Vì sao ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta là ngành trọng điểm?

Tại sao ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu là ngành công nghiệp trọng điểm

21 giờ trước

Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?

Đề bài

Tại sao công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

* Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

* Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:

a] Nước ta có thế mạnh lâu dài để phát triển ngành công nghiệp năng lượng:

- Nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng:

+ Than: than antraxit có trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Than antraxit có chất lượng tốt, nhiệt lượng từ 7000 – 8000 calo/kg, vì vậy đây là nguyên liệu quan trọng cho ngành nhiệt điện.

+ Tiềm năng dầu khí: tập trung các bể trầm tích ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3khí đồng hành cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chạy bằng tuốc bin khí.

+ Tiềm năng thủy điện: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, lại chảy qua địa hình ¾ đồi núi nên có tiềm năng thúy điện lớn. Chủ yếu là các sông lớn ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiềm năng ước tính đạt khoảng 3000 MW, sản lượng 260 – 270 tỉ kWh [chủ yếu trên hệ thống sông Hồng – 37% và sông Đồng Nai – 19%].

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển với mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện [đường sắt, đường bộ, đường ống] giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng hơn. Cơ sở nhà máy, thiết bị khai thác, nhà máy nhiệt phát triển từ lâu và có nền tảng cơ sở nhất định, hiện nay được đầu tư nâng cấp mở rộng.

b] Đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao:

- Về mặt kinh tế:

+ Đem lại nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn có giá trị cao như than, đặc biệt là dầu khí, được ví như “vàng đen” của nước ta.

+ Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Về mặt xã hội:

+ Góp phần giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt ở những vùng khó khăn thì điện được xem là một trong những điều kiện cơ sở hạ tầng [điện, đường, trường, trạm] vô cùng quan trọng cần đi trước một bước.

c] Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

- Cung cấp nguồn điện cho hoạt động của tất cả các ngành sản xuất còn lại.

- Dầu khí là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến [nước hoa, nhựa đường, chất tẩy rửa, nhựa PV…].

Loigiaihay.com

  • Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ [lược đồ] và giải thích sự phân bố của chúng.

    Giải bài tập Bài 2 trang 124 SGK Địa lí 12

  • Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm [cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố].

    Giải bài tập Bài 3 trang 124 SGK Địa lí 12

  • Dựa vào bảng 27 [SGK trang 123], hãy nêu các nơi phân bố chủ yếu của từng phân ngành và giải thích.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 124 SGK Địa lí 12

  • Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

  • Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực của nước ta.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 121 SGK Địa lí 12

Lý thuyết vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Địa lí 12

1. Công nghiệp năng lượng

a] CN khai thác nguyên, nhiên liệu

*Công nghiệp khai thác than

- Than antraxit: tập trung ở Quảng Ninh có trữ lượng hơn 3 tỉ tấn [chiếm 90% trữ lượng than cả nước].

- Than nâu: phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, khó khai thác.

- Than bùn: tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.

=> Khai thác than ở nước ta có từ lâu, gần đây sản lượng tăng nhanh.

=> Hình thức khai thác: lộ thiên và hầm lò.

*Công nghiệp khai thác dầu khí

- Bắt đầu khai thác 1986 với các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.

- Sản lượng: 18,5 triệu tấn [2005].

- Công nghiệp lọc, hoá dầu ra đời: công suất 6,5 triệu tấn/năm [Dung Quất - Quảng Ngãi].

- Khí tự nhiên: Nhiên liệu cho tuốc bin khí, sản xuất phân đạm.

- Phân bố [4 bể trầm tích]: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu - Mã Lai, Sông Hồng. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Nam Côn Sơn và Cửu Long.

b] CN điện lực

* Khái quát chung

- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.

- Sản lượng điện tăng rất nhanh.

- Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi:

+ Giai đoạn 1991 - 1996, thủy điện chiếm hơn 70%.

+ Đến năm 2005, nhiệt điện chiếm khoảng 70%.

- Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500 KW.

* Ngành thủy điện và ngành nhiệt điện

- Thủy điện:

+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

+ Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Sơn La, Hòa Bình, Yaly…

- Nhiệt điện:

+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng mặt trời, sức gió…

+ Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.

+ Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại, Uông Bí và Uông Bí mở rộng, Phú Mĩ 1, 2, 3, 4… Một số nhà máy đang được xây dựng.

  • Lý thuyết vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Địa lí 12

    Lý thuyết vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Địa lí 12 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

  • Dựa vào bản đồ Địa chất - khoáng sản Việt Nam [hoặc Atlat Địa lí Việt Nam] và kiến thức đã học, hãy trình bày về tài nguyên than của nước ta [các loại, trữ lượng, phân bố].

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 118 SGK Địa lí 12

  • Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực của nước ta.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 121 SGK Địa lí 12

  • Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

  • Dựa vào bảng 27 [SGK trang 123], hãy nêu các nơi phân bố chủ yếu của từng phân ngành và giải thích.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 124 SGK Địa lí 12

Trình bày tình hình phát triển của ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta? Kể tên một số mỏ than, dầu mỏ và khí tự nhiên đang được khai thác?

Video lý thuyết địa 9 bài 12

Lý thuyết Địa 9 bài 12 Sự phát triển và phân bố công nghiệp

1. Cơ cấu ngành công nghiệp

– Hệ thống công nghiệp bao gồm: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

– Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành.

– Khái niệm ngành trọng điểm: là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may…

2. Các ngành công nghiệp trọng điểm

a. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

– Khai thác than:

+ Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.

+ Hình thức khai thác: Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.

+ Phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh.

+ Mục đích: Phục vụ đời sống, công nghiệp [nhiệt điện, phân bón,..], xuất khẩu.

– Khai thác dầu khí:

+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.

+ Phân bố: ở thềm lục địa phía Nam.

+ Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

b. Công nghiệp điện

– Sản lượng: tăng lên nhanh. Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh.

– Phân loại: Thủy điện và nhiệt điện

+ Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La [công suất lớn nhất: 2400 MW], Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..

+ Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí [Phú Mỹ] và chạy bằng than [Phả Lại].

c. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

– Tỉ trọng: lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

– Các phân ngành chính:

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

+ Chế biến thủy sản.

– Phân bố: rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

d. Công nghiệp dệt may

– Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.

– Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

– Phân bố: Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

3. Các trung tâm công nghiệp lớn

– Vùng công nghiệp: 6 vùng. Hai vùng tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.

– Trung tâm công nghiệp: Lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

-Công nghiệp phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 47

Câu 1

Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.

Gợi ý đáp án

– Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

– Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực, với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp:

+ Công nghiệp khai thác.

+ Công nghiệp chế biến.

+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước.

– Cả nước đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu, sự phát triển của các ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế [chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, điện].

Câu 2

Dựa vào hình 12.3 [SGK trang 45] và hình 6.2 [SGK trang 21], hãy xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế ở nước ta.

Gợi ý đáp án

– Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì.

– Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Yên, Hà Đông,…

– Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Vinh, Huế.

– Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một

– Đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ.

Câu 3

Điền vào lược đồ trống Việt Nam các mỏ than, dầu khí đang được khai thác, các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn.

Gợi ý đáp án

Lược đồ phân bố các mỏ than, dầu khí đang khai thác và các nhà máy thủy điện – nhiệt điện lớn ở Việt Nam

Tags
Địa lí 9

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề