Vì sao lê hoàng diệp thảo ly hôn

Quyết định được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đưa ra sau phiên họp chiều 7/4. Quan điểm cụ thể của toà chưa được công bố.

Như vậy, đây là quyết định cuối cùng theo quy trình tố tụng, khép lại vụ Tranh chấp hôn nhân gia đình giữa ông Vũ và bà Thảo kéo dài 7 năm.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn

Năm 2015 bà Thảo xin ly hôn đơn phương với ông Vũ. Sau 10 lần hòa giải bất thành, TAND TP HCM xử sơ thẩm năm 2019, tuyên chấp thuận đơn của bà, trao quyền nuôi dưỡng các con. Ông Vũ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng tính từ năm 2013 đến khi các con học xong đại học.

Ông Vũ được sở hữu 60% cổ phần, nắm quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên và trả tiền cho bà Thảo với số cổ phần bà sở hữu.

Bà Thảo kháng cáo nhưng TAND Cấp cao xử phúc thẩm tuyên y án. Không đồng ý, bà Thảo làm đơn yêu cầu cấp giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án. Năm 2020, VKSND Tối cao ra kháng nghị hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì cho rằng "có nhiều sai phạm".

Năm 2021, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao ra Quyết định Giám đốc thẩm, cho ông Vũ bà Thảo được ly hôn. Tài sản chung hơn 7.900 tỷ đồng được chia ông Vũ gần 4.700 tỷ đồng, bà Thảo hơn 3.200 tỷ... Sau khi cấn trừ đi các tài sản hai bên đã nhận, ông Vũ có nghĩa vụ trả lại cho bà Thảo thêm 1.318 tỷ đồng. Hồi tháng 5/2021, ông Vũ đã hoàn thành nghĩa vụ thi hành án theo phán quyết.

Tuy nhiên, đến tháng 1 năm nay, Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng các bản án của tòa các cấp về vụ tranh chấp có nhiều sai sót. Cấp sơ thẩm dùng chứng thư và báo cáo định giá tài sản doanh nghiệp hết hạn làm cơ sở chia tài sản là sai. Kết quả thẩm định giá chỉ dựa trên báo cáo tài chính, danh mục tài sản phía ông Vũ đưa ra, không được phía bà Thảo xác nhận nên cần định giá lại. Cấp phúc thẩm đã bỏ qua việc này.

Việc nhận định "nếu để bà Thảo tiếp tục là cổ đông quản lý, hoạt động của Tập đoàn Trung Nguyên sẽ khó khăn, ảnh hưởng sự ổn định và việc làm cho hàng nghìn công nhân" bị VKSND Tối cao cho rằng "không có cơ sở".

Các công ty có tranh chấp giữa vợ chồng ông Vũ đều thành lập từ năm 2006, sau 8 năm hai người kết hôn nhưng tòa án lại chia cho bà Thảo ít hơn chồng 20% giá trị [hơn 1.400 tỷ đồng] là không đảm bảo quyền lợi cho bà... Do đó, cần tăng tỷ lệ % tài sản bà Thảo được chia, thay vì chỉ nhận 40% còn ông Vũ hưởng 60% như hiện nay.

Từ phân tích trên, Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hủy quyết định Giám đốc thẩm cùng bản án sơ, phúc thẩm về phần chia tài sản chung, giao TAND TP HCM xử lại.

Thảo Mi

Như Sputnik đã đưa tin, ngày 13/1, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao [VKSND Tối cao] đã có văn bản kiến nghị xem xét lại Quyết định Giám đốc thẩm số 01/2021/HNGĐ-GĐT, ngày 11/3/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

‘Tôi chưa hề nhận được bất kỳ thanh toán nào’

Ngay sau khi VKSND Tối cao đưa ra kiến nghị trên, dư luận tiếp tục hướng sự chú ý của mình về hai nhân vật chính của vụ ly hôn “nghìn tỷ” chưa có hồi kết.

Tối ngày 13/1, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ lên tiếng trên trang Facebook cá nhân của mình.

Theo đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo khẳng định bản án ly hôn trước đó là "bản án sai trái" và có thể sẽ tạo nên án lệ xấu cho nhiều người có hoàn cảnh giống bà. Bà Thảo tin rằng, “công lý phải bảo vệ lẽ phải và công bằng cho Phụ nữ!”

Đặc biệt hơn, bà tiết lộ rằng cho đến nay bà “vẫn chưa nhận bất kỳ khoản thanh toán theo quyết định thi hành án nào theo bản án ly hôn này…”

Nguyên nhân VKSND Tối cao lật lại vụ việc vì cho rằng bản án ly hôn giữa ông Vũ, bà Thảo có nhiều sai sót, không phù hợp nên đề nghị hủy án và xét xử lại từ đầu.

Hướng mà VKSND Tối cao đưa ra là hủy Quyết định giám đốc thẩm số 01/2021/HNGĐ-GĐT, hủy Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 39/2014/HNGĐ-PT ngày 5/12/2019 của TAND Cấp cao tại TPHCM và Bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 291/2019/HNGĐ-ST ngày 27/3/2019 của TAND TP.HCM về phần chia tài sản chung.

VKSND Tối cao cũng yêu cầu giao hồ sơ cho TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Phản ứng của cộng đồng mạng

Status trên trang cá nhân của bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã thu hút được hơn 2,5K likes và hàng trăm lượt share. Hầu hết dư luận đều đồng tình với phát ngôn của bà Thảo.

