp với tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới để loại trừ tác nhân gây co quắp.

Lộn mí: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp gây tê cục bộ, khi đó phần da và cơ xung quanh mắt sẽ được căng lại. Một số trường hợp nghiêm trọng thì bạn sẽ phải tiến hành các phẫu thuật tạo hình phức tạp khác.

Tắc tuyến lệ: Phương pháp điều trị tối ưu là phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi, nghĩa là tạo một ra đường thoát mới giúp nước mắt chảy vào mũi trở lại.

Nếu thường xuyên bị đỏ mắt, suy giảm thị lực, đau và sưng mắt xuất hiện cùng tình trạng chảy nước mắt sống thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Cách ngăn ngừa hay chảy nước mắt sống

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà để ngăn ngừa tình trạng chảy nước mắt diễn biến nặng hơn.

1. Bổ sung axit béo omega 3 vào chế độ ăn

Hấp thụ axit béo omega 3 có thể giúp hạn chế tình trạng khô mắt rất hữu hiệu. Bạn có thể tăng cường dưỡng chất này trong khẩu phần ăn bằng một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích… Bạn cũng có thể bổ sung omega 3 từ các loại rau xanh, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu, hạt.

2. Massage mắt bằng mật ong giúp ngăn ngừa chảy nước mắt sống

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể giúp điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Một nghiên cứu trên động vật đã quan sát thấy việc bôi mật ong có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng hữu hiệu. Bạn có thể thêm 3 muỗng canh mật ong vào cốc nước ấm rồi sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp và massage nhẹ nhàng trên mắt.

3. Tẩy tế bào chết với tinh dầu cây trà

Một nghiên cứu cho thấy tẩy tế bào chết ở mí mắt bằng tinh dầu cây trà có thể làm giảm nhẹ sự khó chịu ở những người bị viêm bờ mi. Bạn lưu ý là phải pha loãng dung dịch tinh dầu tràm trà với nước sạch trước khi thực hiện tẩy tế bào chết. Đồng thời, bạn hãy tránh để dung dịch vấy vào mắt vì có thể gây kích ứng.

4. Uống trà ô long để giảm dị ứng

Nếu bạn bị chảy nước mắt sống do dị ứng phấn hoa thì uống trà ô long có thể là một phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng. Theo một nghiên cứu, trà ô long rất hữu hiệu trong việc làm giảm các triệu chứng dị ứng mắt như chảy nước mắt và ngứa. Ngoài ra, trà ô long cũng có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng ở mũi rất hiệu quả.

5. Rửa mắt với tinh chất nghệ

Nghệ có thể được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng chảy nước mắt sống rất hữu hiệu. Trong nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin có thể ức chế giải phóng histamine, giúp ức chế dị ứng mắt. Để rửa mắt, bạn cho 1/2 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào cốc nước ấm sạch và trộn đều. Bạn có thể thoa đều hỗn hợp ở phần ngoài và mí mắt.

Các giải pháp tự nhiên có thể giúp làm sạch và thư giãn mắt, nhờ đó hạn chế tình trạng chảy nước mắt sống quá nhiều.

Đôi mắt là bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể nên bạn cần thận trọng với bất kỳ triệu chứng nào xảy ra. Tình trạng chảy nước mắt sống không quá nguy hiểm nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên và khiến bạn khó chịu thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đối với thị lực lâu dài.

Video liên quan

Chủ Đề