Tài khoản Tinh Xuan viết:

“Viện kiểm sát Tối cao phân tích cực chuẩn, Tòa án cấp dưới xét xử quá hời hợt, căn cứ pháp lý đưa ra để kết luận, phán xét việc phân chia tài sản là chưa chuẩn”.

Trong khi đó, tài khoản Lan Nguyen cho rằng:

“Không phải việc của mình mà em nghe tin này mừng quá. Chị Thảo là người phụ nữ đáng kính phục. Chị đang phải chiến đấu với thế lực quá ghê gớm, nhưng ý trời đã dành công bằng cho chị thì chị sẽ chiến thắng. Tất cả phụ nữ Việt Nam chân chính đều đứng về phía chị, chị nhé”.

Tài khoản Trung Thành phân tích và ủng hộ quyết định của VKSND Tối cao:

“Kháng nghị của VKSND Tối cao là chính xác, phù hợp với quy định pháp luật. HĐXX vụ án hôn nhân bỗng đâu tước đoạt quyền cổ đông của chị Thảo? Chỉ được quyền chia tài sản theo tỷ lệ. Nếu trong quá trình hoạt động Trung Nguyên có tranh chấp giữa các cổ đông thì một bên được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo vụ án thương mại chứ không phải HHGĐ”.

Vụ ly hôn 'đắt đỏ' chưa hồi kết

Như Sputnik đã thông tin, bà Thảo và ông Vũ kết hôn năm 1998, từng là cặp vợ chồng nức tiếng trong giới doanh nhân Việt Nam.

Tuy nhiên, năm 2015 bà Thảo đơn phương đệ đơn ly hôn ông Vũ và sóng gió cuộc ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên cũng bắt đầu từ đây.

Sau 10 lần hòa giải bất thành, tòa án tại TP.HCM đã tiến hành xét xử sơ thẩm năm 2019, tuyên chấp thuận đơn ly hôn của bà Thảo, trao quyền nuôi các con cho nữ doanh nhân này và ông Vũ có trách nhiệm cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng tính từ năm 2013 đến khi các con của họ tốt nghiệp đại học.

Tòa cũng tuyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ được nắm 60% cổ phần, và quyền điều hành tập đoàn cà phê hàng đầu của Việt Nam là Trung Nguyên, đồng thời, trả tiền cho bà Thảo tương ứng với số cổ phần mà bà nắm giữ.

Bà Thảo nhiều lần kháng cáo nhưng TAND cấp cao xử phúc thẩm và tuyên giữ nguyên bản án ly hôn như trước đó. Không đồng thuận với quyết định trên, bà Thảo đã làm đơn yêu cầu xử giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án trước đó.

Sau ly hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo sở hữu khối tài sản trên 3.500 tỉ đồng

[NLĐO] – Vụ ly hôn ngàn tỉ giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chính thức kết thúc theo quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao.

  • Chất vấn Chánh án Nguyễn Hoà Bình, đại biểu nêu vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên

  • Tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự tại Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên

  • Ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ tiết lộ tặng bà Lê Hoàng Diệp Thảo tài sản Trung Nguyên ở Singapore

  • Xử kín vụ ly hôn vợ chồng Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đề nghị đổi thẩm phán

Thông tin từ Tập đoàn Trung Nguyên cho biết tập đoàn này vừa nhận được quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao về vụ án tranh chấp ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn - và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Quyết định này gần như giữ nguyên kết quả án phúc thẩm và sơ thẩm của vụ án.

Theo đó, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 39.2019/HNGĐ-PT ngày 5-12-2019 của TAND cấp cao tại TP HCM và Bản án sơ thẩm số 291/2019/HNGĐ-ST ngày 27-3-2019 của TAND TP HCM về vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ với bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ...

... và bà Lê Hoàng Diệp Thảo với cuộc hôn nhân ngàn tỉ vừa chính thức kết thúc

Theo quyết định giám đốc thẩm, ở phần tuyên về tài sản, bà Lê Hoàng Diệp Thảo được giao sở hữu khối tài sản là bất động sản tại Đà Nẵng và các bất động sản tại TP HCM [quận 2, 3, 9, Bình Tân] với tổng giá trị hơn 375 tỉ đồng. Bà Thảo được sở hữu số tài sản là tiền, vàng, các loại ngoại tệ tại các ngân hàng do bà quản lý với tổng số tiền 1.764 tỉ đồng.

Ngoài ra, bà Thảo còn được ông Vũ thanh toán chênh lệch tài sản với số tiền là 1.318 tỉ đồng [so với bản án phúc thẩm, ông Vũ phải thanh toán thêm cho bà Thảo hơn 127 tỉ đồng].

Sau khi ly hôn, bà Thảo sở hữu khối tài sản trên 3.500 tỉ đồng, bao gồm cả Công ty Trung Nguyên International Pte ở Singapore.

Trong khi đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ sở hữu toàn bộ số cổ phần đang ghi tên ông và bà Thảo tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Ông Vũ có trách nhiệm thanh toán chênh lệch tài sản cho bà Thảo số tiền 127 tỉ đồng còn thiếu. Như vậy, trong tổng tài sản của bà Thảo với ông Vũ giải quyết chia giá trị hơn 7.900 tỉ đồng, ông Vũ được chia tổng số tài sản trị giá hơn 4.687 tỉ đồng.

T.Phương

Video liên quan

Chủ Đề